Sùi mào gà ở lưỡi có đau không và các thắc mắc liên quan
Nội dung bài viết
- 1 Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Ngoài cơ quan sinh dục, các nốt sùi cũng có thể mọc ở các vị trí khác như hậu môn, vùng lưỡi, miệng. Trong đó, vùng lưỡi, miệng là vị trí khá thường gặp do sở thích oral sex của nhiều người. Vậy sùi mào gà ở lưỡi có đau không và điều trị như thế nào?
- 2 1. Sùi mào gà ở lưỡi có đau không?
- 3 2. Sùi mào gà ở lưỡi dấu hiệu nhận biết như thế nào?
- 4 3. Điều trị sùi mào gà ở lưỡi bao lâu thì khỏi?
- 5 4. Phương pháp điều trị sùi ở lưỡi
- 6 4. Sùi mào gà ở lưỡi nguy hiểm không?
- 7 Author
Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Ngoài cơ quan sinh dục, các nốt sùi cũng có thể mọc ở các vị trí khác như hậu môn, vùng lưỡi, miệng. Trong đó, vùng lưỡi, miệng là vị trí khá thường gặp do sở thích oral sex của nhiều người. Vậy sùi mào gà ở lưỡi có đau không và điều trị như thế nào?

1. Sùi mào gà ở lưỡi có đau không?
Sùi mào gà ở lưỡi có đau không còn tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh cũng như cơ địa của từng bệnh nhân.
Khi bệnh ở giai đoạn sớm, hầu như không gây đau đớn hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt của người mắc. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, các nốt sùi vỡ, gây chảy máu, loét và đau đớn, nhất là khi nhai nuốt thức ăn.
2. Sùi mào gà ở lưỡi dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Cũng tương tự các bộ phận khác, sùi mào gà ở lưỡi có các dấu hiệu nhận biết điển hình là:
2.1. Giai đoạn đầu
Giai đoạn này bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng, người bệnh gần như không cảm thấy dấu hiệu nào bởi các nốt sần còn nhỏ, mọc đơn độc và thưa thớt ở lưỡi và các vị trí khác trong khoang miệng như má, môi, vòm họng.
Rất nhiều người lầm tưởng với bệnh lý nhiệt miệng nên chủ quan, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
2.2. Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, các nốt sần đã mọc nhiều hơn, rất dễ quan sát thấy. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy nhưng chưa gây đau rát.
2.3. Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng. Các nốt sùi đã mọc to, thành từng đám, có hình mào gà hoặc súp lơ, khi cọ sát có thể gây vỡ, chảy máu và gây đau cho người bệnh. Việc ăn uống của người bệnh sẽ gặp khó khăn. Đồng thời hơi thở có mùi khó chịu khiến bệnh nhân tự ti.ư

3. Điều trị sùi mào gà ở lưỡi bao lâu thì khỏi?
Ngoài sùi mào gà ở lưỡi có đau không thì thắc mắc sùi mào gà bao lâu thì khỏi cũng là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân. Thời gian điều trị sùi mào gà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp điều trị, sức khỏe của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân có sức đề kháng tốt, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị thì các triệu chứng bệnh có thể khỏi sau 3 – 6 tuần, virus Papilloma đào thải khỏi cơ thể sau 1 – 2 năm.
4. Phương pháp điều trị sùi ở lưỡi
Điều trị sùi mào gà có nhiều cách thực hiện khác nhau, thời gian khỏi bệnh cũng như hiệu quả là khác nhau. Cụ thể:
4.1. Đốt điện
Phương pháp này dùng sức nóng của dòng điện cao tần để loạt bỏ các nốt sùi nhanh và ngay lập tức. Tuy nhiên vùng da bị tổn thương sẽ lâu hồi phục hơn và yêu cầu bác sĩ có tay nghề cao.

4.2. Đốt lạnh
Phương pháp này dùng ni tơ lỏng hoặc cacbondioxit để làm các nốt sùi bị đông lạnh và chết đi, sau đú teo và rụng trong vòng 7 – 10 ngày.
Các phương pháp đốt điều trị sùi mào gà trên giúp loại bỏ các nốt sùi nhanh nhưng tỷ lệ tái phát rất cao do không tiêu diệt được hoàn toàn virus. Do đó, sau khi đốt sùi mào gà nên kết hợp bôi các loại thuốc khác để ngăn ngừa bệnh tái phát.
4.3. Thuốc bôi Larifan
Một trong các sản phẩm được các bác sĩ khuyên dùng và đánh giá cao hiện nay là kem bôi Larifan Ungo.
Đốt loại bỏ nốt sùi cơ học còn Larifan theo cơ chế hóa học miễn dịch: kích thích miễn dịch tại chỗ, li giải virus gây bệnh tại vị trí nốt sùi làm rụng sùi, hồi phục tổn thương và ngăn tái phát.
Tuy nhiên, virus tồn tại trong máu thì hiện tại chỉ có cơ thể tự đào thải, cho có thuốc can thiệp.
4. Sùi mào gà ở lưỡi nguy hiểm không?
Sùi mào gà ở lưỡi cũng như các vùng khác nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Cụ thể:
Tâm lý
Sùi mào gà gây mất thẩm mỹ, hơi thở có mùi khó chịu khiến bệnh nhân tự ti, ngại giao tiếp với người xung quanh. Đặc biệt, tâm lý này khiến người bệnh e ngại đi khám, dẫn đến sùi mào gà ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ăn uống
Bệnh giai đoạn nặng gây viêm loét, chảy máu, dẫn đến khó khăn trong ăn uống cũng như các vấn đề sinh hoạt khác. Người bệnh dễ sụt cân và mệt mỏi do cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất. Khi bị sùi mào gà ở miệng, người bệnh nên ăn các thức ăn lỏng, mềm để dễ nuốt hơn.
Bệnh lý
Sùi mào gà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng, viêm họng, thậm chí là ung thư khoang miệng, nhất là với các chủng HPV-11, 16 và 18.