5 dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ theo giai đoạn từ nhẹ đến nặng

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ

 

Biết được các dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ là việc cần thiết để bước đầu nhận biết mình có nguy cơ bị bệnh hay không để có hướng chữa trị phù hợp.

 

Đây là việc cần làm ngay nếu thấy nghi ngờ bởi bệnh sùi mào gà nếu trì hoãn, để lâu ngày sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ vùng sinh dục và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

Cùng MK Pharma tìm hiểu về chúng ngay sau đây:

 

Sùi mào gà ở nữ là gì?

 

Bệnh sùi mào gà ở nữ là bệnh được lây qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Bệnh gây ra các nốt u nhú, nốt sùi mọc thành từng chùm tạo thành hình giống như súp lơ hoặc cái mào gà. Một số chủng HPV còn có thể gây biến chứng ung thư.

 

Bệnh sùi mào gà ở nữ thường khởi phát ở bộ phận sinh dục, đôi khi là các bộ phận khác như: miệng lưỡi, tay, chân, trán, mắt,…

 

Đặc điểm của bệnh sùi mào gà ở nữ

 

đặc điểm của bệnh sùi mào gà ở nữ
Do cấu tạo của cơ quan sinh sản phức tạp nên dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ thường khó phát hiện bệnh hơn nam trong giai đoạn sớm.

 

Đặc điểm bệnh sùi mào gà ở nữ thường khó phát hiện hơn rất nhiều so với nam bởi cấu tạo sinh dục nữ phức tạp hơn nam giới và nằm sâu bên trong.

 

Tuy nhiên, bệnh sùi mào gà ở nữ thường có các đặc điểm nhận biết sau:

 

  • Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở nữ khá dài, khoảng 2 đến 9 tháng. Nếu chị em nào có sức đề kháng kém, giai đoạn phát bệnh sẽ đến nhanh hơn và ngược lại.
  • Ở nữ, sùi mào gà thường xuất hiện tại cơ quan sinh dục, gồm: Âm đạo, môi nhỏ, môi lớn, quanh vùng lỗ tiểu, sâu trong cổ tử cung và ở vùng miệng – lưỡi – họng (với người có thói quen quan hệ tình dục bằng miệng).
  • Nếu nốt sùi mào gà có kích thước nhỏ, chúng sẽ ít gây ra sự khó chịu gì cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu không chữa trị mà để bệnh tiến triển, nốt sùi sẽ lớn và phân bố dày đặc, gây ngứa ngáy, đau đớn và lở loét.

 

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nữ

 

Các nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nữ

 

Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu bệnh, bạn cần xem qua những nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở nữ. Nếu bạn không thuộc trường hợp nào trong các con đường gây bệnh sùi mào gà ở nữ dưới đây, khả năng cao bạn đã mắc bệnh khác.

 

Dưới đây là 5 con đường phổ biến nhất gây bệnh sùi mào gà ở nữ:

 

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Khi quan hệ tình dục không an toàn với người mang virus HPV, virus sẽ theo đường tinh dịch sẽ tấn công chị em gây sùi mào gà vùng sinh dục hoặc hậu môn. Nếu quan hệ bằng miệng, virus tiếp xúc với miệng lưỡi gây sùi mào gà ở lưỡi, ở họng và ở khoang miệng.
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân gần gũi như quần áo, khăn tắm với người mắc sùi mào gà: Các nốt sùi cọ xát với vào trang phục khiến virus bám trên đó. Khi bạn mặc chung, virus này có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bạn.
  • Hành động thân mật: Những hành động như ôm ấp, hôn nhau khiến các nốt sùi có cơ hội tiếp xúc vùng da với người lành. Từ đó, gây ra bệnh sùi mào gà ở nữ trên các bộ phận khác nhau.
  • Lây nhiễm qua vết thương hở: Nếu không may các chị em có vết thương hở tiếp xúc với nốt sùi mào gà của người khác thì sự lây nhiễm rất có thể sẽ xảy ra.

 

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ theo từng giai đoạn

Để các bạn dễ dàng có thể tra cứu tình trạng bệnh tình của mình như thế nào, sau đây MK Pharma sẽ giúp bạn giải đáp các dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ theo từng giai đoạn nhé!

 

Infographic dấu hiệu của từng giai đoạn sùi mào gà ở nữ

 

Giai đoạn ủ bệnh

 

Giai đoạn ủ bệnh là thời điểm virus HPV đã xâm nhập vào cơ thể nhưng không gây triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ đến mức khó nhận ra. Trong giai đoạn này, không có bất cứ cảm giác đau đớn hay ảnh hưởng gì trong cơ thể người bệnh về mặt lâm sàng.

Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 – 9 tháng, có thể cao hơn hoặc ít hơn tùy theo cơ địa đề kháng của mỗi người. Theo nhiều ghi nhận cho thấy, thời gian ủ bệnh phổ biến nhất trong các ca sùi mào gà ở nữ là trong vòng 3 tháng.

 

Giai đoạn khởi phát

 

Sau khi ủ bệnh trong thời gian đủ lâu, dấu hiệu bệnh bắt đầu phát ra các triệu chứng rõ ràng hơn. Đây được coi là sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu:

  • Nổi các nốt u nhú giống mụn cơm có thể gây ngứa ngáy cho người bệnh nhưng không đau rát.
  • Các nốt u nhú mọc lẻ tẻ, phân bố với số lượng ít, rải rác hoặc mọc theo cụm nhỏ.
  • Các nốt sùi có màu đỏ, trắng hồng hoặc xám, tùy theo sùi mào gà phát bệnh ở bộ phận nào trên cơ thể.

