Sùi mào gà ở nữ: 12+ Hình ảnh, dấu hiệu các giai đoạn, cách trị

Sùi mào gà ở nữ

 

Sùi mào gà ở nữ khiến cho các chị em gặp không ít khó chịu và mặc cảm khi mắc phải. Tuy nhiên nếu không có hiểu biết về bệnh này mà để chúng “mặc sức” lây lan, bệnh có thể sẽ gây ra những biến chứng rất khó lường, nặng nhất là ung thư.

 

Do vậy, sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ:

  • Bản chất bệnh sùi mào gà sùi mào gà ở nữ là gì? Có chữa được không?
  • Triệu chứng theo từng giai đoạn bệnh.
  • Nguyên nhân và các đối tượng dễ mắc sùi mào gà ở nữ.
  • Các biến chứng và hệ lụy của bệnh nếu để lâu không chữa.
  • Cách phòng tránh nguy cơ bệnh và chống tái phát sau khi điều trị.

 

Cùng bắt đầu nhé!

Sùi mào gà ở nữ là gì?

Bệnh sùi mào gà ở nữ bệnh gây ra từ virus, chúng có tên là HPV (Human Papilloma Virus) và lây truyền chủ yếu thông qua đường tình dục. Do đó, sùi mào gà thường xuất hiện tại bộ phận sinh dục hoặc hậu môn của các chị em, một số xuất hiện ở các bộ phận khác như: vùng miệng – lưỡi – họng, trán, mắt.

Đặc trưng của sùi mào gà ở nữ là các nốt u nhú có hình mào gà hoặc súp lơ mọc riêng lẻ hoặc từng đám ở vùng da bị bệnh.

Do cấu tạo bộ phận sinh dục nữ phức tạp hơn nam và nằm sâu bên trong, nên sùi mào gà ở âm hộ, cổ tử cung rất khó để phát hiện. Nếu để bệnh phát triển lâu ngày không chữa trị, sẽ gây ra nhiều biến chứng. Đặc biệt là có thể chuyển thành ung thư (thông tin từ CDC Hoa Kỳ) nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Theo nghiên cứu, có 2 nhóm virus HPV gây ra sùi mào gà ở các chị em. Cụ thể như sau:

  • HPV sinh ung: Đây là nhóm nguy cơ cao biến chứng ung thư, có tổng cộng 15 – 20 tuýp HPV, phổ biến nhất là HPV tuýp 16 và 18 gây nên các bệnh ung thư như Ung thư cổ tử cung, Ung thư vùng miệng, Ung thư vòm họng,…
  • HPV không sinh ung: Đây là nhóm nguy cơ thấp với 2 loại virus HPV tuýp 6 và 11 không gây biến chứng ung thư.

Các biểu hiện và hình ảnh của bệnh sùi mào gà của phụ nữ

Như đã đề cập ở trên, bệnh sùi mào gà ở các chị em phụ nữ khó phát hiện hơn rất nhiều so với nam bởi cấu tạo sinh dục phức tạp. Hãy chú ý những đặc trưng sau:

  • Thời gian ủ bệnh sùi mào gà của các chị em kéo dài từ 2 – 9 tháng. Đối với các chị em có cơ địa yếu, bệnh sẽ bùng phát nhanh hơn hoặc ngược lại.
  • Các nốt sùi mào gà thường sẽ xuất hiện phổ biến ở bộ phận sinh dục nữ, bao gồm: Vùng môi lớn, môi nhỏ, quanh niệu đạo, âm đạo. Vùng miệng – lưỡi – họng cũng hay xuất hiện đối với các bệnh nhân thường quan hệ bằng miệng.
  • Nếu bệnh vẫn trong giai đoạn sớm, nốt sùi vẫn còn nhỏ, chúng hầu như không gây ra khó chịu gì cho bệnh nhân. Nếu để bệnh đến giai đoạn muộn, nốt sùi sẽ lớn, lây lan dày đặc gây lở loét, đau đớn và vô cùng ngứa ngáy khó chịu.

 

 

Dấu hiệu theo các giai đoạn của bệnh sùi mào gà ở nữ

 

Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp ở các giai đoạn bệnh sùi mào gà ở nữ. Mình sẽ đề cập đầy đủ và chi tiết hơn về các giai đoạn này tại bài viết: 5 dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ theo giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Các bạn hãy đọc kỹ và so sánh với bản thân để biết mình đang ở tình trạng nào nhé!

