Sùi mào gà ở nam có chữa được không?
Nội dung bài viết
- 1 Sùi mào gà là một trong các căn bệnh xã hội phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, thậm chí trẻ nhỏ. Con đường lây truyền chính của bệnh là quan hệ tình dục không an toàn. Khi bị mắc bệnh, một trong những băn khoăn thường gặp nhất là sùi mào gà ở nam có chữa được không và chữa như thế nào.
- 2 1. Sùi mào gà ở nam có chữa được không?
- 3 2. Các phương pháp điều trị sùi mào gà ở nam
- 4 3. Lưu ý cho nam giới khi bị mắc sùi mào gà
Sùi mào gà là một trong các căn bệnh xã hội phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, thậm chí trẻ nhỏ. Con đường lây truyền chính của bệnh là quan hệ tình dục không an toàn. Khi bị mắc bệnh, một trong những băn khoăn thường gặp nhất là sùi mào gà ở nam có chữa được không và chữa như thế nào.

1. Sùi mào gà ở nam có chữa được không?
Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus HPV. Hiện khoa học đã phát hiện hơn 120 chủng HPV, trong đó chủng gây bệnh sùi mào gà thường gặp nhất là HPV-6 và HPV-11.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị sùi mào gà. Các phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để nâng cao khả năng tự đào thải của virus.
Việc sùi mào gà ở nam có chữa được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, phương pháp điều trị cũng như thể trạng của từng bệnh nhân. Do đó, khi mắc bệnh, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài tuân thủ đúng phác đồ điều trị, người bệnh cần thay đổi lối sống để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường khả năng chống chọi và đào thải virus.
2. Các phương pháp điều trị sùi mào gà ở nam
Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Hai phương pháp điều trị chính với sùi mào gà hiện nay là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Để nâng cao hiệu quả, nhiều bệnh nhân cần kết hợp 2 phương pháp điều trị trên.
2.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa thích hợp với trường hợp sùi mào gà nhẹ, các nốt sùi còn nhỏ và chưa mọc dầy hoặc các bệnh nhân nặng sau khi điều trị bằng phương pháp ngoại khoa.

Các thuốc bôi sùi mào gà phổ biến hiện nay là:
Larifan Ungo
- Liều dùng: 3 – 4 lần/ngày
- Cách dùng: Sau khi rửa sạch nốt sùi, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
- Thời gian sử dụng: 2 tháng
Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 50 – 80%
- Thuốc được bôi cho các tổn thương nhỏ, ẩm ướt.
- Liều dùng: bôi 1 lần/ngày trong tối đa 6 tuần.
- Cách dùng: rửa sạch vết thương, bôi thuốc lên sang thương, cần chú ý tránh bôi các vùng da, niêm mạc lành. Có thể dùng bicarbonat hay vaseline bôi vùng tiếp giáp với sang thương để để bảo vệ vùng da lành.
Lưu ý: Khi sử dụng Trichloroacetic (TCA) cần kết hợp với thuốc bôi có khả năng ngăn ngừa tái phát như Larifan, vì Trichloroacetic (TCA) chỉ có tác dụng loại bỏ nốt sùi nên nốt sùi có thể tái phát lại nếu không sử dụng liệu pháp miễn dịch ngăn ngừa tái phát.
2.2. Điều trị ngoại khoa
Phương pháp điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với các bệnh nhân nặng, các nốt sùi đã to và mọc dầy.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến nhất hiện nay là:
Liệu pháp áp lạnh với ni tơ lỏng: dùng thiết bị y tế áp lạnh nốt sùi bằng nitơ lỏng. Ở nhiệt độ -50 độ C, các nốt sùi sẽ teo và rụng đi. Biện pháp này có thể phải thực hiện nhiều lần và có tác dụng phụ là sưng và đau vùng điều trị.
Điều trị bằng laser: bác sĩ sẽ sử dụng một chùm ánh sáng cường độ cao chiếu vào các nốt sùi, tiêu diệt virus và làm nốt sùi teo và rụng đi. Chi phí thực hiện của phương pháp này khá cao, thương được chỉ định cho các bệnh nhân nặng, đã áp dụng các biện pháp khác mà không hiệu quả.
Đốt điện: Phương pháp này sẽ dùng dòng điện để đốt cháy nốt sùi, có thể gây sưng, đau sau khi thực hiện.
Phương pháp ngoại khoa chủ yếu là loại bỏ các vết sùi chứ không loại bỏ hoàn toàn virus nên khả năng tái phát là rất cao. Do đó, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân kết hợp bôi thuốc sau phẫu thuật để đạt hiệu quả tối ưu.
3. Lưu ý cho nam giới khi bị mắc sùi mào gà
Khi bị mắc sùi mào gà, ngoài đến các cơ sở y tế để điều trị, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh khỏi hơn:
3.1. Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sùi mào gà cần đảm bảo:
- Đủ năng lượng.
- Cân đối, trong đó có 4 nhóm thực phẩm cần bổ sung đầy đủ vào khẩu phần ăn hàng ngày là Protein, Lipid, Glucid và vitamin.
- Đa dạng nguồn thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
- Đảm bảo vệ sinh: các thực phẩm ăn hàng ngày cần sạch sẽ, tươi ngon, bảo quản và chế biến đúng cách.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nếu vận động thể chất thì cần uống nhiều nước hơn.

3.2. Vệ sinh
Bệnh nhân sùi mào gà cần chú ý giữ vệ sinh thân thể cũng như môi trường sống để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
- Vệ sinh cơ thể, nhất là vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng xà bông, dung dịch vệ sinh an toàn cho sức khỏe.
- Thay quần áo hàng ngày, mặc đồ rộng rãi thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt.
- Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
- Vệ sinh đồ dùng cá nhân sạch sẽ như bàn chải đánh răng, chăn màn,…
3.3. Lối sống
Các phương pháp điều trị sùi mào gà hiện nay chủ yếu là làm lành tổn thương, ngăn ngừa virus lây lan và phát triển chứ chưa tiêu diệt tận gốc virus. Virus sùi mào gà vẫn có thể tồn tại trong máu và tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Do đó, người bệnh cần có lối sống khoa học, giúp nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể để tăng khả năng tự đào thải virus.

Một số lưu ý quan trọng nhất trong chế độ sinh hoạt là:
- Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc.
- Tránh stress kéo dài.
- Duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày với các môn thể thao như đi bộ, đạp xe, cầu lông,… từ 30 – 60 phút.
Cần tư vấn về bệnh, liên hệ với MK Pharma – Công ty phân phối độc quyền sản phẩm Larifan qua hotline 0901 234 244 hoặc Fanpage Larifan để được Bác sĩ và Dược sĩ hỗ trợ.