Một số vị trí thường thấy sùi mào gà ở nữ là âm đạo, phần môi lớn môi nhỏ, cổ tử cung, vùng lỗ tiểu, hậu môn. Ngoài ra, sùi mào gà còn có thể xuất hiện ở các bộ phận khác như vùng miệng, lưỡi, họng, mắt, tay, chân,…

Nếu sùi mào gà xuất hiện ở vùng lỗ tiểu (niệu đạo), có thể xuất hiện hiện tượng tiểu ra máu. Còn nếu ở vùng hậu môn, chúng khiến người bệnh đi ngoài phân máu, rất dễ khiến người bệnh nhầm với trĩ hoặc các bệnh liên quan đến trực tràng, đại tràng,…

 

Giai đoạn phát triển

 

Nếu tiếp tục để dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ tiến triển mà không có biện pháp kiểm soát, triệu chứng sẽ chuyển nặng dần với các triệu chứng rất rõ ràng như sau: Nốt sùi mọc chùm, nở to giống hình cái mào gà hoặc súp lơ và lan rộng ra xung quanh. Những nốt này khi chạm nhẹ vào sẽ vỡ ra làm chảy mủ, lở loét và có thể gây mùi hôi khó chịu.

 

Ở giai đoạn này, vùng tổn thương sẽ gây cho các chị em bệnh nhân đau nhức dữ dội. Đối với nốt sùi ở hậu môn, chúng khiến bệnh nhân có triệu chứng như táo bón, nốt sùi vỡ ra khiến đi ngoài phân máu.

 

Giai đoạn biến chứng

 

Đây là được coi là giai đoạn cuối của các dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ, ẩn chứa những mối nguy hiểm tiềm tàng khi bệnh không được khắc phục trong thời gian quá lâu.

 

Bệnh nhân sẽ bị bội nhiễm, viêm loét do nốt sùi vỡ ra ngày càng nhiều tiềm ẩn nguy cơ hoại tử, gây ra hàng loạt các viêm nhiễm khác, chảy mủ bốc ra mùi hôi khó chịu. Biến chứng nặng nhất cuối cùng là gây ung thư vùng bị sùi mào gà.

 

Giai đoạn sùi mào gà tái phát

 

Sau khi đã được chữa khỏi bệnh, nếu bệnh nhân không tuân thủ các biện pháp được bác sĩ chỉ định về cách sinh hoạt và kiêng cữ thì bệnh sùi mào gà có thể sẽ tái phát trở lại. Các chị em chữa bệnh không triệt để hoặc có sức đề kháng yếu cũng có nguy cơ bị tái phát rất cao.

 

Lưu ý: Khi bệnh tái phát lại, dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ sẽ nặng hơn so với lần đầu mắc. Do vậy, các chị em phải kiên trì đến cùng trong các liệu pháp chữa bệnh để khỏi sùi mào gà dứt điểm.

 

Các biến chứng và hệ lụy của bệnh sùi mào gà ở phụ nữ

 

biến chứng và hệ lụy của sùi mào gà ở nữ

 

Sùi mào gà là bệnh có khả năng biến chứng rất cao, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ có các hệ lụy rất khó lường:

 

  • Sinh ra bệnh phụ khoa nguy hiểm: Sùi mào gà nữ giới nếu xuất hiện trên bộ phận sinh dục có thể gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm như: Viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu…
  • Gây cản trở trong quan hệ tình dục: ngoài khả năng lây lan cao, sùi mào gà còn khiến hai bên cảm thấy vướng víu, khó chịu, thậm chí là đau đớn khi “lâm trận”. Người nữ có thể bị chảy máu, lở loét hơn vùng sùi do ma sát trong quá trình giao hợp.
  • Áp lực về tâm lý: Do là bệnh xã hội, lây nhiễm qua đường tình dục, các chị em thường sẽ bị các ánh mắt kỳ thị, dò xét từ những người xung quanh. Điều này gây áp lực không nhỏ cho bệnh nhân, nhất là trong xã hội còn khắt khe với phụ nữ.
  • Tăng nguy cơ ung thư: Nếu mắc phải HPV tuýp 16 và 18, nữ giới sẽ nguy cơ cao mắc biến chứng ung thư. Một số bệnh ung thư nguy hiểm có thể kể đến như: ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư lưỡi,…
  • Lây từ mẹ sang con: Người mẹ mang bệnh sùi mào gà sẽ có tỷ lệ rất cao lây nhiễm sang cho con trong quá trình mang thai.

 

Nếu đã mắc bệnh sùi mào gà, mình khuyên các chị em nên sử dụng Larifan bởi đây là cách chữa sùi mào gà ở nữ tại nhà đầu tiên và duy nhất hiện nay có thể trị tận gốc mà không cần phải đi phẫu thuật.

 

Trên đây là các dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ điển hình mà bất cứ ai nếu đang nghi ngờ mình bị bệnh đều phải biết. Nếu bạn đang cần bất cứ sự trợ giúp, tư vấn nào về bệnh từ đội ngũ chuyên gia Y tế uy tín từ MK Pharma, hãy liên hệ qua:

 

5/5 - (1 bình chọn)

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Để tử cung khoẻ mạnh thì nữ giới nên hạn chế ăn đồ cay

Phụ nữ nên kiêng ăn gì để tử cung khoẻ mạnh?

8492

Để có một tử cung khoẻ mạnh, phụ nữ cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, Canxi, các chất chống oxy hoá và acid béo omega-3. Ngoài chế độ ăn lý tưởng, phụ nữ nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để tử...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

8507

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

8479

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...