Sùi mào gà ở mắt : 30+ hình ảnh, biểu hiện, điều trị và biến chứng
Nội dung bài viết
- 1 Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay, dễ lây lan và để lại nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Sùi mào gà ở mắt ít gặp hơn so với các bộ phận khác như cơ quan sinh dục, hậu môn,… nhưng khiến người bệnh tự ti, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày cũng như thẩm mỹ khuôn mặt.
- 2 1. Sùi mào gà ở mắt nguyên nhân do đâu?
- 3 2. Bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở mắt theo các giai đoạn
- 4 3. Sùi mào gà ở mắt điều trị như thế nào?
- 5 4. Các thắc mắc thường gặp về sùi mào gà ở mắt
- 6 Author
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay, dễ lây lan và để lại nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Sùi mào gà ở mắt ít gặp hơn so với các bộ phận khác như cơ quan sinh dục, hậu môn,… nhưng khiến người bệnh tự ti, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày cũng như thẩm mỹ khuôn mặt.

1. Sùi mào gà ở mắt nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sùi mào gà là do virus HPV. Hiện nay, khoa học đã nghiên cứu được hơn 12 chủng HPV khác nhau, trong đó có hơn 30 chủng gây bệnh sùi mào gà, phổ biến nhất là HPV 6 và HPV 11. Đây là loại virus có tốc độ phát triển mạnh mẽ và lây lan nhanh chóng qua nhiều con đường khác nhau.
Trong đó, phổ biến nhất vẫn là quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục với nhiều đối tượng, quan hệ tình dục với đối tượng có nguy cơ cao như gái mại dâm,… Bệnh thường gặp ở nam và nữ giới có đời sống tình dục thiếu lành mạnh, quan hệ tình dục bừa bãi.

Theo một số nghiên cứu mới nhất, virus HPV có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài đến 88h, nhất là những nơi yếm khí, ẩm thấp và chúng không thể bị tiêu diệt hoàn toàn nếu áp dụng các biện pháp khử trùng thông thường. Do đó, một số con đường lây truyền bệnh khác ngoài quan hệ tình dục là:
- Lây nhiễm qua vết thương hở: chỗ trầy xước, tổn thương do virus sùi mào gà gây ra. Việc vô tình tiếp xúc qua vết thương hở ở môi, lưỡi hoặc lợi chảy máu cũng là một trong những con đường lây lan bệnh.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bồn tắm,…
- Lây nhiễm qua đường máu: nhận máu không có nguồn gốc rõ ràng, dùng chung bơm kim tiêm,… cũng có thể khiến virus HPV lây từ người bệnh sang người lành.
2. Bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở mắt theo các giai đoạn
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà khá dài, từ 2 tuần đến 9 tháng. Trong thời gian này, người bệnh không hề có biểu hiện gì rõ ràng, do đó rất dễ lây bệnh cho người khác. Dấu hiệu của sùi mào gà ở mắt khác nhau theo từng giai đoạn.

Cụ thể:
2.1. Giai đoạn đầu
Đây là giai đoạn các nốt sùi đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn mờ nhạt. Các nốt sùi nhỏ li ti, mọc thưa, có màu hồng nhạt và không gây đau. Người bệnh gần như ít chú ý đến khi sùi mào gà tiến triển nặng hơn.
Ngoài ra, có thể xuất hiện thêm một số dấu hiệu không điển hình như xuất hiện nhiều rỉ mắt vào buổi sáng.
2.2. Giai đoạn tiến triển
Lúc này, biểu hiện của bệnh đã rõ ràng hơn:
- Các nốt sùi mọc dầy hơn, có gai, màu hồng nhạt, khi cọ sát mạnh có thể gây vỡ và chảy máu.
- Nốt sùi có thể có hình dạng như súp lơ hoặc mào gà, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ khuôn mặt. Bệnh nhân cảm thấy đau rát vùng mắt.
- Dịch từ các u nhú vỡ ra khiến các nốt sùi lây lan nhanh chóng ra các vùng da xung quanh.
2.3. Giai đoạn nặng
Bệnh lúc này đã tiến triển rất nặng. Các nốt sùi to và dầy, vỡ ra gây lở loét khó chịu, đe dọa đến thị lực người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt da vùng mắt rất nhạy cảm nên người bệnh sẽ thấy rất đau rát, ngứa ngáy.

