Hiểu rõ nguyên nhân bị sùi mào gà để phòng tránh hiệu quả
Nội dung bài viết
- 1 K ALT Sùi mào gà có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ em. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới do môi trường âm đạo của nữ giới thuận lợi hơn cho loại virus này phát triển. Hiểu rõ nguyên nhân bị sùi mào gà, các con đường lây lan của bệnh sẽ giúp phòng tránh hiệu quả hơn.
- 2 1. Bác sĩ tư vấn chính xác nguyên nhân bị sùi mào gà
- 3 2. Bệnh sùi mào gà lây truyền qua đường nào?
- 4 3. Bệnh sùi mào gà có chữa được không?
- 5 Author
K ALT Sùi mào gà có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ em. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới do môi trường âm đạo của nữ giới thuận lợi hơn cho loại virus này phát triển. Hiểu rõ nguyên nhân bị sùi mào gà, các con đường lây lan của bệnh sẽ giúp phòng tránh hiệu quả hơn.

1. Bác sĩ tư vấn chính xác nguyên nhân bị sùi mào gà
Tên gọi khác của sùi mào gà là mụn cóc sinh dục, bệnh mồng gà. Nguyên nhân bị sùi mào gà là do virus Human Papillomavirus (HPV). Hiện, khoa học đã tìm ra hơn 120 chủng của loại virus này, trong đó có 40 chủng là tác nhân gây bệnh thông qua quan hệ tình dục không an toàn. HPV-6 và HPV-11 là hai chủng phổ biến dẫn đến 90% bệnh lý sùi mào gà.
2. Bệnh sùi mào gà lây truyền qua đường nào?
Bệnh sùi mào gà là căn bệnh xã hội, dễ dàng lây truyền từ người này qua người khác qua các con đường là:
2.1. Quan hệ tình dục không an toàn
Khi quan hệ tình dục virus sùi mào gà có thể dễ dàng lây lan từ người bệnh. Thậm chí, kể cả khi đeo bao cao su, virus HPV vẫn có thể lây lan bởi bao cao su không bao phủ tất cả vùng bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, mụn có sinh dục cũng có thể mọc ở miệng nếu quan hệ tình dục bằng đường miệng.
2.2. Đường máu
Khi được nhận máu hoặc chạm vào vết xước của người bệnh cũng có thể dẫn đến nguy cơ cao bị nhiễm sùi mào gà. Đây cũng là một trong những nguyên nhân bị sùi mào gà nhưng ít gặp.
2.3. Lây từ mẹ sang con
Nếu thai phụ bị sùi mào gà, khả năng lây nhiễm cho thai nhi khi đang trong bụng mẹ là có, tuy nhiên rất thấp. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé, thai phụ nên được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp sinh phù hợp.
2.4. Sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Virus sùi mào gà tồn tại trong máu, tuyến nước bọt, dịch nhầy của người bệnh. Việc sử dụng chung đồ cá nhân cũng là một trong những con đường lây truyền bệnh bởi các vật dụng này có thể dính mủ của người bệnh nhưng chiếm tỉ lệ thấp.
3. Bệnh sùi mào gà có chữa được không?
Khi bị chẩn đoán mắc sùi mào gà, người bệnh không nên tự ý điều trị mà nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà, nhưng phần lớn các phương pháp thường chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, làm lành tổn thương chứ không điều trị triệt kể, trị khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể khiến người bệnh có thể phải mang bệnh suốt đời.
Mục đích điều trị bệnh chủ yếu là:
- Phá hủy các nốt u nhú, nốt sần.
- Làm lành tổn thương.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Các biện pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay là:
3.1. Can thiệp phẫu thuật
Nếu muốn loại bỏ nốt sùi nhanh chóng, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
Điều trị bằng laser: bác sĩ sẽ sử dụng chùm ánh sáng cường độ cao chiếu vào các nốt sùi để điều trị sùi mào gà. Thường áp dụng với bệnh nhân bị sùi mào gà diện rộng và khó điều trị. Tác dụng phụ của phương pháp này là gây đau và có thể để lại sẹo.
Dùng dao mổ điện: dùng dòng điện đốt cháy các nốt sùi, bệnh nhân có thể cảm thấy đau đớn và sưng sau khi thực hiện.
Áp lạnh nitơ lỏng: liệu pháp này sẽ gây một vết rộp xung quanh các mụn cóc, nốt sần là các tổn thương bong ra. Bệnh nhân có thể cần áp dụng điều trị nhiều lần bằng biện pháp này.

Nếu người bệnh sử dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ nốt sùi cần lưu ý phương pháp này không loại bỏ được hoàn toàn virus HPV. Đó đó, sùi mào gà vẫn có thể tái phát sau khi điều trị. Người bệnh phải sử dụng thêm các biện pháp để ngăn ngừa khả năng tái phát lại.
3.2. Dùng thuốc
Với bệnh sùi mào gà, có thể dùng một số loại thuốc bôi trực tiếp lên da là:
- Imiquimod (Aldara, Zyclara).
- Podophyllin và podofilox (Condylox).
- Sinecatechin (Veregen).
- Axit trichloroacetic (TCA).
Chú ý, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nên hỏi ý kiến từ bác sĩ.
Hiện nay, thuốc bôi hiệu quả và an toàn nhất được các bác sĩ khuyên dùng là Kem bôi Larifan Ungo.
Larifan Ungo được nghiên cứu phát triển bởi Viện khoa học Latvia, sử dụng rộng rãi tại châu Âu hơn 20 năm. Larifan được Hiệp hội các Bác sĩ Da Liễu Latvia khuyến cáo sử dụng vì hiệu quả đánh bay mụn cóc sùi mào gà và ngăn ngừa tái phát bệnh. Larifan có thể dùng đơn lẻ hoặc sử dụng sau các phương pháp phẫu thuật để ngăn ngừa tái phát.

Larifan Ungo tác động lên virus qua hai cơ chế:
– Kích thích sản xuất Interferon nội sinh, kích thích hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại.
– Ly giải RNA virus, tiêu diệt virus gây bệnh.
Thông qua 2 cơ chế này, Larifan Ungo xử lý sùi mào gà hiệu quả, an toàn và ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái lại. Nguyên nhân bị sùi mào gà là do virus HPV, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Do đó, biện pháp ngăn ngừa bệnh tốt nhất là quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình. Ngoài ra, cần lưu ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Khi phát hiện bệnh cần thăm khám ngay để được điều trị kịp thời.