Sùi mào gà ở lưỡi: 10 hình ảnh điển hình, dấu hiệu và cách chữa

 

 

Sùi mào gà ở lưỡi

 

Sùi mào gà không chỉ nằm ở bộ phận sinh dục mà còn lan ra cả các bộ phận khác. Điển hình là vùng lưỡi với 7% dân số Hoa Kỳ bị nhiễm virus thông qua đường miệng (số liệu CDC Hoa Kỳ).

Bệnh không chỉ ảnh hưởng đơn thuần về mặt thẩm mỹ mà còn tác động rất lớn đến chất lượng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Để bệnh lâu ngày còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư vòm họng.

 

Đọc xong bài viết này, các bạn sẽ biết được:

  • 10+ hình ảnh về sùi mào gà ở lưỡi điển hình.
  • Sùi mào gà lưỡi là gì?
  • Các loại sùi mào gà lưỡi thường gặp.
  • Các dấu hiệu của bệnh.
  • Các giai đoạn tiến triển và ảnh hưởng của chúng.
  • Cách khắc phục và điều trị.
  • Lời khuyên phòng tránh từ MK Pharma.

 

Bắt đầu thôi!

 

Sùi mào gà ở lưỡi là gì?

Sùi mào gà ở lưỡi là bệnh xã hội nguy hiểm do virus HPV tuýp 6, 11 gây ra. Chúng có hình dạng nốt sần sùi như cục mụn hoặc như chiếc mào gà hay súp lơ phân bố ở vùng thân lưỡi hoặc cuống lưỡi. Bên cạnh lưỡi, sùi mào gà còn xuất hiện ở bộ phận sinh dục, môi, mắt, miệng,…

Virus HPV tại vùng miệng, lưỡi là một tình trạng khá phổ biến, nhiều người gặp phải. Theo CDC Hoa Kỳ, ước tính tới 7% dân số Mỹ bị nhiễm HPV qua đường miệng.

Đây là loại virus nguy hiểm, bởi nếu để sùi mào gà diễn tiến lâu dài, HPV sẽ khiến các nốt sùi trở nên to hơn. Điều này gây lở loét, nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến ung thư. Vì thế, nếu phát hiện và điều trị từ sớm là cơ hội vàng để bạn nhanh chóng thoát khỏi bệnh.

Một số loại sùi mào gà ở lưỡi điển hình

Các chủng khác nhau của HPV gây ra mụn cóc ở lưỡi. Theo nghiên cứu được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, sùi mào gà ở lưỡi thường có 4 dạng như sau:

  • U nhú vảy: Những tổn thương giống như mào gà hoặc súp lơ thường gây ra bởi chủng HPV6 và 11.
  • Verruca vulgaris: có thể có mặt ở nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm cả lưỡi. Những vết sùi này là do HPV tuýp 2 và 4 gây ra.
  • Tăng sản biểu mô khu trú: Còn được gọi là bệnh Heck, liên quan đến virus HPV type 13 và 32.
  • Condyloma acuminata: Thường được tìm thấy ở bộ phận sinh dục nhưng có thể lây lan sang lưỡi khi quan hệ bằng miệng. Dạng sùi mào gà này liên quan đến HPV type 2, 6 và 11.

Dấu hiệu nhận biết

Infographic 6 dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi cần chú ý

 

Để biết mình có bị bệnh hay không, ta thường nhìn vào dấu hiệu bệnh để suy đoán. Do đó, việc tra cứu các dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi là việc làm cần thiết để biết hướng để điều trị.

 

Một số biểu hiện của sùi mào gà ở lưỡi như sau:

 

  • Xuất hiện các u nhú cỡ đường kính 1-2mm trên vùng lưỡi
  • Đau rát khi ăn uống,tê vùng lưỡi, sưng đau xương hàm.
  • Phát ban trong miệng kèm ho ra máu.
  • Sờ thấy có khối u trong má hoặc dưới cổ họng.
  • Nổi nốt sùi trên lưỡi, bề mặt sần sùi màu trắng hoặc trắng hồng.
  • Lan ra miệng, xuống cổ họng và amidan.

 

Các giai đoạn của sùi mào gà ở lưỡi

Các giai đoạn của sùi mào gà ở lưỡi được chia như sau:

 

Infographic các giai đoạn sùi mào gà ở lưỡi

 

  • Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu: Xuất hiện những nốt nhú nhỏ li ti, mọc riêng lẻ, phân bố ở một vài chỗ dưới lưỡi, môi và khoang miệng. Những nốt này không gây khó chịu và khó phát hiện nên thường bị bỏ qua. Trong giai đoạn này, người bệnh thường nhầm đây là nhiệt miệng.
  • Giai đoạn giữa: Các nốt sần mọc dày hơn ở lưỡi và khoang miệng. Chúng được mọc tập trung thành từng trùm tạo thành hình giống cái mào gà hoặc súp lơ. Những nốt sần này thường mềm và rất dễ chảy mủ khi chạm vào.
  • Giai đoạn nặng: Các nốt sần to lên và gây lở loét làm cho người bệnh bị đau rát, sưng tấy ở khoang miệng và lưỡi. Trường hợp nguy hiểm khi ăn, cục sần bị cọ xát gây vỡ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Lâu dần các vết viêm có thể dẫn đến hoại tử, thậm chí là ung thư.

