Sùi mào gà: 23+ hình ảnh, nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm

Sùi mào gà có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như vô sinh, hiếm muộn, ung thư tinh hoàn ở nam, ung thư cổ tử cung ở nữ nếu bệnh không được điều trị kịp thời. Tên gọi khác của bệnh là mụn cóc sinh dục, bệnh mồng gà, lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn.

Sùi mào gà có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như vô sinh, hiếm muộn, ung thư
Sùi mào gà có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như vô sinh, hiếm muộn, ung thư

1. Sùi mào gà có nguyên nhân do đâu?

Virus gây bệnh sùi mào gà là Human Papillomavirus (HPV), loại virus thường gây tổn thương ở vùng niêm mạc hoặc bán niêm mạc. Một số người sẽ xuất hiện mụn cóc ở bộ phận sinh dục sau khi nhiễm virus khoảng vài tuần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mụn cóc xuất hiện sau vài tháng hoặc vài năm.

Chủng virus gây bệnh sùi mào gà rất đa dạng, trong đó có 2 chủng phổ biến nhất là HPV-6 và HPV-11. Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện rõ rệt khi nhiễm virus rất thấp, khoảng 1 – 2%. Do đó, nhiều người bệnh vô tình làm lây lan virus sang cho người lành.

Các con đường lây nhiễm của sùi mào gà chủ yếu là:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, đây là nguyên nhân chính làm phát tán virus sùi mào gà. Dù quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, miệng hay hậu môn cũng đều có nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà cho bạn tình.
  • Lây nhiễm qua vô tình tiếp xúc vết thương hở, dịch mủ, vết xước, máu của bệnh nhân cũng có thể khiến virus sùi mào gà xâm nhập vào cơ thể.
  • Lây từ mẹ sang con nhưng tỷ lệ này rất thấp. Trẻ sơ sinh bị sùi mào gà thường sẽ xuất hiện ở vùng hầu họng, gây cản trở đường thở cũng như ăn uống và có thể phải can thiệp ngoại khoa.
  • Virus sùi mào gà tồn tại trong máu và dịch mủ của người bệnh, vì thế việc sử dụng chung một số đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồ lót,… cũng có thể khiến virus HPV lây truyền sang người lành và gây bệnh.
Chủng virus gây bệnh sùi mào gà rất đa dạng, trong đó có 2 chủng phổ biến nhất là HPV-6 và HPV-11
Chủng virus gây bệnh sùi mào gà rất đa dạng, trong đó có 2 chủng phổ biến nhất là HPV-6 và HPV-11

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh là:

  • Người quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình.
  • Người bị mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai,…
  • Người quan hệ tình dục sớm.
  • Người có hệ miễn dịch kém, hút thuốc lá,…

2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh sùi mào gà

Thời gian ủ bệnh bệnh nhân thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, người bệnh mới đi thăm khám. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn.

Ở giai đoạn đầu, các nốt sùi thường rất nhỏ, có màu da hoặc hồng nhạt nên khó phát hiện. Sờ vào nốt sùi thấy mịn hoặc gồ ghề. Khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, các nốt sùi sẽ mọc thành từng đám, có hình như mào gà hoặc súp lơ, bên trong có chứa dịch mủ có mùi khó chịu. 

Ngoài ra, tùy vào giới tính mà sùi mào gà cũng có các triệu chứng khác nhau là:

2.1. Triệu chứng sùi mào gà ở nam giới

  • Các nốt sùi thường xuất hiện ở dương vật, bìu, nếp gấp bẹn, xung quanh hậu môn.
  • Nốt sùi mọc ở cơ quan sinh dục gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau khi quan hệ tình dục.
  • Ngoài cơ quan sinh dục, nốt sùi có thể xuất hiện ở các vị trí khác như miệng, môi, lưỡi, cổ họng,…

2.2. Triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới

  • Các nốt sùi ở nữ thường xuất hiện ở các cơ quan như âm đạo, hậu môn, cổ tử cung,…
  • Cũng giống như nam giới, các nốt sùi có thể xuất hiện ở một số bộ phận khác như miệng, môi, cổ họng, hậu môn,… gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, tăng tiết dịch âm đạo và đau khi quan hệ tình dục.

Khi có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây, tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể:

  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu buốt, tiểu rát.
  • Bộ phận sinh dục có dấu hiệu bất thường như tăng tiết dịch, có mùi hôi,..

3. 23+ Hình ảnh sùi mào gà ở cả nam và nữ

Dưới đây là hình ảnh các nốt sùi mào gà điển hình ở cả nam và nữ

4. Bệnh sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?

Khi được chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho virus sùi mào gà. Điều này có nghĩa có thể bệnh nhân phải sống chung với virus trong thời gian dài.

Tỷ lệ chữa khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố sau:

4.1. Tình trạng bệnh

Bệnh sùi mào gà có chữa được không cần căn cứ đầu tiên vào tình trạng bệnh. Chắc chắn những trường hợp sùi mào gà ở giai đoạn nhẹ, lúc các nốt sùi chưa lan rộng, được điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn so với khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Hơn nữa, bệnh ở giai đoạn nặng việc điều trị cũng sẽ tốn kém và khó khăn hơn.