 

Infographic triệu chứng của từng giai đoạn sùi mào gà ở nữ

 

  • Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn tính từ khi HPV mới xâm nhập vào cơ thể. Chúng gây không gây triệu chứng hoặc có cũng chỉ là vài nốt nhú và không gây cảm giác bất thường gì để có thể nhận ra.
  • Giai đoạn khởi phát: Được coi là bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu, với sự xuất hiện các nốt u nhú như mụn cơm gây ngứa ngáy, không đau. Chúng có màu trắng, trắng hồng hoặc xám tùy theo vùng da phát bệnh.
  • Giai đoạn phát triển: Nếu cứ để bệnh phát triển không kiểm soát, các nốt sùi sẽ nở to ra, mọc thành từng chùm như cái mào gà và lan rộng ra xung quanh. Những nốt này rất dễ vỡ ra khiến chảy mủ, gây vết loét đau đớn và có thể gây mùi hôi khó chịu.
  • Giai đoạn biến chứng: Đây được coi là sùi mào gà giai đoạn cuối ở nữ, khi đó, vết lở loét sẽ dày đặc do nốt sùi vỡ ra gây viêm nhiễm, biến chứng hoại tử, nặng nhất là ung thư.
  • Giai đoạn sùi mào gà tái phát: Nếu không may để bị tái phát bệnh, các triệu chứng sẽ nặng hơn nhiều so với lần đầu mắc sùi mào gà. Do đó, các chị em khi chữa khỏi cần kiêng cữ, điều trị dứt điểm để tránh bị bệnh lại.

 

Nguyên nhân của sùi mào gà ở nữ

 

Các nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nữ

 

Nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở nữ thường gây ra bởi các con đường phổ biến sau:

 

  • Quan hệ tình dục không an toàn, kể cả bằng miệng.
  • Lây từ mẹ sang con
  • Sử dụng chung quần áo, giày dép, đồ dùng cá nhân với người bệnh
  • Lây nhiễm qua vết thương hở
  • Hành động thân mật gây hiện tượng da kề da vô tình khiến nốt sùi chạm vào người kia làm lây bệnh

 

Các đối tượng dễ mắc sùi mào gà

 

Nếu thuộc đối tượng sau đây, các chị em có nguy cơ cao mắc sùi mào gà hơn bình thường. Hãy cẩn thận…

 

  • Quan hệ không an toàn với người lạ
  • Có nhiều bạn tình
  • Đã bị các bệnh đường tình dục khác
  • Có cơ địa miễn dịch kém
  • Nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch
  • Đang dùng thuốc chống thải ghép
  • Người hút thuốc lá.

 

Các biến chứng, hệ lụy của sùi mào gà ở phụ nữ

 

biến chứng và hệ lụy của sùi mào gà ở nữ

 

Sùi mào gà ở nữ, đặc biệt là bệnh do HPV tuýp cao gây ra có khả năng tạo biến chứng rất lớn. Cụ thể như sau:

 

  • Gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm: Viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu… là các biến chứng bệnh phụ khoa nếu sùi mào gà xuất hiện ở bộ phân sinh dục nhưng không được chữa trị hoặc không khắc phục đúng cách.
  • Cản trở trong quan hệ: Sự vướng víu, khó chịu, đau đớn hay thậm chí là chảy máu khi quan hệ bởi sự ma sát với các nốt sùi khi giao hợp.
  • Áp lực về tâm lý: Do xã hội Á Đông còn khắt khe với phụ nữ, sùi mào gà lại còn là bệnh xã hội nên các chị em rất dễ bị các ánh mắt kỳ thị soi mói gây nên mặc cảm.
  • Ung thư: Nếu bệnh sùi mào gà gây ra bởi HPV thuộc tuýp cao, các chị em có nguy cơ cao mắc biến chứng ung thư. Có thể kể đến như: Ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư lưỡi,…
  • Di truyền: Người mẹ mang mầm bệnh sùi mào gà khi mang thai sẽ có tỷ lệ rất cao lây bệnh cho em bé khi sinh ra.

 

Phương pháp chẩn đoán sùi mào gà ở phụ nữ

 

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh và đi khám, các bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật sau để chẩn đoán bệnh của các chị em:

 

Chẩn đoán lâm sàng

 

Chẩn đoán sùi mào gà dựa trên triệu chứng lâm sàng

 

Với kỹ thuật này, các sỹ sẽ quan sát triệu chứng kết hợp với những câu hỏi liên quan đến bệnh để xác định xem chính xác chị em có bị sùi mào gà hay không.

 

  • Đánh giá khu vực tổn thương nghi bệnh sùi mào gà. Kích cỡ nốt sùi có lớn không, số lượng, tính chất ra sao, vị trí ở đâu?
  • Sinh hoạt tình dục trong thời gian trở lại đây như thế nào? Có áp dụng biện pháp an toàn không, có quan hệ phức tạp với nhiều người không?
  • Hỏi về triệu chứng: Có ngứa ngáy hay cảm thấy đau ở các nốt sùi không? Nếu nốt sùi mọc ở quanh lỗ tiểu thì có tiểu ra máu cuối dòng không?

