Bệnh sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?

Khi chẳng may mắc sùi mào gà, tâm lý chung của người bệnh là lo lắng, hoang mang và có nhiều băn khoăn, thắc mắc cần giải đáp, thường gặp nhất là bệnh sùi mào gà có chữa dứt điểm được không. Trong bài viết này, các chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc.

Khi chẳng may mắc sùi mào gà, tâm lý chung của người bệnh là lo lắng, hoang mang
Khi chẳng may mắc sùi mào gà, tâm lý chung của người bệnh là lo lắng, hoang mang

1. Bệnh sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?

Mụn cóc sinh dục là sự phát triển quá phát của các mô mềm ở vùng sinh dục. Tác nhân gây bệnh là virus HPV, có thể gặp cả ở nam và nữ. Hiện chưa có thuốc đặc trị sùi mào gà, điều này có nghĩa có thể người bệnh phải sống chung với virus cả đời. Bác sĩ không thể khẳng định có chữa dứt điểm sùi mào gà được không bởi điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

1.1. Mức độ bệnh

Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, các nốt sùi còn nhỏ, mọc thưa thì khả năng điều trị bệnh khỏi sẽ cao hơn, thời gian nhanh cũng như ít tốt kém chi phí hơn. Ngược lại, nếu mức độ bệnh nặng, bệnh tái phát nhiều lần trở thành mạn tính thì khả năng điều trị khỏi là rất khó, tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn.

Nguy hiểm hơn, sùi mào gà biến chứng thành ung thư cổ tử cung ở nữ, ung thư dương vật ở nam thì có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

1.2. Phương pháp điều trị

Trước khi tiến hành điều trị, các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng tình trạng sức khỏe hiện tại, vị trí xuất hiện của mụn cóc sinh dục cũng như làm xét nghiệm Pap để sàng lọc ung thư. Tùy vào tính chất và mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Có một số phương pháp điều trị phổ biến như sau:

  • Dùng thuốc bôi ngoài da.
  • Phẫu thuật: đốt lạnh, đốt điện, đốt bằng laser và cắt.

Tuy nhiên, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho virus HPV. Bên cạnh đó, virus HPV có thể tồn tại trong cơ thể dưới dạng thể ẩn nên người bệnh có thể bị tái nhiễm ngay cả sau khi đã được điều trị nếu gặp điều kiện thích hợp. Vì thế, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ cũng như tái khám đúng hẹn để đánh giá tình trạng bệnh.

Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc điều bởi việc điều trị sai phương pháp có thể dẫn đến những tổn thương nặng nề và khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Trước khi tiến hành điều trị, các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng tình trạng sức khỏe hiện tại
Trước khi tiến hành điều trị, các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng tình trạng sức khỏe hiện tại

1.3. Thể trạng bệnh nhân

Thể trạng người bệnh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các phương pháp điều trị. Hơn nữa, virus sùi mào gà hiện chưa có thuốc đặc trị, bệnh có khỏi hay không phụ thuộc rất nhiều vào sức đề kháng, khả năng tự đào thải virus của người bệnh. Người bệnh có thể trạng tốt, hệ miễn dịch tốt thì khả năng chống chọi lại virus tốt hơn so với người thể trạng yếu, do đó, hiệu quả điều trị cũng được nâng cao. 

2. Lưu ý để nâng cao hiệu quả điều trị sùi mào gà

Ngoài tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh khỏi hơn:

2.1. Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi

Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh, khoa học để có một sức khỏe tốt. Cụ thể:

Ngủ thật ngon và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày: Thời gian ngủ tối ưu được định nghĩa là giấc ngủ ≥ 7 giờ và ≤ 9 giờ / ngày. Một giấc ngủ ngon và sâu giúp cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ và hoàn toàn thư giãn. Nên ngủ sớm trước 11h và thức dậy trước 6h để bắt đầu một ngày mới với tinh thần sảng khoái nhất.

Luyện tập thể thao: đảm bảo vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các môn thể dục phù hợp với nhiều người như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, yoga, zumba hay leo núi… Tập thể dục góp phần nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và hô hấp.

Đảm bảo vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh
Đảm bảo vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh

Theo đuổi sở thích: đây là cách để giảm stress rất hiệu quả. Hãy theo đuổi 1 sở thích mà khiến bạn cảm thấy đam mê, hăng say, thoải mái.