4.2. Thể trạng bệnh nhân

Việc tập trung để chữa dứt điểm một bệnh lý sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc phải điều trị cùng lúc nhiều vấn đề. Nếu người bệnh sùi mào cũng mắc các bệnh lý khác về sức khỏe thì rất có thể virus HPV sẽ có điều kiện thuận lợi để sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cần cân nhắc những rủi ro và quyết định phương pháp điều trị sao cho hiệu quả nhất, vừa giải quyết được sùi mào gà vừa điều trị các bệnh lý khác.

Nếu người bệnh sùi mào cũng mắc các bệnh lý khác về sức khỏe thì rất có thể virus HPV sẽ có điều kiện thuận lợi để sinh sôi
Nếu người bệnh sùi mào cũng mắc các bệnh lý khác về sức khỏe thì rất có thể virus HPV sẽ có điều kiện thuận lợi để sinh sôi

Ngoài ra, với những người có sức đề kháng tốt, thể trạng tốt thì việc điều trị cũng như thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn so với người có sức đề kháng yếu.

4.3. Phương pháp điều trị

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả điều trị sùi mào gà. Việc sử dụng đúng phương pháp điều trị sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và tránh tái phát. Do đó, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám bởi các bác sĩ chuyên môn cao cũng như trang thiết bị hiện đại.

5. 7+ phương pháp điều trị sùi mào gà hiệu quả nhất hiện nay

Nguyên tắc điều trị sùi mào gà là:

  • Loại bỏ sang thương và những thương tổn tiền ung thư.
  • Kiểm soát nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Điều trị cho cả bạn tình của người bệnh để ngăn ngừa bệnh tái nhiễm.

Hiện nay, sùi mào gà được điều trị chủ yếu bằng thuốc hoặc ngoại khoa. Thuốc được sử dụng trong trường hợp các nốt sùi còn nhỏ, chưa lan rộng hoặc kết hợp sử dụng thuốc sau cắt đốt để ngăn ngừa tái phát.

Lựa chọn phương pháp điều trị sùi mào gà nào bác sĩ cần dựa trên nhiều yếu tố
Lựa chọn phương pháp điều trị sùi mào gà nào bác sĩ cần dựa trên nhiều yếu tố

Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp nốt sùi to, lan rộng và người bệnh muốn loại bỏ nốt sùi nhanh chóng. 

Dưới đây là một số cách điều trị sùi mào gà phổ biến, thường dùng nhất:

5.1. Điều trị sùi mào gà với thuốc bôi Larifan Ungo

Liều dùng:

  • 3 lần/ngày.
  • Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng

5.2. Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 80 – 90%

Thuốc được bôi cho các tổn thương nhỏ, ẩm ướt.

  • Liều dùng: bôi 1 lần/ngày trong tối đa 6 tuần. 
  • Cách dùng: rửa sạch vùng da có nốt sùi và bôi thuốc lên. Chú ý tránh bôi lên các vùng da lành.

5.3. Kết hợp Larifan và Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 80 – 90%

Để nâng cao hiệu quả, bạn có thể kết hợp dùng 2 loại thuốc này như sau:

  • Bôi Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 80 – 90%.
  • Sau 3 giờ rửa sạch, bôi tiếp Larifan. Mỗi lần bôi cách nhau tối thiểu 2 tiếng và không cần rửa sạch sau khi bôi. Ngày sử bôi 3 lần.
  • Khi nốt sùi chuyển sang màu trắng thì dừng bôi TCA, chỉ sử dụng Larifan liên tục 2 tháng để ngăn ngừa tái phát.  

5.4. Đốt điện

Đây phương pháp dùng sóng cao tần chiếu vào nốt sùi để tiêu diệt virus HPV. Thời gian đốt khoảng 1 giờ, 1 liệu trình đốt khoảng 3 lần và mỗi lần cách nhau 2 – 3 tuần. 

Người bệnh có thể sẽ bị đau và sưng tại vị trí đốt. Phương pháp này chống chỉ định cho những tổn thương gần hậu môn hoặc bệnh nhân đang sử dụng máy tạo nhịp tim.

5.5. Áp lạnh

Phương pháp này sử dụng nitơ ở nhiệt độ cực lạnh để áp lên các nốt sùi mào gà, từ đó phá hủy tế bào và tiêu diệt virus. Phương pháp này cũng cần thực hiện nhiều lần và có thể gây tác dụng phụ là sưng, đau và cần thời gian để hồi phục.

Đốt lạnh sử dụng nitơ ở nhiệt độ cực lạnh để áp lên các nốt sùi mào gà
Đốt lạnh sử dụng nitơ ở nhiệt độ cực lạnh để áp lên các nốt sùi mào gà

5.6. Đốt laser

Tia laser là chùm ánh sáng có cường độ cao sẽ được chiếu vào nốt sùi, xâm nhập sâu vào tổ chức sùi mào gà để tiêu diệt virus, đốt cháy và làm nốt sùi teo lại. Chi phí điều trị của phương pháp này khá cao nên thường được chỉ định cho trường hợp sùi mào gà tái phát nhiều lần cũng như tổn thương lan rộng.

