Bệnh sùi mào gà ở nữ có chữa được không? 6 cách trị hiệu quả

86 / 100

Bệnh Sùi Mào Gà Ở Nữ Có Chữa Được Không

 

“Bệnh sùi mào gà ở nữ có chữa được không?” là câu hỏi thường thấy trong hòm thư tư vấn của chúng tôi từ những bạn mới phát hiện mình mắc bệnh sùi mào gà.

 

Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên và giới thiệu tới bạn 6 phương pháp trị bệnh hiệu quả và phổ biến hiện nay.

 

Sùi mào gà ở nữ là gì?

 

Sùi mào gà ở nữ là một trong những bệnh thuộc nhóm lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Bệnh gây ra bởi virus HPV (Human Papilloma Virus), với các tổn thương đặc trưng là những u nhú, nốt sần màu trắng hồng có hình dáng súp lơ hoặc cái mào gà.

 

Chúng được phân bố chủ yếu tại bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, đôi khi sùi mào gà còn xuất hiện ở miệng, lưỡi, họng, tay, chân,…

Virus HPV tuýp 6 và 11 được xác định thường thấy nhất trong các ca sùi mào gà. Cá biệt, có một số loại virus HPV tuýp cao 16, 18, 31, 33, 35 có thể gây biến chứng ung thư và loạn sản tế bào.

 

Fact: Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2016, đã có khoảng 300 triệu phụ nữ nhiễm virus HPV.

 

Triệu chứng thường gặp của sùi mào gà ở nữ

Infographic Các Dấu Hiệu Sùi Mào Gà Ở Nữ

 

Sùi mào gà ở nữ trong giai đoạn nhẹ thường diễn tiến âm thầm bởi cấu tạo sinh dục nằm sâu bên trong. Tuy nhiên, có một vài dấu hiệu nhận biết như sau:

 

Nốt u nhú sùi mào gà thời điểm này có màu hồng hoặc trắng hồng, mềm, hơi sần khi sờ vào. Một số vị trí dễ xuất hiện vết sùi nhất trên bộ phận sinh dục của các chị em là âm đạo, âm hộ, trong cổ tử cung, quanh lỗ tiểu, hậu môn, vùng háng bẹn, đùi.

 

Nếu bị sùi mào gà ở bộ phận khác có biểu hiện rõ hơn nhưng vẫn rất khó khăn để phát hiện bởi nốt sùi chỉ cỡ 1-2mm, rất dễ nhầm với mụn hay nốt nhiệt. Bên cạnh đó, chúng còn không gây đau hay ngứa khiến chị em thường chủ quan và bỏ qua chúng ở giai đoạn sớm.

 

Do đó, bệnh nhân thường chỉ phát hiện được mình bị sùi mào gà khi các khối u nhú đã lan rộng và to hơn với hình dáng như súp lơ hoặc mào con gà. Khi chạm phải các nốt này, chúng sẽ vỡ ra và chảy mủ. Để bệnh diễn tiến lâu hơn nữa, chị em còn có thể có các triệu chứng như mùi hôi khó chịu, lở loét, hoại tử, viêm nhiễm,…

 

Nếu phát hiện các triệu chứng trên, chị em dù giai đoạn nào cũng nên đi khám ngay. Chữa trị càng sớm, cơ hội khỏi bệnh càng cao và nhanh chóng!

 

Phương pháp chẩn đoán bệnh sùi mào gà ở nữ

 

Khi đi khám, các bác sĩ có thể sẽ tiến hành các biện pháp chẩn đoán sau để xác định được chính xác tình trạng bệnh tình của các chị em:

 

Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn Đoán Sùi Mào Gà Dựa Trên Triệu Chứng Lâm Sàng

 

Chẩn đoán lâm sàng có nghĩa là bác sĩ dựa vào triệu chứng bệnh và hỏi các chị em cảm thấy thế nào, tình trạng bệnh sử, sinh hoạt của chị em ra sao? Kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất:

 

  • Hỏi về quá trình sinh hoạt tình dục của bệnh nhân, có phức tạp không? Thời điểm nghi ngờ lây nhiễm.
  • Kiểm tra vùng tổn thương nghi sùi mào gà. Đánh giá kích thước nốt sùi, số lượng bao nhiêu, nằm ở vị trí nào, tính chất nốt sùi ra sao?
  • Hỏi bệnh nhân về các triệu chứng khác như: có ngứa ngáy, đau đớn ở vùng tổn thương không? Nếu nghi sùi mào gà ở vùng niệu đạo thì có tiểu ra máu cuối dòng không?

