Sùi mào gà ở trán: nguyên nhân và phương pháp điều trị

78 / 100

Vị trí thường gặp nhất của sùi mào gà là bộ phận sinh dục của nam và nữ. Ngoài ra, các nốt sùi cũng có thể mọc ở các vị trí khác như trán, miệng, lưỡi,… Vậy sùi mào gà ở trán nguyên nhân do đâu và phương pháp điều trị ra sao?

Vị Trí Thường Gặp Nhất Của Sùi Mào Gà Là Bộ Phận Sinh Dục Của Nam Và Nữ
Vị trí thường gặp nhất của sùi mào gà là bộ phận sinh dục của nam và nữ

1. Nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà ở trán

Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus HPV. Hiện có hơn 120 chủng HPV, trong đó chủng gây bệnh sùi mào gà thường gặp nhất là HPV-6 và HPV-11, chiếm 90% trường hợp mắc bệnh. 

Sùi mào gà có thể dễ dàng lây truyền từ người bệnh sang người lành qua các con đường sau:

1.1. Quan hệ tình dục không an toàn

Khi một người nhiễm virus sùi mào gà quan hệ với bạn tình qua đường âm đạo, hậu môn, miệng,… mà không sử dụng biện pháp bảo vệ thì virus rất dễ dàng lây lan. Thậm chí, ngay cả khi đeo bao cao su thì vẫn có nguy cơ bị nhiễm virus bởi bao cao su không phủ kín được tất cả vùng da nhiễm bệnh.

1.2. Đường máu

Khi người lành được truyền máu hoặc chạm vào vết xước của người bệnh cũng có thể bị nhiễm sùi mào gà. 

2.3. Lây từ mẹ sang con

Khi thai phụ bị sùi mào gà thì thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp. Tốt nhất khi bị bệnh và có mong muốn sinh con, hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn, đảm bảo an toàn cho cả thai phụ và thai nhi.

2.4. Dùng chung vật dụng cá nhân

Trong máu, nước bọt, dịch nhầy của người bệnh đều có virus HPV. Do đó, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, quần áo lót, … cũng dẫn tới nguy cơ mắc sùi mào gà bởi các vật dùng này có thể dính máu, dịch mủ của người bệnh.

Sùi Mào Gà Ở Trán Gây Mất Thẩm  Mỹ Cho Khuôn Mặt
Sùi mào gà ở trán gây mất thẩm  mỹ cho khuôn mặt

2. Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở trán

Trong thời gian ủ bệnh, sùi mào gà không có dấu hiệu lâm sàng nên người bệnh hoàn toàn không biết mình đang bị nhiễm virus HPV. Khi gặp điều kiện thích hợp, virus sẽ biểu hiện ra thành các dấu hiệu điển hình là các nốt sùi. Lúc nào, bạn hoàn toàn có thể nhận biết bệnh qua dấu hiệu sau:

Giai đoạn đầu

Các nốt sùi có màu hồng nhạt, tính chất mềm, xuất hiện ít và đơn độc. Do còn nhỏ và mật độ ít nên các nốt sần này chưa gây đau đớn và khó chịu. 

Giai đoạn sau

Lúc này, các nốt sùi đã xuất hiện nhiều và kích thước lớn hơn. Nốt sùi tập trung thành mảng với đường kính khoảng vài centimet, có hình dạng giống súp lơ hoặc mào gà. Bên trong nốt sùi là các dịch mủ, nếu cọt sát hoặc vận động mạnh, nốt sùi sẽ bị vỡ, gây đau rát, chảy máu, nhiễm trùng.

3. Phương pháp điều trị sùi mào gà ở trán

Hiện nay có các phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến là bôi thuốc và cắt đốt, kết hợp nâng cao hệ miễn dịch để tăng khả năng tự đào thải virus. Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị thích hợp, có thể kết hợp nhiều biện pháp để đạt hiệu quả tối ưu.

Hiện Nay Có Các Phương Pháp Điều Trị Sùi Mào Gà Phổ Biến Là Bôi Thuốc Và Cắt Đốt
Hiện nay có các phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến là bôi thuốc và cắt đốt

3.1. Bôi thuốc

Thuốc bôi trị sùi mào gà ở vùng kín được dùng để chấm trực tiếp lên các nốt sùi nhằm tiêu diệt virus và ngăn ngừa virus lây lan, thường được chỉ định với các trường hợp bệnh nhẹ hoặc sau điều trị cắt đốt. Có các thuốc bôi trị sùi mào gà phổ biến là:

Larifan Ungo

Thuốc giúp kích thích sản xuất interferon đồng thời ly giải virus tại vị trí nốt sùi.

