5 nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở nữ phổ biến và cách trị tối ưu

nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở nữ

 

Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ sùi mào gà ở nữ cao hơn so với nam bởi âm đạo của nữ giới luôn ẩm ướt, là môi trường thuận lợi để HPV sinh sôi phát triển gây bệnh sùi mào gà.

 

Biết rõ các nguyên nhân, con đường gây sùi mào gà sẽ giúp các chị em mắc bệnh có hướng điều trị đúng, đồng thời có biện pháp chống lây lan tới những người thân yêu xung quanh được hiệu quả hơn.

 

Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở nữ ngay sau đây:

 

Sùi mào gà ở nữ là gì?

 

Sùi mào gà ở nữ là bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV trực tiếp gây ra với đặc trưng là các nốt sùi có hình súp lơ hoặc là cái mào gà. Chúng mọc riêng lẻ hoặc theo từng đám trên bộ phận sinh dục, vùng miệng – lưỡi – họng, trán, mắt,…

 

Hiện nay, có 2 nhóm tuýp virus chính gây bệnh Sùi mào gà ở nữ, bao gồm:

 

  • HPV sinh ung (còn được gọi là nguy cơ cao): có tổng cộng 15 – 20 tuýp, thường gặp nhất là HPV tuýp 16 và 18 gây bệnh ung thư cổ tử cung.
  • HPV không sinh ung (còn được gọi là nguy cơ thấp): có 2 tuýp HPV 6 và 11 gây sùi mào gà nhưng không biến chứng thành ung thư.

 

Đặc điểm bệnh sùi mào gà ở nữ

 

Theo thống kê năm 2018, số ca sùi mào gà ở nữ giới có tốc độ tăng nhanh gấp 2 lần so với nam và vẫn còn đang gia tăng….

 

Đáng chú ý, bệnh sùi mào gà ở nữ có thời gian ủ bệnh lâu hơn so với nam. Triệu chứng trong thời kỳ ủ bệnh và giai đoạn đầu ở các chị em thường không rõ ràng và cực kỳ khó để phát hiện. Chúng chỉ là một nốt rất nhỏ mọc lên ở một vị trí ngẫu nhiên trên cơ thể. Điều này khiến chị em thường bỏ qua, làm bỏ lỡ cơ hội chữa bệnh từ sớm.

 

Nếu để bệnh diễn tiến lâu mà không có phương án chữa trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Thậm chí gây ra một số biến chứng khó lường như lở loét, hoại tử, thậm chí là ung thư.

 

Virus HPV ưa sống trong môi trường ẩm ướt, do đó chúng chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục. Do đó, các chị em nào có cơ địa sinh dục ẩm ướt, hoặc bị viêm nhiễm vùng này hay hệ miễn dịch kém… là đối tượng rất dễ mắc bệnh sùi mào gà.

 

Do vậy, nếu bạn là đối tượng có nguy cơ và đã thuộc trường hợp trong các nguyên nhân gây bệnh mà MK Pharma liệt kê sau đây, hãy đi khám để nhận biết bệnh sớm. Điều này giúp bạn được chữa trị kịp thời, giúp mau chóng lành bệnh.

 

Nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở nữ – Các con đường lây nhiễm điển hình

Các nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nữ

 

Nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở nữ thường gây ra bởi các con đường sau:

 

Quan hệ tình dục không an toàn

 

Đây được coi là nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở nữ chủ yếu vì HPV rất ưa sống trong môi trường ẩm ướt như bộ phận sinh dục. Khi quan hệ tình dục không an toàn, cơ thể nam nữ sẽ đồng thời tiết dịch làm ẩm bộ phận sinh dục như một chất “bôi trơn” tự nhiên, tạo môi trường sống lý tưởng cho HPV.

 

Khi đó, tinh dịch chứa virus từ người đàn ông tiếp xúc trực tiếp vào âm hộ gây bệnh sùi mào gà cho các chị em. Điều này cũng tương tự nếu quan hệ tình dục ở các vùng ẩm ướt khác như: miệng, hậu môn.

 

Sử dụng chung quần áo, giày dép

 

Các bạn nữ còn trẻ thường sẽ ở ghép, bên cạnh đó, các chị em thường có thói quen mua đồ pass lại cho rẻ. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người có thói quen mặc chung đồ hơn…

 

Nếu không may người cho bạn mượn đồ bị sùi mào gà, bạn cũng sẽ bị lây bởi các nốt sùi khi cọ xát vào quần áo, giày dép khiến virus bám lên trang phục.

 

Lây nhiễm qua vết thương hở

 

Nếu không may người bình thường có vết thương hở vô tình tiếp xúc nốt sùi mào gà của người bệnh của thì cũng sẽ có sự lây nhiễm xảy ra.