 

Chẩn đoán cận lâm sàng

 

Xét nghiêm pap chẩn đoán sùi mào gà ở nữ
Xét nghiêm Pap chẩn đoán sùi mào gà ở nữ

 

Ngoài chẩn đoán thông qua hình ảnh, triệu chứng, các bác sĩ còn có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các loại xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về bệnh tình, giai đoạn bệnh nhẹ hay nặng. Các loại xét nghiệm bao gồm:

 

  • Xét nghiệm HPV: Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật PCR hiện đại, kết quả cho thấy có tồn tại HPV trong cơ thể không? Số lượng virus thế nào?
  • Xét nghiệm Pap: Dành cho bệnh nhân nghi bị sùi mào gà cổ tử cung, bác sĩ sẽ tách mẫu tế bào từ vùng bị tổn thương để phân tích có tồn tại virus HPV không. Đồng thời tầm soát nguy cơ ung thư.
  • Xét nghiệm thông thường giúp bác sĩ loại trừ nguy cơ các bệnh xã hội khác lây qua đường tình dục như giang mai, HIV…
  • Sinh thiết: Nếu nốt sùi có trông không giống lắm với hình dáng đặc trưng của sùi mào gà, bác sĩ sẽ tách lấy mô bệnh phẩm từ nốt sùi và đem đi sinh thiết xem đó chính xác là gì, đồng thời tầm soát ung thư.

 

Bệnh sùi mào gà ở nữ có chữa được không? 6 Phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất

 

Bệnh sùi mào gà ở nữ có chữa được không? Câu trả lời là Có. Hiện nay, có 6 phương pháp trị sùi mào gà phổ biến nhất. Trong đó, 5 phương pháp sử dụng phẫu thuật/thủ thuật ngoại khoa và dùng thuốc tại nhà.

 

Cùng tìm hiểu các phương pháp này ngay sau đây:

 

Biện pháp can thiệp ngoại khoa

 

trị sùi mào gà bằng phẫu thuật

 

Biện pháp này được áp dụng khi nốt sùi của các chị em đã quá to, và lan nhanh. Chúng cần phải cắt bỏ ngy để tránh lan rộng các vùng da lành khác.

 

Có 5 phương pháp ngoại khoa phổ biến nhất bao gồm: Đốt điện, đốt laser, áp lạnh, ALA-PDT và phẫu thuật giúp giải quyết nhanh các nốt sùi về mặt triệu chứng.

 

Sau thủ thuật, do HPV vẫn còn tồn tại trong cơ thể, các chị em vẫn phải tiếp tục điều trị thuốc tại nhà để loại bỏ hết virus HPV để tránh nguy cơ tái phát bệnh.

 

Cách chữa sùi mào gà ở nữ tại nhà bằng thuốc

 

Larifan Ungo trị sùi mào gà

 

Đây là phương pháp điều trị bệnh dứt điểm tại nhà với cơ chế tiêu diệt nguyên căn bệnh từ bên trong cơ thể, HPV. Từ đó, nốt sùi được thu nhỏ và dần dần biến mất Nếu chị em chỉ đang sùi mào gà giai đoạn nhẹ, chỉ cần dùng thuốc là đủ.

 

Các loại thuốc được sử dụng phổ biến trong chữa bệnh sùi mào gà ở nữ bao gồm: Interferon alpha – 2b, Inosine pranobex, Cidofovir, Larifan…

 

Mình khuyên bạn nên sử dụng Larifan bởi đây là phương pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay được lưu hành tại Việt Nam có thể trị tận gốc bệnh sùi mào gà ở nữ trên các bộ phận khác nhau.

 

Cách phòng tránh tái phát bệnh sùi mào gà ở nữ

 

Phòng tránh tái phát sùi mào gà ở nữ sau điều trị

 

Bệnh sùi mào gà ở nữ gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cũng như là các bất tiện cho cuộc sống của các chị em.  Hơn nữa, nếu bệnh tái phát lại, triệu chứng sùi mào gà còn nặng hơn khi mắc bệnh lần đầu:

 

  • Không quan hệ bằng miệng và sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục với người lạ.
  • Chung thủy với 1 bạn tình sẽ giúp bạn giảm bớt nguy cơ bệnh tật đi rất nhiều.
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân là biện pháp rất tốt giúp bạn và đối tác biết được tình trạng sức khỏe của nhau để trang bị biện pháp bảo vệ phù hợp.
  • Tiêm vaccine HPV để tạo kháng thể chống chọi các nguy cơ mắc bệnh.
  • Không sử dụng đồ vệ sinh cá nhân với người khác, đặc biệt là với người lạ như: Quần áo (đặc biệt là đồ lót), bàn chải đánh răng, cốc nước, thìa, đũa…
  • Nếu có quan hệ phức tạp với nhiều bạn tình cùng lúc, hãy đi khám định kỳ để nếu có bệnh sẽ phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

 

Vậy là bạn đã tìm hiểu xong những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về bệnh sùi mào gà ở nữ rồi! Nếu bạn đang bị bệnh này và cần được giúp đỡ trong quá trình điều trị. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ qua hotline 0901 234 244 để nhận tư vấn từ chuyên gia. Hoặc:

 

5/5 - (1 bình chọn)

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Để tử cung khoẻ mạnh thì nữ giới nên hạn chế ăn đồ cay

Phụ nữ nên kiêng ăn gì để tử cung khoẻ mạnh?

8581

Để có một tử cung khoẻ mạnh, phụ nữ cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, Canxi, các chất chống oxy hoá và acid béo omega-3. Ngoài chế độ ăn lý tưởng, phụ nữ nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để tử...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

8595

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

8563

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...