Những cách trị sùi mào gà an toàn, hiệu quả cao nhất hiện nay

76 / 100

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội, lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn và tác nhân gây bệnh là virus HPV. Bệnh có thể gặp cả nam và nữ nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn do cấu trúc cơ quan sinh dục của nữ giới thuận lợi hơn cho sự phát triển của virus. Để điều trị sùi mào gà, có thể phải kết hợp nhiều phương pháp, cả nội khoa và ngoại khoa.

Sùi Mào Gà Là Căn Bệnh Xã Hội, Lây Nhiễm Chủ Yếu Qua Đường Tình Dục Không An Toàn
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội, lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn

1. Điều trị sùi mào gà bằng ngoại khoa

Phương pháp điều trị sùi mào gà ngoại khoa chủ yếu được áp dụng với các bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp nội khoa và muốn loại bỏ nốt sùi nhanh chóng. Các lựa chọn điều trị ngoại khoa với bệnh sùi mào gà gồm:

1.1. Liệu pháp áp lạnh với ni tơ lỏng

Liệu pháp này sẽ gây 1 vết rộp xung quanh các nốt sùi, từ đó làm nốt sùi rụng đi. Biện pháp này có thể phải thực hiện nhiều lần và có tác dụng phụ là sưng và đau vùng điều trị.

1.2. Điều trị bằng laser

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một chùm ánh sáng cường độ cao chiếu vào các nốt sùi, từ đó làm nốt sùi teo và rụng đi. Do có chi phí thực hiện khá cao nên phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh nhân nặng, các nốt sùi trên diện rộng và đã áp dụng các biện pháp khác mà không hiệu quả. 

Cũng như phương pháp áp lạnh ni tơ lỏng, phương pháp này có tác dụng phụ là gây đau đớn và có thể để lại sẹo ở vùng điều trị.

Bác Sĩ Sẽ Sử Dụng Một Chùm Ánh Sáng Cường Độ Cao Chiếu Vào Các Nốt Sùi, Từ Đó Làm Nốt Sùi Teo Và Rụng Đi
Bác sĩ sẽ sử dụng một chùm ánh sáng cường độ cao chiếu vào các nốt sùi, từ đó làm nốt sùi teo và rụng đi

1.3. Dùng dao mổ điện

Phương pháp này sẽ dùng dòng điện để đốt cháy nốt sùi, có thể gây sưng, đau sau khi thực hiện.

1.4. Phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà

Với phương pháp này, bệnh nhân cần được gây mê, sau đó bác sĩ thực hiện cắt bỏ nốt sùi.

Các phương pháp điều trị này chủ yếu là điều trị triệu chứng, loại bỏ các vết sùi chứ không loại bỏ hoàn toàn virus nên khả năng tái phát là rất cao và cần kết hợp bôi thuốc sau phẫu thuật để đạt hiệu quả tối ưu.

2. Điều trị sùi mào gà bằng nội khoa

Phương pháp này thường được áp dụng với các bệnh nhân sùi mào gà nhẹ, các nốt sùi còn bé hoặc các bệnh nhân sùi mào gà nặng sau khi đã điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa.

Thuốc Bôi Được Sử Dụng Cho Bệnh Nhân Sùi Mào Gà Nhẹ Và Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật
Thuốc bôi được sử dụng cho bệnh nhân sùi mào gà nhẹ và bệnh nhân sau phẫu thuật

Một số loại thuốc trị bệnh sùi mào gà thường dùng là:

2.1. Imiquimod (Aldara, Zyclara)

Thuốc có tác dụng tiêu diệt các nốt sùi, hạn chế sự phát triển của virus trong cơ thể. Chú ý khi bôi thuốc cần kiêng quan hệ bởi có thể làm kích ứng da của bạn tình. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là gây đỏ vùng da bôi kem, mệt mỏi, đau nhức cơ thể.