Từ bỏ các thói quen xấu: hãy từ bỏ các thói quen xấu như sử dụng đồ ăn nhanh, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, thức khuya,… để có một cơ thể thực sự khỏe mạnh.

Thái độ tích cực: hãy luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực để đối diện với mọi sự việc.

Ưu tiên sức khỏe: sức khỏe là yếu tố cần ưu tiên hàng đầu, cần theo dõi thường xuyên. Vì thế, hãy đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm bệnh lý nếu có.

2.2. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đảm bảo đủ chất và lượng. Cụ thể:

  • Đủ năng lượng.
  • Cân đối.
  • Đa dạng thực phẩm.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Cung cấp đủ 1,5 – 2l nước/ngày. 

Theo WHO, một chế độ ăn uống lành mạnh là:

Ăn nhiều rau và trái cây

Đây là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ, chất khoáng, protein thực vật và các chất chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể.

Ăn ít chất béo

Ăn nhiều chất béo làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đột quỵ. Để tránh tăng cân không lành mạnh, tiêu thụ tổng lượng chất béo không được vượt quá 30% lượng năng lượng tổng thể của một người.

Hạn chế ăn đường

Đường nên chiếm ít hơn 10% tổng năng lượng của bạn, tối ưu là nên dưới 5%. Để giảm thiểu lượng đường nạp vào cơ thể, bạn nên ăn các loại trái cây tươi thay vì ăn thực phẩm chứa nhiều chất ngọt như bánh ngọt, socola,…

Đường nên chiếm ít hơn 10% tổng năng lượng của bạn, tối ưu là nên dưới 5%
Đường nên chiếm ít hơn 10% tổng năng lượng của bạn, tối ưu là nên dưới 5%

Giảm lượng muối

Hãy đảm bảo lượng muối nạp vào cơ thể dưới 5g/ngày để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác. 

3. Bệnh sùi mào gà nguy hiểm như thế nào?

Sùi mào gà nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe ở cả nam và nữ như:

Đối với phụ nữ

  • Các nốt sùi lớn, mụn cóc ở vùng kín gây khó chịu khi đi lại. 
  • Khi cọ sát, vận động mạnh, nốt sùi có thể vỡ gây chảy máu, viêm loét.
  • Nguy hiểm hơn, sùi mào gà làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Có khoảng 4,7 – 10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung sẽ tiến triển thành ung thư cổ tử cung, 5% bị ung thư âm đạo.

Đối với thai phụ và thai nhi

Những tổn thương sùi mào gà gây khó khăn cho việc sinh nở, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có mẹ mắc sùi mào gà có thể bị lây bệnh, nhưng tỷ lệ này là rất thấp.

Đối với nam giới

  • Nốt sùi gây đau, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
  • Bệnh có thể gây tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc ống niệu đạo, dẫn tới vô sinh.
  • Đặc biệt, khoảng 15% người mắc bệnh sẽ tiến triển thành ung thư dương vật, 5% ung thư hậu môn.
Nốt sùi gây đau, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người bệnh
Nốt sùi gây đau, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người bệnh

Biến chứng ung thư do sùi mào gà thường gặp ở các đối tượng bệnh nặng, không được điều trị kịp thời, tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân cần đi khám ngay để tránh nguy cơ biến chứng.

Nếu cần tư vấn thêm về bệnh sùi mào gà có chữa dứt điểm được không cũng như các vấn đề liên quan khác, liên hệ với MK Pharma – Công ty phân phối độc quyền sản phẩm Larifan qua hotline 0901 234 244 hoặc Fanpage Larifan để được Bác sĩ và Dược sĩ hỗ trợ.

Đánh giá bài viết post

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Để tử cung khoẻ mạnh thì nữ giới nên hạn chế ăn đồ cay

Phụ nữ nên kiêng ăn gì để tử cung khoẻ mạnh?

8576

Để có một tử cung khoẻ mạnh, phụ nữ cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, Canxi, các chất chống oxy hoá và acid béo omega-3. Ngoài chế độ ăn lý tưởng, phụ nữ nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để tử...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

8589

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

8557

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...