 

Phân biệt sùi mào gà ở lưỡi và nhiệt miệng

 

phân biệt sùi mào gà ở lưỡi với nhiệt miệng
Sự khác nhau giữa nhiệt miệng (trái) và sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu (phải).

 

Cái khó khi phân biệt sùi mào gà giai đoạn đầu với nhiệt miệng rất giống nhau. Đến khi phân biệt được thì bệnh đã tiến triển nặng. Sau đây là một số cách phân biệt dễ nhất để bạn có thể tự nhận biết đúng bệnh:

Khi nhiệt miệng, vùng bị tổn thương sưng đau và đỏ, cảm thấy đau mỗi khi chạm vào hoặc khi ăn. Hiện tượng này chỉ xảy ra 7-10 ngày rồi sẽ khỏi. Nếu tăng cường ăn rau xanh và hấp thục Vitamin C thì thời gian lành còn nhanh hơn nhanh hơn. Bên cạnh đó, vết thương do nhiệt miệng có điểm khác hoàn toàn so với sùi mào gà là ở vết thương sẽ có bờ đỏ xung quanh.

Còn sùi mào gà có đặc trưng là vết sùi sẽ có màu trắng hoặc trắng hồng, bề mặt sẽ có những nốt nhỏ li ti. Khi nhấn vào hoặc tác động nhẹ là có dịch rỉ ra, gây đau đớn khi nuốt và sưng tê vùng lưỡi. Trong trường hợp bị nhầm lẫn với nhiệt miệng thì uống thuốc hay bổ sung Vitamin C cũng sẽ không có tác dụng.

Một số hình ảnh của sùi mào gà ở lưỡi

 

 

Nguyên nhân gây sùi mào gà ở lưỡi?

 

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi

 

Sùi mào gà ở lưỡi có thể lây lan khi quan hệ tình dục bằng miệng với “đối tác” bị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.

Dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh cùng là nguyên nhân nhưng chiếm tỉ lệ thấp.

Người hay hút thuốc cũng có nguy cơ mắc sùi mào gà. Theo nghiên cứu của Matthew B. Schabath và các cộng sự được đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, nam giới hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc HPV hơn so với người bình thường.

Nếu bạn bị có vùng da lưỡi bị tổn thương, virus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở.

Đối tượng dễ bị sùi mào gà ở lưỡi?

Những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc sùi mào gà ở lưỡi:

 

  • Những người thích quan hệ bằng miệng.
  • Những người có thói quen tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình khác nhau.
  • Người lạm dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Người có cơ địa đề kháng yếu, dễ bị nhiễm virus.

 

Ảnh hưởng của sùi mào gà ở lưỡi đối với người bệnh

Như đề cập ở đầu bài viết, sùi mào gà ở lưỡi nếu để lâu sẽ gây ra các biến chứng như nhiễm trùng hay thậm chí là ung thư.

 

Vết sùi để lâu ngày càng lan rộng và to hơn khiến lưỡi, miệng bị dị dạng. Bên cạnh đó chúng còn chảy dịch gây hôi miệng khiến người bệnh tự ti, xấu hổ trong cuộc sống hằng ngày.

 

Vết thương chảy mủ, gây đau đớn cho người bệnh nếu không xử lý kịp thời. Người bệnh sẽ khó ăn uống do bị nốt sùi cản trở , lâu dần khiến sức khỏe bị suy kiệt.

Cảnh báo, đối với người bệnh sùi mào gà gây ra bởi virus HPV tuýp 16, 18 thì sẽ bị gia tăng tới 20% nguy cơ mắc ung thư vòm họng.

Những ảnh hưởng của sùi mào gà ở lưỡi không hề nhỏ, đặc biệt là khi bệnh đã diễn tiến nặng. Do đó, một lần nữa MK Pharma nhắc đến bạn, để tăng cơ hội chữa bệnh thành công, hãy chữa trị ngay khi chúng còn nhẹ nhé!

Cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi

Sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không? Câu trả lời là: Có. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm các phương pháp chữa trị phù hợp cho bản thân mình. Dưới đây là một số review nhanh của MK Pharma về các phương pháp này:

Khắc phục bằng phương pháp dân gian

 

Cách trị sùi mào gà ở lưỡi bằng biện pháp tự nhiên

 

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên từ dân gian từ lâu đã là liệu pháp hỗ trợ điều trị rất tốt giúp người bệnh nhanh chòng hồi phục và khỏe mạnh trở lại. Nên nhớ rằng, đây chỉ là biện pháp HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ, không thể thay thế các biện pháp Y khoa được.

