Sùi mào gà hậu môn: 30 hình ảnh dấu hiệu, nguyên nhân, cách trị
Sùi mào gà hậu môn đặc trưng bởi các nốt u nhú mọc quanh hoặc sâu bên trong hậu môn. Căn bệnh này khá khó để tự phát hiện, hoặc sẽ dễ nhầm với các bệnh lý khác… Điều này khiến không ít bệnh nhân bối rối, lo lắng.
Để giải quyết vấn đề này, mình sẽ giúp bạn biết được:
- Các triệu chứng điển hình.
- Hình ảnh trực quan về bệnh giúp bạn dễ dàng đối chiếu với tình trạng cá nhân.
- Phương pháp trị được chuyên gia khuyến cáo.
- Và hơn thế nữa…
Cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Sùi mào gà hậu môn là gì?
- 2 Các triệu chứng điển hình
- 3 Hình ảnh của sùi mào gà hậu môn
- 4 Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở hậu môn
- 5 Các hệ lụy, biến chứng của sùi mào gà ở hậu môn
- 6 Sùi mào gà ở hậu môn chẩn đoán như thế nào
- 7 Cách điều trị sùi mào gà ở hậu môn
- 8 Điều trị bằng thuốc bôi
- 9 Điều trị bằng thủ thuật/phẫu thuật
- 10 Author
Sùi mào gà hậu môn là gì?
Sùi mào gà hậu môn là hiện tượng những nốt mụn cóc xuất hiện bên trong hoặc xung quanh hậu môn. Tên khoa học của bệnh này là condyloma acuminata. Giống như các loại sùi mào gà khác, mụn cóc ở hậu môn gây ra bởi virus HPV.
Những nốt u nhú này trong giai đoạn đầu sẽ không gây khó chịu hay đau đớn nào và thường sẽ bị bỏ qua. Chỉ khi bệnh đã trở nặng, bệnh mới phát ra những cảm giác khó chịu lúc nốt sùi to lên và vỡ ra gây chảy máu kèm ngứa ngáy.
Bệnh có thể chỉ xuất hiện ở một vị trí nhưng trong một số trường hợp, các nốt sùi sẽ lan sang cả bộ phận sinh dục nữ và dương vật ở nam gây nên nhiều hệ lụy khó lường.
Các triệu chứng điển hình
Các triệu chứng thường gặp của sùi mào gà hậu môn như sau:
- Có thể xuất hiện bên trong hoặc xung quanh hậu môn.
- Trong giai đoạn đầu, xuất hiện những vết u nhú nhỏ kích cỡ bé hơn đầu đinh ghim, tuyệt đối không đau hoặc đem lại cảm giác khó chịu gì.
- Đến giai đoạn phát triển mạnh hơn, các nốt u nhú mọc quây lại với nhau tạo hình như một cây súp lơ.
- Màu các nốt sùi mào gà thường sẽ là hồng, vàng, nâu hoặc giống màu da người bệnh.
Bệnh có thể gây ra ngứa ngáy, chảy máu, tiết dịch. Người bệnh sẽ cảm giác như có một cục u ở hậu môn. Với những triệu chứng trên, người bệnh sẽ dễ hiểu lầm mình bị trĩ.
Hình ảnh của sùi mào gà hậu môn
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở hậu môn
Sùi mào gà ở hậu môn cũng như bệnh sùi mào gà nói chung là do tác nhân HPV gây ra. Virus này lây lan qua đường tình dục là chủ yếu.
Bên cạnh giao hợp, việc tiếp xúc da kề da là cũng là đủ để gây lây nhiễm. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu vùng quanh hậu môn có mụn nhọt hay vết thương hở.
Nếu sử dụng chung vật dụng vệ sinh cá nhân với người sùi mào gà nhưu khăn tắm thì bạn cũng có khả năng mắc bệnh dù có nguy cơ thấp.
Các hệ lụy, biến chứng của sùi mào gà ở hậu môn
Như MK Pharma đã đề cập ở trên, sùi mào gà ở hậu môn trong giai đoạn chớm có triệu chứng thường rất khó phát hiện và không gây bất cứ khó chịu nào. Do đó, người bệnh sẽ bỏ qua và để bệnh nặng hơn.
Khi bệnh phát triển, các nốt u nhú to lên có thể gây ngứa ngáy, khó chịu.
Sùi mào gà hậu môn bị áp lực khi ngồi hoặc ma sát khi vận động gây vỡ ra làm lở loét và đau đớn. Dịch ở nốt sùi chảy vào vùng da lành làm sùi mào gà lan rộng và dày hơn.
Bệnh còn khiến đi đại tiện khó khăn hơn, thậm chí đại tiện ra máu gây nhầm lẫn với các bệnh khác, đặc biệt là trĩ.
Sùi mào gà ở hậu môn chẩn đoán như thế nào
Thông thường, bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán được bằng cách quan sát tổn thương. Để chắc chắn hơn, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm axit axetic. Nếu nốt sùi chuyển sang màu trắng và nổi rõ hơn thì tổn thương đó là sùi mào gà.
Nếu sùi mào gà ở bên trong, bác sĩ sẽ cần ống nội soi để tìm các nốt sùi bên trong hậu môn để có chẩn đoán được chính xác nhất.
Chẩn đoán cũng có thể được thực hiện bằng sinh thiết mụn cóc. Điều này có thể được sử dụng để xác định chẩn đoán nếu mụn cóc không đáp ứng với liệu pháp ban đầu.
Cách điều trị sùi mào gà ở hậu môn
Lưu ý: Các phương pháp dưới đây chỉ giới hạn cho sùi mào gà xung quanh hậu môn. Đối với bệnh nhân sùi mào gà bên trong hậu môn, bạn cần tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ.
Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp phù thuộc vào số lượng, mức độ lây lan của nốt sùi của từng bệnh nhân. Có 2 phương pháp như sau:
Điều trị bằng thuốc bôi
Nhắc lại lưu ý một lần nữa, thuốc bôi sùi mào gà chỉ giới hạn sử dụng đối với sùi mào gà quanh hậu môn. Đối với sùi mào gà bên trong hậu môn, bệnh nhân cần phải tham vấn thêm ý kiến từ bác sĩ.
Điều trị bằng thủ thuật/phẫu thuật
Nếu nốt sùi đã to và lan rộng, bạn sẽ phải loại bỏ nốt sùi bằng thủ thuật/phẫu thuật như: đốt sùi mào gà, áp lạnh, ALA PDT… để ngăn chặn sự phát triển của bệnh về mặt triệu chứng.
Sau khi cắt sùi, mầm bệnh vẫn còn trong cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ tái phát. Bệnh nhân sẽ cần tiếp tục điều trị bằng thuốc để hết bệnh.
Các nốt sùi ở hậu môn gây nhiều hệ lụy rất khó chịu đến cho người bệnh, đặc biệt khi để những nốt mụn cóc này to lên và phát triển rộng. Do đó, bạn cần được chẩn đoán và được điều trị kịp thời ngay khi phát hiện bệnh dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Y tế. Để kết nối với các Dược sĩ, chuyên gia Y tế giàu kinh nghiệm về sùi mào gà của MK Pharma, hãy liên hệ qua: