Giai đoạn đầu bệnh sùi mào gà: 25+ hình ảnh và cách điều trị
Nội dung bài viết
- 1 Sùi mào gà, còn gọi là mụn cóc sinh dục, là bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và do virus HPV gây ra. Giai đoạn đầu bệnh sùi mào gà thường không có nhiều biển hiện rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua, khiến bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
- 2 1. Dấu hiệu nhận biết, hình ảnh minh họa cho giai đoạn đầu bệnh sùi mào gà
- 3 2. Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà giai đoạn tiến triển và giai đoạn nặng
- 4 3. Sùi mào gà giai đoạn đầu chữa được không?
- 5 4. Sùi mào gà giai đoạn đầu có lây được không?
- 6 5. Một số lưu ý cho bệnh nhân mắc sùi mào gà giai đoạn đầu
- 7 Author
Sùi mào gà, còn gọi là mụn cóc sinh dục, là bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và do virus HPV gây ra. Giai đoạn đầu bệnh sùi mào gà thường không có nhiều biển hiện rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua, khiến bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

1. Dấu hiệu nhận biết, hình ảnh minh họa cho giai đoạn đầu bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Đa phần các trường hợp bị nhiễm virus HPV thường không xác định được thời gian bị lây nhiễm. Sau thời gian ủ bệnh từ 2 tuần – 9 tháng, giai đoạn đầu của sùi mào gà sẽ có các biểu hiện như:
- Xuất hiện các u nhú, tổn thương màu hồng nhạt, nhỏ li ti, sờ vào thấy mềm trên bộ phận sinh dục của nam (thân dương vật, quy đầu, bìu, nếp gấp bẹn,…) và nữ (môi lớn, môi bé,…).
- Ở giai đoạn đầu, các tổn thương này thường không gây đau, đặc biệt lại xuất hiện chủ yếu ở vùng kín nên rất dễ bị bỏ qua, không chú ý đến.
- Ngoài cơ quan sinh dục, nốt sùi còn có thể xuất hiện ở vùng hậu môn hoặc vùng họng,…
Dưới đây là tổng hợp 25+ hình ảnh giai đoạn đầu của bệnh sùi mào gà ở các vị trí:
Cơ quan sinh dục
Hậu môn
Miệng, lưỡi
Các bộ phận khác
2. Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà giai đoạn tiến triển và giai đoạn nặng
Nếu sùi mào gà ở giai đoạn đầu không được điều trị, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển sang giai đoạn tiếp theo, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Một số dấu hiệu nhận biến điển hình của bệnh là:
- Các nốt sùi phát triển mạnh hơn với số lượng nhiều và kích thước lớn, có hình như mào gà hoặc súp lơ.
- Bên trong các nốt sùi có chứa dịch mủ, có thể vỡ gây chảy máu khi cọ sát hoặc vận động mạnh.
- Vùng kín có cảm giác ngứa rát, sưng tấy.
- Đi tiểu đau buốt, rát.
- Vùng kín có mùi hôi khó chịu và đau khi quan hệ tình dục.
- Nếu bị viêm nhiễm, bệnh nhân có thể bị sốt.
Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân vừa bị sùi mào gà, vừa bị các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác như giang mai, lậu thì sẽ có thêm các đặc trưng của bệnh, ngoài các dấu hiệu của sùi mào gà.

3. Sùi mào gà giai đoạn đầu chữa được không?
Hiện nay, sùi mào gà chưa có thuốc đặc trị. Việc khỏi bệnh hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, phương pháp điều trị, thể trạng của bệnh nhân.
3.1. Mức độ bệnh
Tùy vào thời điểm điều trị mà tỷ lệ điều trị thành công bệnh sẽ khác nhau. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn, thời gian điều trị rút ngắn hơn và tốn ít chi phí hơn. Ngược lại, nếu để bệnh sang giai đoạn nặng, việc điều trị sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn cũng như tỷ lệ khỏi bệnh sẽ thấp hơn.
3.1. Phương pháp điều trị
Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ điều trị thành công. Việc điều trị sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, thể trạng bệnh nhân, trang thiết bị của cơ sở y tế. Nếu ngay từ đầu bệnh nhân được áp dụng phác đồ điều trị hợp lý thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm, hạn chế các nốt sùi lây lan cũng như để lại các biến chứng về sau.

