Bệnh sùi mào gà có chữa được không và chữa tại nhà như thế nào?

Sùi mào gà được coi là căn bệnh khó nói, khiến người bệnh có tâm lý e ngại khi chia sẻ. Một trong những băn khoăn lớn nhất của bệnh nhân là bệnh sùi mào gà có chữa được không cũng như các biện pháp điều trị bệnh.

1. Băn khoăn thường gặp: Bệnh sùi mào gà có chữa được không?

Sùi mào gà, tên gọi khác là mụn cóc sinh dục, là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Ngoài quan hệ tình dục không an toàn, virus HPV cũng có thể lây nhiễm qua các con đường gián tiếp như qua đường máu, qua vết thương hở, từ mẹ sang con. 

Sùi mào gà, tên gọi khác là mụn cóc sinh dục, là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV
Sùi mào gà, tên gọi khác là mụn cóc sinh dục, là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV

Khi được chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị cụ thể. Không nên vì tâm lý tự ti, e ngại mà tự điều trị tại nhà, có thể khiến bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng. Vậy bệnh sùi mào gà có chữa được không?

Về khả năng chữa khỏi hoàn toàn, hiện sùi mào gà chưa có thuốc đặc trị. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là loại bỏ tổn thương, ngăn ngừa virus lan rộng và nâng cao hệ miễn dịch tại chỗ cũng như toàn thân để tăng cường khả năng đào thải virus khỏi cơ thể. Virus vẫn có thể tồn tại rất lâu trong máu và tái phát khi gặp điều kiện thích hợp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chữa khỏi bệnh sùi mào gà là:

1.1. Mức độ bệnh

Cũng như các bệnh lý khác, sùi mào gà ở giai đoạn nhẹ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nâng cao tỷ lệ chữa thành công và hạn chế tái phát. Ngược lại, nếu bệnh ở giai đoạn nặng thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, thời gian điều trị dài hơn cũng như tỷ lệ chữa khỏi bệnh thấp hơn.

Nhiều bệnh nhân vì tự ti mà bỏ qua giai đoạn vàng để chữa bệnh. Vì thế, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý, khi có các dấu hiệu bất thường, tốt nhất hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.

1.2. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị sùi mào gà là một trong các yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả điều trị. Tùy từng tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Vì thế, khi được chẩn đoán bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám từ các bác sĩ chuyên khoa, được đào tạo bài bản. Tránh tự điều trị ở nhà hoặc đến các cơ sở y tế không uy tín, dẫn đến tiền mất tật mang.

Phương pháp điều trị sùi mào gà là một trong các yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả điều trị
Phương pháp điều trị sùi mào gà là một trong các yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả điều trị

1.3. Thể trạng người bệnh

Tương tự như các bệnh lý khác, bệnh nhân có thể trạng khỏe, hệ miễn dịch tốt thì khả năng chống chọi, tự đào thải virus sẽ cao hơn so với các bệnh nhân có thể trạng yếu. Vì thế, tỷ lệ khỏi bệnh cũng cao hơn, tỷ lệ tái phát thấp hơn.

2. Phương pháp điều trị sùi mào gà hiệu quả nhất hiện nay

Nguyên tắc đầu tiên khi điều trị sùi mào gà loại bỏ tổn thương, nhất là các tổn thương tiền ung thư; kiểm soát nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác để tránh làm sùi mào gà tiến triển nặng hơn, đồng thời, điều trị cho cả bạn tình của người bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguyên tắc đầu tiên khi điều trị sùi mào gà loại bỏ tổn thương, nhất là các tổn thương tiền ung thư
Nguyên tắc đầu tiên khi điều trị sùi mào gà loại bỏ tổn thương, nhất là các tổn thương tiền ung thư

Hiện nay, sùi mào gà chủ yếu được điều trị bằng các phương pháp sau:

2.1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được sử dụng trong các trường hợp sùi mào gà nhẹ, tổn thương nhỏ và chưa lan rộng hoặc điều trị sau cắt đốt nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát. Các thuốc thường được chỉ định trong điều trị sùi mào gà là:

Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 50 – 80%

  • Chấm lên nốt sùi 1 lần/ngày. Có thể dùng vaseline để bôi vùng da lành xung quanh để tránh tổn thương.
  • Rửa lại với xà phòng sau 1 tiếng.
  • Ngưng khi nốt sùi chuyển sang màu trắng.

