Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín của nam và nữ
Nội dung bài viết
- 1 Một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, thường gặp nhất là bệnh sùi mào gà. Bệnh ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý của người bệnh. Nắm được biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị.
- 2 1. Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín của nam
- 3 2. Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín của nữ
- 4 3. Biểu hiện sùi mào gà ở các vùng khác trên cơ thể
- 5 4. Sùi mào gà có chữa khỏi được không?
- 6 Author
Một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, thường gặp nhất là bệnh sùi mào gà. Bệnh ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý của người bệnh. Nắm được biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín của nam
Sùi mào gà là bệnh xã hội do virus HPV gây ra. Thông thường, triệu chứng của bệnh sẽ điển hình và dễ nhận biết hơn ở nam giới.
Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu của bệnh, nam giới sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện các nốt sùi nhỏ, mềm và nhô cao lên với đường kính khoảng 1 – 2mm.
- Sang thương này thường có hình đĩa bẹt hoặc hình tròn, bề mặt xù xì và không gây đau.
- Các nốt sùi có thể mọc ở rãnh bao quy đầu, bao quy đầu, dương vật, bìu. Ngoài ra cũng có thể mọc ở các vùng ngoài bộ phận sinh dục như hậu môn, nếp gấp bẹn.

Giai đoạn sau
Ở giai đoạn này, bệnh đã tiến triển nặng với các triệu chứng rõ ràng và rầm rộ hơn. Cụ thể:
- Các nốt sùi không còn mọc đơn độc và mọc thành từng đám, có hình dạng như mào gà hoặc súp lơ.
- Nốt sùi to, nhấn vào có xuất hiện dịch mủ, dịch mủ có mùi hôi khó chịu.
- Khi quan hệ tình dục, các nốt sùi có thể bị vỡ gây chảy máu và đau đớn.
2. Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín của nữ
Do cấu tạo của bộ phận sinh dục phức tạp hơn nên biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín của nữ giới thường khó nhận biết. Tương tự như ở nam giới, bệnh được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn đầu
- Các nốt sùi nhỏ, mọc đơn độc, có màu hồng tươi hoặc trắng đục, sờ vào thấy mềm.
- Các sang thương này có thể mọc ở âm hộ, thành âm đạo, môi lớn, môi bé của âm hộ. Bên cạnh đó, cũng có thể lan ra các vùng xung quanh như hậu môn, ống hậu môn.
- Người bệnh chưa xuất hiện cảm giác đau, khó chịu.
Giai đoạn sau
- Các nốt sùi to hơn, mọc thành từng đám với hình dạng như mào gà hoặc súp lơ.
- Trong các nốt sùi có chứa dịch mủ, có mùi hôi khó chịu, gây ngứa ngáy hoặc đau đớn ở cơ quan sinh dục.
- Khi quan hệ tình dục, các nốt sùi có thể vỡ, gây chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, miệng, vòm họng.
3. Biểu hiện sùi mào gà ở các vùng khác trên cơ thể
Ngoài vùng kín, bệnh sùi mào gà cũng gây ảnh hưởng đến các vùng khác trên cơ thể như mắt, miệng, họng,…
Các vùng này cũng xuất hiện các nốt sùi đơn độc hoặc mọc thành từng đám, gây mất thẩm mỹ cũng như tâm lý e dè, tự ti cho người bệnh.
Hình ảnh nốt sùi ở một số bộ phận trên cơ thể



4. Sùi mào gà có chữa khỏi được không?
Sùi mào gà có thể được chữa khỏi bằng các liệu pháp miễn dịch bôi tại chỗ kết hợp các phương pháp vật lý, hoá học loại bỏ nốt sùi. Sau khi nốt sùi được loại bỏ, HPV sẽ bị đào thải khỏi cơ thể từ 1 – 2 năm tuỳ thể trạng người bệnh và tuỳ chủng HPV.
Một trong những biện pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay là đốt các sang thương bằng laser, tác động trực tiếp lên các nốt sùi ở da, niêm mạc. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp loại bỏ các nốt sùi chứ không thể tiêu diệt được virus nên bệnh có thể tái phát trở lại. Do đó, sau điều trị, người bệnh cần theo dõi sát sao, nếu xuất hiện sang thương mới cần tiếp tục điều trị. Thường thời gian theo dõi của bệnh là 8 tháng, sau 8 tháng không xuất hiện các nốt sùi mới thì về cơ bản bệnh lý đã được kiểm soát.
Những năm gần đây, việc nghiên cứu phát triển các biện pháp điều trị sùi mào gà hiệu quả cao hơn đã cho những kết quả khả quan. Liệu pháp miễn dịch tại chỗ như Larifan cho thấy khả năng loại bỏ nốt sùi, ngăn ngừa tái phát lên đến hơn 90% (trong khi tỷ lệ này ở các bệnh nhân đốt laser khoảng 40%). Tác dụng của các kem bôi này là tăng cường sức đề kháng tại chỗ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh cũng như ức chế sự phát triển, lây lan của virus, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Larifan được sử dụng rộng rãi phù hợp cho cả nam lẫn nữ, dùng cho các đối tượng sau:
- Người đang mắc bệnh sùi mào gà, sử dụng Larifan để điều trị và ngăn ngừa tái phát.
- Người đã phẫu thuật để loại bỏ nốt sùi, sử dụng Larifan để ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái phát.
- Người bị tái phát sùi mào gà, sử dụng Larifan để loại bỏ nốt sùi và ngăn ngừa tái phát.
- Larifan sử dụng an toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Nếu có các biểu hiện của sùi mào gà ở vùng kín, chúng ta nên chủ động thăm khám để điều trị kịp thời.
Cần tư vấn về bệnh, liên hệ với MK Pharma – Công ty phân phối độc quyền sản phẩm Larifan qua hotline 0901 234 244 hoặc Fanpage Larifan để được Bác sĩ và Dược sĩ hỗ trợ.