 

Chẩn đoán cận lâm sàng

 

Xét Nghiêm Pap Chẩn Đoán Sùi Mào Gà Ở Nữ
Xét nghiêm pap chẩn đoán sùi mào gà ở nữ

 

Bên cạnh chẩn đoán thông quan triệu chứng, bác sĩ có thể yêu cầu các chị em làm các xét nghiệm sau:

 

  • Xét nghiệm HPV: Đây là loại xét nghiệm sử dụng kỹ thuật PCR hiện đại, giúp xác định chính xác bệnh nhân có thực sự nhiễm HPV hay không, xác định loại tuýp HPV và lượng HPV trong cơ thể để có phương án điều trị phù hợp nhất.
  • Xét nghiệm Pap: Xét nghiệm này cho các chị em nghi sùi mào gà cổ tử cung. Chúng thu thập tế bào ở vùng tổn thương để xác định được có mắc HPV không và các bất thường khác như ung thư.
  • Xét nghiệm để loại trừ các bệnh khác cũng lây qua đường tình dục như giang mai, HIV…
  • Sinh thiết: Nếu vết sùi không đặc trưng và dễ nhầm lẫn nếu chỉ chẩn đoán bằng triệu chứng, bác sĩ sẽ lấy các mô bệnh học ở vết tổn thương để xác định tổn thương chính xác là gì và tầm soát nguy cơ ung thư.

 

Bệnh sùi mào gà ở nữ có chữa được không?

 

Bệnh sùi mào gà ở nữ có chữa được không? là câu hỏi thường được các chị em quan tâm khi không may mắc bệnh. Câu trả lời ở đây là: Có. Nếu bệnh sùi mào gà của chị em trong giai đoạn sớm, thì chỉ cần dùng thuốc là có cơ hội khỏi bệnh.

 

Nếu bệnh tình chị em trong giai đoạn chuyển nặng, các nốt sùi đã quá lớn và lan rộng thì các bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ tổn thương và sau đó dùng thuốc để trị virus HPV từ bên trong – nguyên căn gây bệnh sùi mào gà để ngăn chặn tái phát lại.

 

6 Cách chữa sùi mào gà ở nữ hiệu quả và tốt nhất

Biện pháp can thiệp ngoại khoa

 

Trị Sùi Mào Gà Bằng Phẫu Thuật

 

Thủ thuật/phẫu thuật ngoại khoa để loại bỏ các nốt sùi mào gà ở nữ khi tổn thương đã quá lớn và lan rộng. Chúng cần được xử lý gấp để ngăn chặn tốc độ lây lan đang rất nhanh.

 

Sau khi cắt bỏ nốt sùi, virus HPV vẫn còn trong cơ thể, các chị em cần tiếp tục điều trị bằng thuốc để ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.

 

Có đến 5 phương pháp ngoại khoa để loại bỏ nốt sùi mào gà ở nữ. Cụ thể như sau:

 

  • Đốt điện: Bác sĩ sẽ dùng năng lượng điện để loại bỏ các nốt sùi. Tuy nhiên đây là phương pháp nhiều rủi ro nên hiện nay ít sử dụng.
  • Đốt laser: Bác sĩ sẽ sử dụng tia laser chiếu trực tiếp lên phần tổn thương để tiêu diệt u nhú hình thành bởi bệnh sùi mào gà.
  • Áp lạnh: Là phương pháp sử dụng nhiệt độ cực thấp của Nitơ lỏng để phá hủy vết sùi mào gà.
  • Phương pháp ALA-PDT: Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng phá hủy các nốt sùi và giảm thiểu ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này giúp cắt các nốt sùi khi chúng đã quá lớn và lan rộng, cần xử lý kịp thời gấp để ngăn chặn.