Lưu ý: Không để TCA rơi vào mắt, tốt nhất nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Sùi mào gà ở mắt điều trị như thế nào?
Việc điều trị sùi mào gà cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng, ít tốn kém hơn.
3.1. Nguyên tắc, mục tiêu điều trị
Hiện nay chưa có thuốc điều trị sùi mào gà đặc trị, virus vẫn có thể tồn tại trong máu và tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Trong điều trị sùi mào gà, mục tiêu, nguyên tắc chủ yếu là:
- Loại bỏ và làm lành tổn thương.
- Ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Tăng cường hệ miễn dịch để nâng cao khả năng tự đào thải virus.
Có hai phương pháp điều trị sùi mào gà chính là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Tùy vào từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
3.2. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa thường được áp dụng với các trường hợp sùi mào gà nhẹ, các nốt sùi còn nhỏ. Các loại thuốc thường được sử dụng là:
Liều dùng:
- 3 lần/ngày.
- Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
- Thời gian sử dụng: 2 tháng

Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 80 – 90%
Thuốc được bôi cho các tổn thương nhỏ, ẩm ướt.
- Liều dùng: bôi 1 lần/ngày trong tối đa 6 tuần.
- Cách dùng: rửa sạch vùng da có nốt sùi và bôi thuốc lên. Chú ý tránh bôi lên các vùng da lành.
Chú ý, tùy vị trí tổn thương, số lượng, kích thước tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cũng như liều lượng thích hợp. Do đó, tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
3.3. Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa bao gồm nạo tổn thương, phẫu thuật cắt bỏ thương tổn, phẫu thuật điện, laser. Các phẫu thuật đơn giản bằng dao, kéo, hoặc laser CO2 cần phải gây tê và thường được chỉ định cho tổn thương lớn hoặc phụ nữ có thai.
- Với phương pháp đốt điện, bệnh nhân có sử dụng máy tạo nhịp tim hoặc tổn thương ở gần hậu môn không được sử dụng.
- Phương pháp đốt lạnh thường được chỉ định cho các tổn thương nhỏ, điều trị trong vòng 4 – 6 tuần, mỗi tuần 1 – 2 lần.

Ngoài ra, có một phương pháp điều trị khác là interferon hoặc 5-fluorouracil/cấy epinephrine gel nhưng ít phổ biến hơn do đắt và có một số tác dụng phụ.
3.4. Hỗ trợ điều trị bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Như đã nói ở trên, virus sùi mào gà có thể tồn tại trong máu rất lâu và tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Do đó, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, một chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao khả năng đào thải virus ra khỏi cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh sẽ cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng tốt để duy trì sức khỏe dẻo dai. Người bệnh sùi mào gà cần chú ý:
- Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Với bệnh nhân đốt sùi nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt để tăng cường quá trình tạo máu của cơ thể.
- Nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin B12, vitamin C, chất khoáng cần thiết để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tránh các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, thực phẩm lên men,…
- Hạn chế đồ uống có cồn cũng như đồ uống có chứa các chất kích thích.
Chế độ sinh hoạt
Duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học là nền tảng cơ bản để có sức khỏe tốt. Việc bạn cần làm rất đơn giản:
- Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ. Tốt nhất duy trì 3 bữa/ngày vào một khoảng thời gian cố định và ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Tốt nhất nên ngủ trước 11h tối.
- Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tránh để tình trạng stress, căng thẳng kéo dài.
- Duy trì thói quen vận động, thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Một số môn thể thao nhẹ nhàng bạn có thể tham gia như đi bộ, chạy bộ, cầu lông, bơi,…
- Hãy dành thời gian để theo đuổi sở thích của bản thân. Điều này góp phần rất lớn xua tan đi những căng thẳng, mệt mỏi sau giờ làm.