Lưu ý, thuốc này không dùng cho sùi mào gà ở miệng và cần bôi đúng cách, đúng liều lượng để đạt hiệu quả cao nhất. Khả năng tái phát lại khá cao, do đó cần kết hợp với liệu pháp miễn dịch sau khi loại bỏ nốt sùi như thuốc bôi Larifan Ungo. 

Larifan Ungo

Liều dùng:

  • 3 – 4 lần/ngày.
  • Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng

Bệnh sùi mào gà không thể điều trị bằng các loại thuốc trị mụn cóc thông thường. Do đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc dùng mà cần theo chỉ định của bác sĩ nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc cũng như tình trạng nhờn thuốc.

2.2. Điều trị ngoại khoa

Nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị nội khoa hoặc các nốt sùi lớn, quy mô rộng và cần loại bỏ nốt sùi nhanh thì điều trị ngoại khoa là phương pháp hiệu quả. 

Các nốt sùi lớn, quy mô rộng và cần loại bỏ nốt sùi nhanh thì điều trị ngoại khoa là phương pháp hiệu quả
Các nốt sùi lớn, quy mô rộng và cần loại bỏ nốt sùi nhanh thì điều trị ngoại khoa là phương pháp hiệu quả

Người bệnh cần thực hiện một số thủ thuật để loại bỏ nốt sùi là:

Đốt điện: bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ dùng sóng cao tần chiếu vào nốt sùi để tiêu diệt virus HPV. Mỗi lần đốt điện kéo dài khoảng 1 giờ và thực hiện khoảng 3 lần/1 liệu trình, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tuần.

Đốt laser: sử dụng tia laser, chùm ánh sáng có cường độ cao để chiếu vào nốt sùi, tiêu diệt virus sâu bên trong. Chi phí điều trị bằng phương pháp này khá cao nên thường chỉ định cho trường hợp bệnh nặng và tái phát nhiều lần.

Đốt lạnh: sử dụng nitơ ở nhiệt độ cực lạnh áp lên các nốt sùi, nhằm tiêt diệt virus HPV cũng như phá hủy tế nào. Phương pháp này cũng cần thực hiện nhiều lần cho đến khi da lành lại và không có dấu hiệu xuất hiện thêm tổn thương mới.

Phẫu thuật cắt bỏ nốt sùi: nếu vùng tổn thương của rộng, đường kính > 5cm và đáp ứng các điều kiện như người bệnh không tăng huyết áp, không bị suy giảm miễn dịch, không mang thai,… thì có thể áp dụng biện pháp điều trị này. Tuy nhiên, phương pháp này khá đau và cần được theo dõi trong 30 phút nếu gây tê tại vị trí tiểu phẫu hoặc theo dõi 6 tiếng nếu gây mê toàn thân.

3. Dấu hiệu nhận biết điển hình nhất của bệnh sùi mào gà

Ở giai đoạn đầu, các nốt sùi thường rất nhỏ, có màu da hoặc màu hồng nhạt, chưa gây cảm giác khó chịu nên người bệnh rất dễ bỏ qua. Đến giai đoạn phát triển, các nốt sùi sẽ mọc dầy hơn, tập trung lại thành hình mào gà hoặc súp lơ, khi vận động mạnh hoặc cọ sát sẽ dẫn đến chảy máu, đau đớn.