Liều dùng:

  • 3 – 4 lần/ngày.
  • Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng

Trichloroacetic 50 – 80%

Tricloacetic acid TCA 80% chấm 1 lần/ngày, rửa sạch sau 1 giờ.

Để nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tái phát, nên kết hợp với bôi thuốc Larifan 3 – 4 lần/ngày.

3.2. Điều trị ngoại khoa

Phương pháp này được chỉ định với các trường hợp bệnh nặng, cần loại bỏ nốt sùi nhanh. Gồm:

  • Đốt điện: phương pháp này sẽ dùng dòng điện để đốt cháy nốt sùi, có thể gây sưng, đau sau khi thực hiện.
  • Đốt lạnh: dùng ni tơ lỏng ở nhiệt độ cực thấp, -50 độ C chiếu vào nốt sùi, từ đó làm nốt sùi teo và rụng đi.
  • Đốt laser: sử dụng một chùm ánh sáng cường độ cao chiếu vào các nốt sùi, tiêu diệt virus và ngăn ngừa virus lây lan gây bệnh.

Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp trên là tỷ lệ bệnh tái phát khá cao. Do đó, sau điều trị bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc bôi để đạt hiệu quả tối ưu.

4. Các vị trí khác có thể xuất hiện sùi mào gà

Ngoài trán, sùi mào gà còn có thể xuất hiện ở các vị trí khác, phổ biến nhất là cơ quan sinh dục, miệng, lưỡi, hậu môn,…

Sùi Mào Gà Mọc Ở Miệng Do Thói Quen Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng
Sùi mào gà mọc ở miệng do thói quen quan hệ tình dục bằng miệng

4.1. Cơ quan sinh dục

Bộ phận sinh dục nam và nữ là vị trí yêu thích nhất của virus sùi mào gà. Ở nam giới, các nốt sùi có thể mọc ở vùng da quanh bao quy đầu, nếp gấp bẹn, dương vật. Ở nữ giới, bệnh thường tiến triển thầm lặng và phức tạp hơn do đặc thù cấu tạo của cơ quan sinh dục. Các vị trí thường gặp của nốt sùi là môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung.

4.2 Hậu môn

Hậu môn cũng là vị trí yêu thích của sùi mào gà. Các nốt sùi có thể mọc ở bên ngoài hoặc bên trong hậu môn. Nếu không được điều trị kịp thời, các nốt sùi sẽ mọc thành đám lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt như đau đớn khi đi đại tiện. 

4.3. Miệng, lưỡi

Đây cũng là vùng thường xuất hiện các nốt sùi do thói quen quan hệ tình dục bằng miệng. Các nốt sùi xuất hiện ở miệng khiến người bệnh tự ti, mặc cảm do mất thẩm mỹ cũng như sợ người thân, bạn bè kỳ thị, xa lánh.

Tham khảo thêm: trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà và thuốc bôi sùi mào gà ở miệng

5/5 - (1 bình chọn)

Author

  • Z3529061016669 208C62947D444277D330F03Bbb2170Dc

    Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Mụn Cóc Phẳng

Mụn cóc phẳng: Cách nhận biết và điều trị tối ưu nhất

1170

  Mụn cóc phẳng hầu như không gây khó chịu hay hậu quả nguy hiểm gì về mặt sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, do chúng thường xuất hiện trên mặt và cánh tay gây mất thẩm mỹ nên gây cho người bệnh bị mặc cảm, áp lực tâm lý...
Dot Sui Mao Ga

Đốt sùi mào gà: Có khỏi triệt để bệnh không và thông tin cần biết

1170

  Đốt sùi mào gà là thủ thuật thường được sử dụng trong y khoa để loại bỏ các nốt sùi nhanh chóng. Vậy đốt sùi mào gà có hiệu quả mức nào? Có chữa được tận gốc bệnh không? Xem ngay review dưới đây nhé!   Đốt sùi mào...
Thời Gian Ủ Bệnh Sùi Mào Gà Ở Miệng

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng là bao lâu? 6 hệ lụy cần biết

934

  Sùi mào gà ở miệng là bệnh có tính lây lan rất nhanh khi người lành có một số tiếp xúc thân mật với người bệnh.   Do đó, một số người sau khi vô tình tiếp xúc với bệnh nhân sùi mào gà thường có những thắc mắc...