5.7. Phẫu thuật 

Nếu trường hợp người bệnh bị sùi mào gà lan rộng, các tổn thương có đường kính > 5cm và không bị suy giảm miễn dịch, không tăng huyết áp, không mang thai,… thì có thể áp dụng phương pháp này. 

6. Những lưu ý khi điều trị sùi mào gà

Khi bị sùi mào gà, người bệnh chú ý một số vấn đề sau:

6.1. Chọn lựa cơ sở y tế uy tín

Do tâm lý e ngại, tự ti mà nhiều người lựa chọn tìm đến các phòng khám nhỏ, ít người biết đến với hy vọng không ai nhận ra mình. Tuy nhiên việc này là hết sức sai lầm. Khi điều trị sùi mào gà, bạn cần chú ý lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Một số yếu tố đánh giá phòng khám uy tín, chất lượng là:

  • Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, tận tình với bệnh nhân.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, giúp người bệnh tiếp cận với các phương pháp điều trị tối ưu.
  • Bảng giá niêm yết công khai, tránh tình trạng chặt chém.
  • Thông tin của bệnh nhân được bảo mật tuyệt đối.
  • Được đánh giá tốt từ các bệnh nhân khác đã từng thăm khám và điều trị.

6.2. Tuân thủ tuyệt đối phác đồ của bác sĩ

Quá trình điều trị sùi mào gà là một quá trình lâu dài, cần sự kiên trì của bệnh nhân. Có rất nhiều bệnh nhân khi thấy bệnh tình thuyên giảm đã tự ý bỏ dở điều trị dẫn đến sùi mào gà tái phát nhiều lần. 

Quá trình điều trị sùi mào gà là một quá trình lâu dài, cần sự kiên trì của bệnh nhân
Quá trình điều trị sùi mào gà là một quá trình lâu dài, cần sự kiên trì của bệnh nhân

Do đó, khi đã điều trị sùi mào gà, bệnh nhân cần chú ý:

  • Không bỏ dở quá trình điều trị.
  • Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng dùng thuốc hoặc đổi phương pháp điều trị khác.
  • Nếu thấy cơ thể bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

6.3. Kiêng quan hệ tình dục

Sùi mào gà có quan hệ được không, chồng bị sùi mào gà có lây cho vợ được không là những thắc mắc thường gặp của người bị bệnh. Bệnh nhân sùi mào gà không nên quan hệ tình dục khi đang mắc bệnh hoặc đang điều trị nhưng chưa khỏi bởi có thể lây nhiễm cho bạn tình cũng như làm các nốt sùi tổn thương nặng hơn.

Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân cần ngừng hẳn quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị. Vậy cụ thể người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục trong bao lâu? Thời gian kiêng quan hệ tình dục còn tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân như mức độ tổn thương, khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị,… 

Thông thường, 2 tuần đầu tiên sau khi chấm dứt điều trị sùi mào gà, bệnh nhân vẫn nên kiêng quan hệ tình dục. Ngoài ra, 6 tháng tiếp theo sau điều trị khi quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su cũng như các biện pháp bảo vệ khác để tránh lây nhiễm virus.

6.4. Vệ sinh tổn thương đúng cách

Trong quá trình điều trị sùi mào gà, việc vệ sinh tổn thương đúng cách sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Cụ thể, bệnh nhân sùi mào gà cần chú ý các vấn đề sau:

  • Rửa vùng kín, thương tổn bằng dung dịch vệ sinh có độ pH trung bình hoặc nước muối ấm pha loãng.
  • Giữ cho vùng da điều trị luôn không thoáng, sạch sẽ để ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm hại gây bệnh.
  • Quần lót thay thường xuyên và cần được diệt khuẩn trước khi mặc.
  • Không tắm sông hồ hoặc nơi công cộng khi vết thương chưa lành hẳn.
Cần vệ sinh nốt sùi đúng cách để việc điều trị đạt hiệu quả cao
Cần vệ sinh nốt sùi đúng cách để việc điều trị đạt hiệu quả cao

Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm và chưa có thuốc đặc trị, dễ tái phát và để lại biến chứng nguy hiểm. Do đó, trong quá trình điều trị, người bệnh sùi mào gà cần chủ động tìm hiểu kiến thức, nâng cao hiểu biết việc điều trị hiệu quả hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này
Tag : Sùi Mào Gà,

Tin tức liên quan

Để tử cung khoẻ mạnh thì nữ giới nên hạn chế ăn đồ cay

Phụ nữ nên kiêng ăn gì để tử cung khoẻ mạnh?

8670

Để có một tử cung khoẻ mạnh, phụ nữ cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, Canxi, các chất chống oxy hoá và acid béo omega-3. Ngoài chế độ ăn lý tưởng, phụ nữ nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để tử...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

8685

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

8648

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...