 

Chi tiết về công dụng của từng loại nguyên liệu và cách thực hiện mình đã tổng hợp trong bài viết: TOP 6 cách chữa sùi mào gà ở lưỡi tại nhà cực hiệu quả

 

Các biện pháp can thiệp y tế

 

chữa sùi mào gà ở lưỡi bằng thủ thuật ngoại khoa

 

Các biện pháp can thiệp y tế để trị sùi mào gà thường được áp dụng khi nốt sùi trên lưỡi đã quá lớn và lan rộng. Sau khi phẫu thuật, người bệnh phải dùng thuốc để điều trị virus HPV còn sót lại.

 

Một số phương pháp can thiệp y tế như sau:

 

  • Đốt điện: Sử dụng dao điện loại bỏ các nốt u nhú. Đây được đánh giá là phương pháp còn nhiều hạn chế, rủi ro nên ít được sử dụng hiện nay.
  • Đốt laser: Sử dụng tia laser loại bỏ các nốt u nhú. Đồng thời, bệnh nhân phải dùng thuốc để trị virus từ bên trong.
  • Áp lạnh: Dùng Nitơ lỏng tách bỏ các nốt u nhú. Đây là phương pháp khả quan nhất giúp 60 – 90% bệnh nhân khỏi bệnh. Tuy nhiên, do chỉ loại bỏ nốt sùi, virus vẫn nằm trong cơ thể nên có khả năng bệnh sẽ tái phát lại.
  • Phác đồ PDT: Dùng tia ánh sáng cắt vế u nhú trên lưỡi. Bên cạnh đó, người bệnh phải đồng thời dùng thuốc để trị bệnh từ bên trong.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này thường sẽ được áp dụng khi tổn thương đã lớn và có xu hướng lan mạnh, phải xử lý kịp thời.

 

Dùng thuốc

 

Larifan Ungo trị sùi mào gà

 

Phương pháp này được coi là cách trị từ gốc rễ bệnh từ bên trong. Ngay cả bệnh nhân phâu thuật, họ cũng phải cần dùng thuốc trị sùi mào gà ở lưỡi để ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.

Về cơ chế của thuốc giúp ức chế, tiêu diệt virus HPV ký sinh bên trong cơ thể. Từ đó, các nốt sùi ở bề mặt niêm mạc sẽ thu nhỏ dần và biến mất hẳn sau thời gian sử dụng.

Một số loại thuốc thường thấy nhất đó là: Interferon alpha – 2b, Inosine pranobex, Cidofovir, Larifan…

Mình khuyên bạn nên sử dụng Larifan bởi đây là phương pháp có thể trị tận gốc bệnh. Nếu bạn có nốt sùi nhỏ, Larifan sẽ giúp bạn khỏi bệnh mà không cần đi phẫu thuật.

Các biện pháp phòng tránh bệnh

HPV cũng như sùi mào gà ở lưỡi, rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc da kề da, nên phương pháp phòng tránh tốt nhất là chung thủy với 1 bạn tình.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu tâm một số biện pháp phòng tránh sau:

  • Tiêm vắc-xin HPV: Vắc xin giúp bảo vệ bạn trước HPV, đồng thời giúp ngăn chặn sự lây lan khi quan hệ bằng miệng. CDC Hoa Kỳ khuyến cáo tiêm vắc xin cho trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 11 – 26, mặc dù người dưới 45 tuổi hiện nay cũng có thể tiêm loại vaccine này.
  • Không nên quan hệ bằng miệng nếu bạn hoặc đối tác có sùi mào gà ở vùng môi, miệng.
  • Nếu bị mắc HPV, hãy nói với đối tác của bạn để khám chữa bệnh kịp thời và phòng tránh lây lan.
  • Không chạm hay nghịch ngợm nốt sùi.
  • Bỏ thuốc lá .Theo nghiên cứu cho thấy, nguy cơ nhiễm HPV 16 ở người sử dụng thuốc lá miệng cao hơn so với người bình thường.

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến sùi mào gà ở lưỡi. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về bệnh và muốn được tư vấn thêm từ chúng tôi, hãy liên hệ thông qua:

5/5 - (2 bình chọn)

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Để tử cung khoẻ mạnh thì nữ giới nên hạn chế ăn đồ cay

Phụ nữ nên kiêng ăn gì để tử cung khoẻ mạnh?

8594

Để có một tử cung khoẻ mạnh, phụ nữ cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, Canxi, các chất chống oxy hoá và acid béo omega-3. Ngoài chế độ ăn lý tưởng, phụ nữ nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để tử...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

8607

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

8575

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...