Ngoài ra, tùy từng giới mà dấu hiệu của bệnh cũng khác nhau, cụ thể:

Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ

  • Vị trí xuất hiện các nốt sùi mào gà ở nữ thường là ở bên trong hoặc bên ngoài âm đạo, hậu môn, cổ tử cung.
  • Nốt sùi có thể xuất hiện ở một số vị trí khác như miệng, mắt, trán,… nhưng ít gặp hơn.
  • Bệnh nhân sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như tiết dịch âm đạo, ngứa ngáy, tiết rát, tiểu khó,…
Ở giai đoạn đầu, các nốt sùi thường rất nhỏ, có màu da hoặc màu hồng nhạt
Ở giai đoạn đầu, các nốt sùi thường rất nhỏ, có màu da hoặc màu hồng nhạt

Dấu hiệu sùi mào gà ở nam

  • Các tổn thương của bệnh sùi mào gà ở nam có thể xuất hiện ở dương vật, bìu, nếp gấp bìu bẹn, bên trong hoặc xung quanh hậu môn.
  • Nốt sùi có màu da hoặc màu hồng gây khó chịu, đau đớn khi quan hệ tình dục.

4. Biện pháp phòng ngừa sùi mào gà tái phát

Người bệnh sùi mào gà cần có chế độ chăm sóc phù hợp nhằm hạn chế sự phát triển của tổn thương. Sau điều trị, người bệnh cũng cần theo dõi cẩn thận, tái khám đúng hẹn để nhanh hồi phục và hạn chế tái phát.

Một số vấn đề người bệnh cần chú ý là:

  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị để tránh tình trạng nhờn thuốc, xuất hiện các tác dụng phụ đáng tiếc.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh hoặc nước muối ấm.
  • Giữ gì vệ sinh cơ thể, tắm rửa và thay quần áo hàng ngày, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
  • Tránh quan hệ tình dục trong khoảng 6 tháng và sử dụng các biện pháp bảo vệ.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng cân bằng.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích cũng như các thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc điều trị để tránh tình trạng nhờn thuốc, xuất hiện các tác dụng phụ đáng tiếc
Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc điều trị để tránh tình trạng nhờn thuốc, xuất hiện các tác dụng phụ đáng tiếc

5. Gợi ý một số địa chỉ khám chữa sùi mào gà uy tín hiện nay

Các tiêu chí để đánh giá cơ sở y tế chữa sùi mào gà uy tín là:

  • Cơ sở y tế hoạt động công khai, được Sở Y tế cấp phép.
  • Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.
  • Phương pháp chữa bệnh sùi mào gà tiên tiến, hiệu quả và an toàn.
  • Môi trường khám chữa bệnh sạch sẽ, khang trang.
  • Chi phí khám chữa bệnh công khai, hợp lý.
  • Nhân viên tư vấn nhiệt tình, chu đáo.
  • Thông tin cá nhân của người bệnh được bảo mật tuyệt đối

Dưới đây là một số địa chỉ chữa sùi mào gà uy tín, được nhiều bệnh nhân tin tưởng, đánh giá cao:

5.1. Hà Nội

Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108

  • Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Thời gian làm việc từ thứ: 2-7 trong tuần

Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

Địa chỉ khám: số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Việt Đức

Địa chỉ: số 16 – 18 Phủ Doãn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện Việt Đức là một trong các cơ sở y tế trong điều trị sùi mào gà
Bệnh viện Việt Đức là một trong các cơ sở y tế trong điều trị sùi mào gà

Bệnh Viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

5.2. Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện 175

Bệnh viện 175 là cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn

Địa chỉ: 786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng khám Táo Đỏ – Là nới khám thích hợp nếu muốn khám bệnh ngoài giờ hành chính

Địa chỉ: 30/1A Ngô Thời Nhiệm, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, tùy vào vị trí sinh sống, khách hàng có thể tìm hiểu thêm các cơ sở khác để thuận tiện cho việc điều trị. Nhìn chung, sùi mào gà có chữa được không còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Người bệnh cần giữ tâm lý lạc quan, thoải mái, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để hiệu quả điều trị đạt tối ưu.

Đánh giá bài viết post

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

22

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

28

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Cách nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

545

Nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là rất quan trọng để có khả năng phát hiện sớm bệnh và tăng cơ hội chữa khỏi. Do đó, mỗi người nên nắm được các dấu hiệu này và theo dõi sức khỏe của mình và những...