3.2. Thể trạng bệnh nhân
Bệnh nhân có sức khỏe dẻo dai, hệ miễn dịch tốt sẽ có khả năng chống chọi lại với virus cũng như đáp ứng với thuốc điều trị tốt hơn. Do đó, khi mắc bệnh, hãy chú ý nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng các biện pháp đơn giản như ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh, cân bằng giữa công việc và đời sống, duy trì thể thao đều đặn hàng ngày.
4. Sùi mào gà giai đoạn đầu có lây được không?
Sùi mào gà giai đoạn đầu thường chưa có biểu hiện lâm sàng, hoặc có nhưng rất mờ nhạt. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác. Các con đường lây nhiễm chính của sùi mào gà là:
Quan hệ tình dục không an toàn: việc quan hệ tình dục bừa bãi, không chung thủy với bạn tình, nhất là quan hệ tình dục với các đối tượng có nguy cơ cao như gái mại dâm,… chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lây lan, phát tán virus sùi mào gà.
Qua vật trung gian: virus sùi mào gà tồn tại trong máu, nước bọt, dịch mủ ở tổn thương của bệnh nhân. Do đó, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, quần lót; hoặc dùng chung bơm kim tiêm cũng có thể dẫn tới vô tình bị nhiễm virus.
Lây từ mẹ sang con: thai phụ bị sùi mào gà có thể lây truyền cho thai nhi, nhất là với các trường hợp sinh thường. Tuy nhiên, tỷ lệ lây truyền là rất thấp.
5. Một số lưu ý cho bệnh nhân mắc sùi mào gà giai đoạn đầu
Khi được chẩn đoán bị sùi mào gà, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tùy vào tình hình bệnh. Mục đích của việc điều trị là phá hủy các u nhú, làm lành tổn thương, ngăn ngừa lây lân và tăng cường miễn dịch tại chỗ cũng như toàn thân để tiêu diệt virus HPV. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
5.1. Kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Điều trị sùi mào gà là một quá trình lâu dài, cần sự quyết tâm, kiên trì của bệnh nhân. Một liệu trình thuốc bôi thường kéo dài từ 2 – 3 tháng. Một liệu trình cắt đốt, tùy vào mức độ tổn thương mà thời gian điều trị sẽ khác nhau, thông thường là 3 tuần.

Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thực hiện bôi thuốc cũng như cắt đốt đúng chỉ định để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Rất nhiều bệnh nhân vì không quyết tâm, kiên trì nên khi thấy bệnh có dấu hiệu đỡ là bỏ dở quá trình điều trị. Việc này khiến sùi mào gà có thể tái đi tái lại nhiều lần, trở thành mạn tính với những triệu chứng ngày càng tăng nặng. Thi thoảng sẽ gây ra một số đợt bội nhiễm, làm lét nốt sùi, gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh.
Bên cạnh đó, trước khi đi thăm khám, điều trị sùi mào gà, bệnh nhân cần chú ý:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, tránh để vùng kín ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển.
- Xét nghiệm chẩn đoán sùi mào gà để xác định chủng virus HPV, chẩn đoán giai đoạn của bệnh.
- Làm các xét nghiệm khác về bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Đưa vợ, bạn tình đi khám cùng tránh trường hợp lây nhiễm chéo.
- Không sử dụng các phương pháp dân gian thay cho các phương pháp khoa học bởi chưa được công nhận, chứng minh về hiệu quả.
5.2. Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt khoa học sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, sức đề kháng để chống chọi lại với bệnh tật. Theo WHO, chế độ ăn lành mạnh với người trưởng thành bao gồm:
- Ăn quả chín, rau xanh, đậu đỗ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt.
- Ít nhất 400gr rau quả mỗi ngày.
- Đường tự do chỉ được chiếm dưới 10% năng lượng nạp vào hàng ngày, lý tưởng nhất là 5%.
- Chất béo chiếm dưới 30% nâng lực của khẩu phần ăn. Trong đó chất béo chưa bão hòa tốt hơn chất béo bão hòa.
- Ăn dưới 5gr muối mỗi ngày và nên sử dụng muối ăn i-ốt.
- Hạn chế các chất kích thích, đồ ăn sẵn, đồ ăn lên men.

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được là:
- Ăn ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
- Không thức khuya quá 11h đêm.
- Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng stress kéo dài.
- Hãy theo đuổi sở thích của bản thân.
- Giữ thái độ tích cực để đối diện với các vấn đề trong cuộc sống.
- Giữ thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày, mỗi ngày ít nhất 30 phút.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
5.3. Kiêng quan hệ tình dục
Trong quá trình điều trị sùi mào gà, bệnh nhân không nên quan hệ tình dục bởi virus HPV có khả năng lây rất nhanh, kể cả khi sử dụng bao cao su bởi bao cao su không thể phủ kín hết được toàn bộ vùng da trong lúc giao hợp. Do đó, bệnh có nguy cơ cao lây nhiễm cho bạn tình hoặc các vùng da lân cận.
Mặt khác, khi bị cọ sát mạnh, các nốt sùi rất dễ bị vỡ, gây cảm giác đau đớn, khiến việc quan hệ gặp nhiều khó khăn cũng như giảm hưng phấn tình dục.
5.4. Lựa chọn cơ sở điều trị uy tín
Hiệu quả điều trị sùi mào gà phụ thuộc nhiều vào năng lực, kinh nghiệm của bác sĩ cũng như trang thiết bị của cơ sở y tế. Do đó, khi tiến hành điều trị sùi mào gà, bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín.

Trong đó, có một số tiêu chí cơ bản để đánh giá cơ sở y tế có uy tín không là:
- Nhân sự: người thực hiện thăm khám phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định, chữa bệnh theo đúng chuyên khoa.
- Cơ sở vật chất: có phòng khám lâm sàng và cận lâm sàng theo từng chuyên khoa theo quy định của Bộ y tế. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị y tế theo quy định để thực hiện thăm khám sức khỏe theo quy định.
- Về giá cả: niêm yết công khai các chi phí khám chữa bệnh để bệnh nhân nắm được cũng như cân nhắc tình hình tài chính của bản thân. Tuyệt đối tránh các cơ sở y tế mập mờ giá thăm khám để có cơ hội “chặt chém” người bệnh.
Nói chung, khi được chẩn đoán mắc giai đoạn đầu của bệnh sùi mào gà, bệnh nhân cần giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh và đi thăm khám sớm nhất có thể.