 

Hành động thân mật

 

Hành động thân mật kiểu ôm ấp, hôn nhau với người bị sùi mào gà cũng là nguyên nhân lây nhiễm bệnh. Bởi khi đó các nốt sùi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với vùng da của người khác, khiến virus HPV dễ dàng xâm nhập

 

Các đối tượng dễ bị lây nhiễm sùi mào gà ở nữ

 

Nếu chị em là một trong những đối tượng sau đây, các bạn có nguy cơ mắc sùi mào gà hơn người bình thường:

 

  • Quan hệ không an toàn với người lạ
  • Có nhiều bạn tình
  • Đã bị các bệnh đường tình dục khác
  • Có cơ địa miễn dịch kém
  • Nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch
  • Đang dùng thuốc chống thải ghép
  • Người hút thuốc lá.

 

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ

 

Infographic các dấu hiệu sùi mào gà ở nữ

 

Sùi mào gà ở nữ đôi khi khó phát hiện hơn nam giới bởi cấu tạo sinh dục nằm sâu bên trong cơ thể. Tuy là khó phát hiện, nhưng có một số dấu hiệu điển hình như sau:

 

  • Nốt sùi thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé, bên trong cổ tử cung hoặc hậu môn. Nếu chị em quan hệ bằng miệng, nốt sùi sẽ dễ xuất hiện ở vùng lưỡi, khoang miệng hoặc dưới cuống họng,…
  • Ở giai đoạn đầu, kích thước nốt sùi nhỏ li ti, cỡ 1-2mm. Chúng thường trùng với màu da nên rất khó nhìn. Chúng mềm và sờ vào thì hơi ráp.
  • Nếu bệnh để lâu, các nốt sùi này sẽ nở to, lan ra thành chùm tạm thành hình súp lơ hoặc giống như cái mào gà gây ngứa ngáy, khó chịu. Khi chạm nhẹ, chúng rất dễ vỡ ra, chảy mủ. Trong giai đoạn nặng, các nốt sùi khi chảy mủ sẽ tạo mùi hôi rất khó chịu.
  • Nghiêm trọng hơn, các nốt sùi giai đoạn muộn còn gây ra các biến chứng như lở loét, hoại tử gây viêm nhiễm nặng. Nếu nốt sùi ở bộ phận sinh dục, nó có thể khiến chị em bị tiểu rắt, tiểu buốt. Nếu ở hậu môn thì khó đi ngoài, có khi đi ngoài ra máu vì nốt sùi vỡ ra.
  • Một số trường hợp ghi nhận còn khiến người bệnh chán ăn, suy nhược cơ thể, sốt và nổi nhiều hạch.

 

Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ

Larifan Ungo trị sùi mào gà

Thông thường, để điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ, sẽ có 2 phương pháp: Dùng thuốc và Thủ thuật/Phẫu thuật ngoại khoa kết hợp dùng thuốc.

 

Nếu chị em đang ở giai đoạn nhẹ của sùi mào gà, các nốt u nhú đang nhỏ thì chỉ cần sử dụng thường xuyên các thuốc bôi, thuốc uống và các sản phẩm uống tăng cường miễn dịch cho đến khi lành bệnh. Thuốc sẽ giúp bạn diệt virus từ bên trong cơ thể, từ đó vết sùi sẽ được thu nhỏ dần và biến mất.

 

Một số loại thuốc thường được sử dụng là:  Interferon alpha – 2b, Inosine pranobex, Cidofovir, Imiquimod, Larifan Ungo,…

 

Trong số các loại thuốc trên, mình khuyên bạn nên sử dụng Larifan Ungo bởi đây là cách chữa sùi mào gà ở nữ tại nhà đầu tiên và duy nhất hiện nay được phép lưu hành tại Việt Nam có thể trị tận gốc bệnh mà không cần phải đi phẫu thuật.

 

Đối với các chị em đang có nốt sùi to, và lây lan nhanh thì cần khắc phục ngay bằng thủ thuật/phẫu thuật ngoại khoa để ngăn chặn kịp thời. Một số phương pháp hiện nay thường sử dụng trong trị sùi mào gà ở nữ là đốt điện, áp lạnh, đốt laser, cắt nạo,…

 

Sau khi loại bỏ hết tổn thương, do virus vẫn nằm trong cơ thể, các chị em nên tiếp tục dùng thuốc như Larifan Ungo để tăng cường miễn dịch để loại bỏ hoàn toàn virus HPV trong cơ thể, tránh bệnh tái phát lại.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến các nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở nữ cùng các phương pháp điều trị tối ưu. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay cần sự trợ giúp, hãy liên hệ ngay tới hotline: 0​​901 234 244 hoặc Chat Zalo để nhận được sự tự vấn từ chuyên gia Y tế giàu kinh nghiệm của MK Pharma.

5/5 - (2 bình chọn)

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Để tử cung khoẻ mạnh thì nữ giới nên hạn chế ăn đồ cay

Phụ nữ nên kiêng ăn gì để tử cung khoẻ mạnh?

8493

Để có một tử cung khoẻ mạnh, phụ nữ cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, Canxi, các chất chống oxy hoá và acid béo omega-3. Ngoài chế độ ăn lý tưởng, phụ nữ nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để tử...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

8508

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

8480

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...