4. Các thắc mắc thường gặp về sùi mào gà ở mắt
Khi phát hiện mắc bệnh sùi mào gà, rất nhiều bệnh nhân hoang mang, lo lắng, sợ hãi cũng như có nhiều băn khoăn cần được giải đáp. Dưới đây là một số băn khoăn thường gặp nhất:
4.1. Sùi mào gà ở mắt chữa khỏi được không?
Sùi mào gà ở mắt có chữa khỏi được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố quan trọng nhất là:
Mức độ bệnh
Nếu phát hiện kịp thời, sùi mào gà ở giai đoạn nhẹ sẽ dễ dàng điều trị hơn so với bệnh ở giai đoạn nặng, tỷ lệ khỏi bệnh cũng cao hơn.
Phương pháp điều trị
Đây là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả điều trị sùi mào gà. Nếu điều trị đúng cách, bệnh sẽ có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, điều trị sai khác có thể khiến bệnh kéo dài, dễ tái phát và gây nhiều hệ lụy hơn.
Vì thế, khi mắc bệnh, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chi tiết. Tránh vì tâm lý tự ti, mặc cảm mà tự tìm cách chữa ở nhà, dẫn đến việc bỏ qua giai đoạn vàng để điều trị bệnh.

Thể trạng bệnh nhân
Virus sùi mào gà có thể tồn tại rất lâu trong máu và tái phát khi gặp điều kiện thích hợp như sức khỏe suy yếu. Do đó, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, tăng cường khả năng tự đào thải virus là việc làm hết sức cần thiết mà bệnh nhân nào cũng cần đặc biệt chú ý.
Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, chế độ sinh hoạt lành mạnh là cách đơn giản mà hiệu quả nhất để có một sức khỏe dẻo dai.
4.2. Sùi mào gà ở mắt lây được không?
Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus HPV. Virus này tồn tại trong máu, bộ phận sinh dục, nước bọt, dịch nhầy của người bệnh. Vì thế, sùi mào gà ở mắt cũng hoàn toàn có thể lây lan sang cho người lành khi:
- Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân có chứa dịch mủ, máu của người bệnh như khăn mặt, bàn chải đánh răng,…
- Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh.
Khi bị sùi mào gà, tốt nhất hãy cẩn thận để bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh.
4.3. Biến chứng sùi mào gà ở mắt là gì?
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc. Đặc biệt, khi sùi mào gà xuất hiện ở mắt có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Gây viêm nhiễm vùng mắt, giảm thị lực. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
- Dễ mắc các bệnh khác do viêm nhiễm kế phát.
- Phụ nữ mang thai nếu mắc sùi mào gà thì thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là khi sinh thường. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị sùi mào gà do lây nhiễm từ mẹ là rất thấp.
- Làm mất thẩm mỹ khuôn mặt, khiến người bệnh tự tin, lo lắng, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày.

4.4. Các phòng ngừa sùi mào gà hiệu quả
Bệnh sùi mào gà hoàn toàn có thể phòng tránh bằng các cách đơn giản sau:
- Quan hệ tình dục với 1 bạn tình, tránh quan hệ tình dục với những người mà bạn không biết rõ về tình trạng sức khỏe.
- Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ tình dục.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất và bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
- Khám và kiểm tra sớm nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
- Duy trì chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh.
- Cập nhật các thông tin, kiến thức về bệnh để chủ động phòng tránh, nhận biết cũng như phòng ngừa.

4.5. Những ai dễ bị sùi mào gà ở mắt nhất?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc sùi mào gà, tuy nhiên, các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là:
- Người quan hệ tình dục bừa bãi, nhất là quan hệ tình dục với gái mại dâm.
- Người nghiện ma túy, dùng chung bơm kim tiêm khi hút chích.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu.