23+ hình ảnh sùi mào gà ở trẻ em tại các vị trí thường gặp và cách phòng ngừa bệnh

Sùi mào gà có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có cả trẻ em. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ trẻ gái mắc bệnh sùi mào gà cao hơn so với trẻ trai và đội tuổi mắc bệnh thường rơi vào 3 – 6 tuổi. Dưới đây là một số hình ảnh sùi mào gà ở trẻ em để cha mẹ có thể tham khảo.

Sùi mào gà có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có cả trẻ em
Sùi mào gà có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có cả trẻ em

1. Một số hình ảnh sùi mào gà ở trẻ em

Sùi mào gà bắt đầu biểu hiện bằng các tổn thương màu hồng hoặc nâu trên da, đường kính khoảng một vài mm và gây ngứa.

Đến giai đoạn phát triển, các tổn thương có thể hợp lại thành mảng lớn hơn, có hình như mào gà hoặc súp lơ.

Với bé trai, sùi mào gà thường gặp nhất là ở vị trí quanh hậu môn. Ở dương vật ít gặp hơn. Với bé gái, sùi mào gà có thể mọc ở phía ngoài âm đạo, quanh lỗ niệu đạo, quanh hậu môn, màng trinh. Đến giai đoạn bệnh nặng, các nốt sùi có thể vỡ ra và gây đau, chảy máu.

Dưới đây là 23+ hình ảnh sùi mào gà ở trẻ em do MK Pharma tổng hợp lại để các bậc phụ huynh tham khảo:

 

2. Vì sao trẻ em lại bị mắc sùi mào gà?

Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus HPV, một loại virus DNA sợi kép. Khoa học đã tìm ra được hơn 130 chủng của loại virus này, trong đó HPV-6 và HPV-11 là 2 chủng phổ biến nhất gây sùi mào gà ở người trưởng thành. Với trẻ nhỏ, tuýp HPV gây bệnh đa dạng hơn, trong đó chủ yếu là do tuýp 6, 11, 1 – 4, 16 và 18.

Nhiều người cho rằng sùi mào gà là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục nên chỉ người lớn, những người đã từng quan hệ tình dục mới mắc. Trẻ em thì không thể mắc căn bệnh người lớn này được. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Virus sùi mào gà tồn tại trong máu, nước bọt, dịch mủ của người bệnh và hoàn toàn có thể lây lan qua các con đường khác ngoài quan hệ tình dục như:

  • Qua tiếp xúc với người chăm sóc trực tiếp.
  • Do bị lạm dụng tình dục.
  • Tự lây truyền từ tổn thương do virus HPV gây ra ở vùng niêm mạc hoặc bán niêm mạc.
  • Truyền từ mẹ bị HPV sang con trong quá trình sinh nở.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân có virus HPV như bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ lót.
Trẻ em có thể lây sùi mào gà qua tiếp xúc với người chăm sóc trực tiếp
Trẻ em có thể lây sùi mào gà qua tiếp xúc với người chăm sóc trực tiếp

Khi trẻ có dấu hiệu bị sùi mào gà, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

3. Phương pháp điều trị sùi mào gà ở trẻ em như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà ở trẻ em, bao gồm cả cơ học và hóa học. Trong đó, các phương pháp điều trị phổ biến nhất là:

3.1. Thuốc bôi

Điều trị thuốc bôi ở trẻ em áp dụng khi trẻ bị ở mức độ nhẹ. Nhược điểm của phương pháp này là tỷ lệ tái phát cao nếu không dùng đúng cách và có thể có một số tác dụng phụ. Do đó, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà cần được tự tư vấn của bác sĩ.

Một số loại thuốc bôi trị sùi mào gà cho trẻ là: 

Thuốc bôi Larifan Ungo giúp điều trị sùi mào gà ở trẻ em hiệu quả
Thuốc bôi Larifan Ungo giúp điều trị sùi mào gà ở trẻ em hiệu quả

Thuốc bôi Larifan Ungo

Liều dùng:

  • 3 lần/ngày.
  • Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng.

Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 80 – 90%

Thuốc được bôi cho các tổn thương nhỏ, ẩm ướt.

  • Liều dùng: bôi 1 lần/ngày trong tối đa 6 tuần. 
  • Cách dùng: rửa sạch vùng da có nốt sùi và bôi thuốc lên. Chú ý tránh bôi lên các vùng da lành.

3.2. Cắt, đốt

Với các tổn thương > 1cm và không đáp ứng thuốc bôi tại chỗ, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác là cắt, đốt nốt sùi. Có thể sử dụng phương pháp áp lạnh, đốt laser, đốt điện, cắt bỏ tổn thương,… Nhược điểm của phương pháp này là gây đau, có thể để lại sẹo, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. 

Sau cắt đốt, có thể cần kết hợp bôi thêm thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa sùi mào gà tái phát.

Nhược điểm của phương pháp cắt đốt là gây đau, có thể để lại sẹo, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Nhược điểm của phương pháp cắt đốt là gây đau, có thể để lại sẹo, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

4. Sùi mào gà ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sùi mào gà ở trẻ nhỏ cũng như ở người lớn có thể để lại những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Với bé gái, phụ nữ: sùi mào gà mọc ở vùng kín gây khó chịu khi đi lại, có thể sưng phù, gây chảy máu tại bộ phận sinh dục.
  • Với bé trai, nam giới: bệnh có thể gây tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc nghẽn niệu đạo dẫn tới vô sinh.
  • Với thai phụ và thai nhi: tổn thương sùi mào gà có thể làm phá hủy các mô, gây khó khăn trong quá trình sinh nở và có nguy cơ lây HPV cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp.

Không chỉ vậy, sùi mào gà có mối liên hệ mật thiết với ung thư, làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở nữ và ung thư dương vật ở nam. Thời gian biến chứng thành ung thư của sùi mào gà không giống nhau ở các bệnh nhân, phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh của từng người.

Một số người sùi mào gà nếu không được điều trị có thể tiến triển thành ung thư trong 2 – 3 năm. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý chủ động tiêm ngừa vắc xin HPV cho trẻ đi đủ tuổi.

5. Một số cách phòng ngừa sùi mào gà ở trẻ em cha mẹ cần biết

Virus sùi mào gà có thể dễ dàng lây truyền từ người sang người khi gặp điều kiện thích hợp. Sau vài tháng ủ bệnh, cơ thể sẽ bắt đầu có những biểu hiện ban đầu, điển hình là các u nhú mọc ở vùng da niêm mạc hoặc bán niêm mạc.

Cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà bông, nước sạch, nhất là sau khi chạm vào nốt sùi mào gà
Cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà bông, nước sạch, nhất là sau khi chạm vào nốt sùi mào gà

Một số trẻ có nguy cơ mắc bệnh sao hơn trẻ khác là:

  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu, dễ bị tổn thương.
  • Trẻ có tật cắn móng tay.

Con đường lây truyền bệnh sùi mào gà cũng khá đa dạng, không có phương pháp này chắc chắn phòng ngừa hoàn toàn được nguy cơ lây nhiễm bệnh này. Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để hạn chế nguy cơ lây bệnh:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà bông, nước sạch, nhất là sau khi chạm vào nốt sùi mào gà.
  • Không cho trẻ chạm vào các bộ phận bị sùi mào gà của trẻ và của người khác.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần lót, khăn tắm, bàn chải đánh răng.
  • Nên đi tất hoặc đi dép khi đi ra ngoài, nhất là những nơi đông người.
  • Nếu có thành viên gia đình mắc sùi mào gà, hãy chú ý phun thuốc tẩy pha loãng khắp nhà tắm mỗi lần tắm xong hoặc tốt nhất nên dùng riêng nhà tắm, nhà vệ sinh.
  • Không để trẻ có thói quen cắn móng tay, bóc da.
  • Trẻ em từ 11 tuổi trở lên (theo khuyến cáo từ CDC Hoa Kỳ), nên cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin HPV dự phòng.

Nếu cha mẹ vẫn còn băn khoăn không biết hình ảnh sùi mào gà ở trẻ em như thế nào, cách điều trị ra sao, tốt nhất hãy tìm đến các cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể.

Đánh giá bài viết post

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

22

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

28

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Cách nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

545

Nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là rất quan trọng để có khả năng phát hiện sớm bệnh và tăng cơ hội chữa khỏi. Do đó, mỗi người nên nắm được các dấu hiệu này và theo dõi sức khỏe của mình và những...