Cách chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà hiệu quả
Nội dung bài viết
- 1 Do tâm lý e ngại, tự ti mà nhiều nhiều bệnh nhân tìm đến các cách chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà. Vậy có nên tự chữa bệnh ở nhà hay không? Nếu có thì cần lưu ý những gì và phương pháp điều trị tại nhà như thế nào?
- 2 1. Sùi mào gà ở miệng và dấu hiệu nhận biết điển hình
- 3 2. Cách chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà
- 4 3. Cách chữa sùi mào gà ở miệng tại cơ sở y tế
- 5 Author
Do tâm lý e ngại, tự ti mà nhiều nhiều bệnh nhân tìm đến các cách chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà. Vậy có nên tự chữa bệnh ở nhà hay không? Nếu có thì cần lưu ý những gì và phương pháp điều trị tại nhà như thế nào?

1. Sùi mào gà ở miệng và dấu hiệu nhận biết điển hình
Sau thời gian ủ bệnh từ 2 tuần – 9 tháng, sùi mào gà sẽ có các dấu hiệu lâm sàng điển hình là:
1.1. Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu bệnh sùi mào gà rất mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng hoặc các bệnh lý hô hấp khác. Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các nốt nhỏ li ti, màu trắng đục hoặc hồng nhạt mọc ở môi, trong má, lưỡi, vòm họng, lợi. Ở giai đoạn này, bệnh chưa gây ảnh hưởng đến sinh hoạt nên người bệnh thường chủ quan, không đi thăm khám và điều trị.
2.2. Giai đoạn phát triển
Các nốt sùi lúc này đã mọc dầy và to hơn, có hình mào gà hoặc súp lơ. Người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết đây là bệnh lý sùi mào gà mà không nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
2.3. Giai đoạn nặng
Nếu không được điều trị kịp thời, sùi mào gà sẽ tiến triển ngày càng nặng, các nốt sùi mọc to, dầy, khi cọ sát mạnh có thể vỡ ra, gây đau và chảy máu khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt.
Hơn nữa, nếu không vệ sinh sạch sẽ nốt sùi, nguy cơ viêm nhiễm là rất cao, khiến người bệnh khản tiếng, viêm họng, hơi thở có mùi hôi,…

2. Cách chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà
Tốt nhất khi phát hiện mắc sùi mào gà, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Nguyên tắc điều trị sùi mào gà là:
- Loại bỏ nốt sùi, làm lành tổn thương.
- Ngăn ngừa virus lây lan, phát triển.
- Nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể để tăng khả năng tự đào thải virus.
Sau khi thăm khám, các biện pháp điều trị sau bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà:
2.1. Bôi thuốc
Thuốc bôi trị sùi mào gà phổ biến ở miệng hiện nay là Larifan Ungo. Thuốc giúp kích thích sản xuất interferon đồng thời ly giải virus tại vị trí nốt sùi.
Liều dùng:
- 3 – 4 lần/ngày.
- Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
- Thời gian sử dụng: 2 tháng

2.2. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học
Virus sùi mào gà có thể tồn tại rất lâu trong máu người bệnh và tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Do đó, việc nâng cao sức đề kháng để tăng khả năng tự đào thải virus cho cơ thể là rất quan trọng. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho bệnh nhân sùi mào gà như sau:
Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo cung cấp đủ chất và lượng, khoa học. Cụ thể:
- Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
- Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ.
- Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng, lạc.
- Nên sử dụng muối iốt, không ăn mặn.
- Cần ăn rau, quả hàng ngày.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Uống đủ 1,5 – 2l nước hàng ngày.
Sinh hoạt
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh cần đáp ứng được các yếu tố:
- Vận động cơ thể, trí não đầy đủ, hợp lý.
- Làm việc khoa học, có chừng mực.
- Ăn uống đúng giờ, lành mạnh, đủ chất.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý.
- Giải trí có chừng mực, lành mạnh.

Nếu thực hiện được tốt chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt trên, chắc chắn bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, một sức khỏe dẻo dai, tăng cường khả năng chống chọi lại với bệnh tật.
3. Cách chữa sùi mào gà ở miệng tại cơ sở y tế
Với trường hợp các nốt sùi lớn, mong muốn loại bỏ nốt sùi nhanh, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị cắt đốt.
- Đốt điện: là dùng dụng cụ có dòng điện chạy qua áp vào nốt sùi, khi đó các tế bào và virus tại nốt sùi sẽ bị chết do nhiệt độ tại chỗ tăng cao.
- Đốt lạnh: dùng ni tơ lỏng áp vào các nốt sùi, làm các tế bào chết do đông đặc các chất hữu cơ.
Các phương pháp điều trị trên hầu như đều ít đau và trong vòng 2 – 4 tuần tổn thương sẽ lành. Tuy nhiên, nhược điểm là tỷ lệ tái phát bệnh khá cao bởi cắt, đốt chỉ có tác dụng loại bỏ nốt sùi chứ không tiêu diệt được tận gốc virus. Do đó, sau đốt sùi, bệnh nhân cần kết hợp các biện pháp miễn dịch như bôi Larifan để nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa tái phát.