2.2. Larifan Ungo

Larifan là kem bôi trị sùi mào gà và ngăn ngừa tái phát hiệu quả nhờ những ưu điểm vượt trội sau: 

  • Ưu điểm của Larifan so với các chất hóa học kháng virus khác là phổ kháng virus rộng và không gây ức chế miễn dịch. Về lý thuyết, nhờ vào khả năng tạo interferon, Larifan có hoạt tính kháng với hầu hết các loại virus.
  • Hoạt tính kích thích miễn dịch giúp hoàn thiện miễn dịch cần thiết cho cơ thể.
  • So sánh với interferon ngoại sinh, interferon nội sinh bởi Larifan có tính sinh lý hơn và do đó ít tác dụng phụ hơn. Interferon nội sinh ổn định hơn, tác dụng kéo dài và phân bố tốt hơn đến các cơ quan trong cơ thể.
Larifan Là Kem Bôi Trị Sùi Mào Gà Và Ngăn Ngừa Tái Phát Hiệu Quả
Larifan là kem bôi trị sùi mào gà và ngăn ngừa tái phát hiệu quả

Đối tượng sử dụng

Larifan được sử dụng rộng rãi phù hợp cho cả nam lẫn nữ, được dùng cho các đối tượng sau:

  • Người đang mắc bệnh sùi mào gà, sử dụng Larifan để điều trị và ngăn ngừa tái phát.
  • Người đã phẫu thuật để loại bỏ nốt sùi, sử dụng Larifan để ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái phát.
  • Người bị tái phát sùi mào gà sau khi chữa bằng nhiều phương pháp.
  • Larifan sử dụng an toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Larifan chỉ có tác dụng tại chỗ và không gây tác dụng phụ trong suốt quá trình sử dụng. Chú ý, trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Chế độ dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị sùi mào gà hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý sùi mào gà. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa sự phát triển của virus, làm bệnh nhanh khỏi và hạn chế tái phát hơn.

Với bệnh nhân trị sùi mào gà cần chú ý một số điểm về dinh dưỡng sau:

3.1. Các thực phẩm nên bổ sung

Bệnh nhân sùi mào gà nên bổ sung các thực phẩm:

Thực phẩm giàu sắt: sắt rất dồi dào trong các loại thịt màu đỏ, các loại rau quả màu đỏ như thịt bò, thịt vịt,…

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: các loại hoa quả tươi là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào nhất. Trong đó, các loại vitamin và khoáng chất quan trọng nhất với cơ thể là vitamin A, B, C, magie, kẽm, natri,…

Bệnh Nhân Trị Sùi Mào Gà Nên Bổ Sung Các Thực Phẩm Giàu Sắt
Bệnh nhân trị sùi mào gà nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt

3.2. Các thực phẩm nên kiêng

Để bệnh nhanh khỏi, bệnh nhân trị sùi mào gà nên kiêng các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu,…
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ ăn sẵn, đồ chiên, rán,…
  • Thực phẩm họ nhà đậu như đậu đỗ, đậu đỏ,….
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích.

Cần tư vấn về bệnh cũng như cách trị sùi mào gà, liên hệ với MK Pharma – Công ty phân phối độc quyền sản phẩm Larifan qua hotline 0901 234 244 hoặc Fanpage Larifan để được Bác sĩ và Dược sĩ hỗ trợ.

Đánh giá bài viết post

Author

  • Z3529061016669 208C62947D444277D330F03Bbb2170Dc

    Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Mụn Cóc Phẳng

Mụn cóc phẳng: Cách nhận biết và điều trị tối ưu nhất

948

  Mụn cóc phẳng hầu như không gây khó chịu hay hậu quả nguy hiểm gì về mặt sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, do chúng thường xuất hiện trên mặt và cánh tay gây mất thẩm mỹ nên gây cho người bệnh bị mặc cảm, áp lực tâm lý...
Dot Sui Mao Ga

Đốt sùi mào gà: Có khỏi triệt để bệnh không và thông tin cần biết

948

  Đốt sùi mào gà là thủ thuật thường được sử dụng trong y khoa để loại bỏ các nốt sùi nhanh chóng. Vậy đốt sùi mào gà có hiệu quả mức nào? Có chữa được tận gốc bệnh không? Xem ngay review dưới đây nhé!   Đốt sùi mào...
Thời Gian Ủ Bệnh Sùi Mào Gà Ở Miệng

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng là bao lâu? 6 hệ lụy cần biết

703

  Sùi mào gà ở miệng là bệnh có tính lây lan rất nhanh khi người lành có một số tiếp xúc thân mật với người bệnh.   Do đó, một số người sau khi vô tình tiếp xúc với bệnh nhân sùi mào gà thường có những thắc mắc...