 

Cách chữa sùi mào gà ở nữ tại nhà bằng thuốc

 

Larifan Ungo Trị Sùi Mào Gà

 

Thuốc trị sùi mào gà ở nữ được sử dụng như là phương pháp trị dứt điểm bệnh sùi mào gà từ gốc rễ bên trong. Nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn sùi mào gà nhẹ, chỉ dùng thuốc là đủ. Đối với bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật/thủ thuật cắt sùi mào gà, họ cũng phải tiếp tục điều trị bằng thuốc để ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.

 

Cơ chế hoạt động của các loại thuốc trị sùi mào gà ở nữ giúp tiêu diệt virus HPV trú ngụ trong cơ thể, giúp thu nhỏ và làm biến mất nốt sùi ngoài da. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong trị sùi mào gà ở nữ có thể kể đến như: Interferon alpha – 2b, Inosine pranobex, Cidofovir, Larifan…

 

Mình khuyên bạn nên sử dụng Larifan bởi đây là phương pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có thể trị tận gốc bệnh sùi mào gà ở nữ trên các bộ phận khác nhau.

 

Những lưu ý quan trọng khi điều trị sùi mào gà ở nữ

 

Để hiệu quả chữa trị sùi mào gà được tốt nhất, các chị em nên lưu ý những điều sau trước khi thực hiện khám và điều trị:

 

  • Đến các bệnh viện đã có uy tín trong chữa sùi mào gà, cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giá cả các dịch vụ phải được niêm yết công khai.
  • Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang mắc bệnh nền hoặc đang điều trị bằng thuốc để có hướng điều trị phù hợp nhất.
  • Trao đổi kỹ càng với bác sĩ để được giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến điều trị, cần kiêng cữ những gì, chi phí, tác dụng phụ, tỷ lệ thành công ra sao…
  • Kiên trì thực hiện biện pháp chữa bệnh, các yêu cầu kiêng cữ từ bác sĩ điều trị để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
  • Kiêng động chạm da thịt, quan hệ tình dục khi bản thân bị nhiễm bệnh và đang được điều trị để tránh lây lan.

 

Phòng tránh tái phát sùi mào gà ở nữ sau điều trị khỏi

 

Phòng Tránh Tái Phát Sùi Mào Gà Ở Nữ Sau Điều Trị

 

Sau khi điều trị khỏi sùi mào gà ở nữ, để tránh tái phát lại, các chị em nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

 

  • Chung thủy với 1 bạn tình, tránh quan hệ với nhiều người, đặc biệt là người lạ không rõ lai lịch.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ nam nữ.
  • Không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, quần áo với người khác.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là cơ quan sinh dục và vùng từng bị nhiễm sùi mào gà đã được chữa khỏi.
  • Ăn uống đủ chất, tập luyện thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn nguy cơ bệnh tật.
  • Tái khám theo định kỳ, điều này giúp bạn phát hiện bệnh sớm ngay khi chúng tái phát lại.

 

Sau khi đọc xong bài viết này, chắc hẳn bạn đã tự trả lời được câu hỏi: “Bệnh sùi mào gà ở nữ có chữa được không?” đúng không nào? Nếu bạn vẫn đang phân vân, lo lắng ở bất cứ phương pháp nào mình kể trên, đừng ngại mà hãy tham vấn ngay chuyên gia Y tế giàu kinh nghiệm của MK Pharma thông qua:

 

Đánh giá bài viết post

Author

  • Z3529061016669 208C62947D444277D330F03Bbb2170Dc

    Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Giai Đoạn Đầu

Cách nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

333

Nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là rất quan trọng để có khả năng phát hiện sớm bệnh và tăng cơ hội chữa khỏi. Do đó, mỗi người nên nắm được các dấu hiệu này và theo dõi sức khỏe của mình và những...
10 Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung

10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung bạn nên biết để phát hiện sớm và phòng ngừa

343

Nhận biết các dấu hiệu ung thư cổ tử cung là điều quan trọng để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung cần chú ý, kèm theo thông tin về lợi ích của việc...
Nguyên Nhân Ung Thư Cổ Tử Cung

Tổng hợp các nguyên nhân ung thư cổ tử cung và cách phòng tránh

345

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý rất nguy hiểm có tỷ lệ cao ở phụ nữ. Tuy nhiên, khi nắm rõ các nguyên nhân ung thư cổ tử cung và các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này. Cùng...