Sùi mào gà ở cổ họng: 17+ hình ảnh, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Nhiều người cho rằng, sùi mào gà chỉ xuất hiện ở cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, ít người biết sùi mào gà còn có thể xuất hiện ở các bộ phận khác nữa. Một trong số đó là sùi mào gà ở cổ họng. Vậy nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà ở cổ họng là gì và các điều trị như thế nào?

Sùi mào gà xuất hiện phổ biến nhất là ở cơ quan sinh dục
Sùi mào gà xuất hiện phổ biến nhất là ở cơ quan sinh dục

1. 17+ hình ảnh điển hình của sùi mào gà ở cổ họng

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội, có thể gặp ở mọi đối tượng, cả trẻ em và người trưởng thành. Nguyên nhân gây bệnh là do virus HPV, trong đó phổ biến nhất là HPV-6 và HPV-11.  Trong thời gian đầu, sùi mào gà ở cổ họng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như nhiệt miệng, viêm họng. Điều này ảnh hưởng đến việc phát hiện và điều trị bệnh.

Tương tự sùi mào gà ở sinh dục, sùi mào gà ở cổ họng có thời gian ủ bệnh khá dài, từ 2 tuần đến 9 tháng. Tùy theo hệ miễn dịch của mỗi người mà thời điểm phát bệnh khác nhau.  Sau khoảng thời gian ủ bệnh, sùi mào gà sẽ phát triển với các triệu chứng điển hình. Cụ thể:

Giai đoạn đầu

Bệnh nhân ban đầu cảm thấy tê, khó chịu ở cổ họng. Vòm họng, nướu, khoang miệng xuất hiện những nốt nhỏ màu trắng hoặc hồng bất thường, có kích thước từ 1 – 2mm. Cảm giác đau, khó chịu tăng lên khi nuốt nước bọt.

Giai đoạn sau

Bệnh đã có những dấu hiệu điển hình hơn khi ở giai đoạn này. Nốt sùi có sự phát triển về kích thước và tăng sinh về số lượng, liên kết với nhau thành từng đám sùi rất to, có hình như mào gà hoặc súp lơ.

Sùi mào gà giai đoạn nặng có dấu hiệu điển hình là các nốt sùi to và mọc dầy
Sùi mào gà giai đoạn nặng có dấu hiệu điển hình là các nốt sùi to và mọc dầy

Khi chạm hoặc cọ sát vào nốt sùi, chúng sẽ bị vỡ chảy mủ có mùi hôi, gây chảy máu và cảm giác đau, nóng rát ở cổ họng. Việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Lúc nào nốt sùi đã lan rộng ra vùng môi, hai bên má.

Dưới đây là những hình ảnh tiêu biểu cho tình trạng sùi mào gà ở miệng:

2. 30+ hình ảnh sùi mào gà ở các bộ phận khác

Ngoài xuất hiện ở miệng, sùi mào gà còn xuất hiện ở các vị trí khác, tiêu biểu nhất là cơ quan sinh dục, hậu môn, mắt, trán,…

2.1. Cơ quan sinh dục

Đây là vị trí xuất hiện sùi mào gà phổ biến nhất nhất. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là người có đời sống tình dục không an toàn, quan hệ tình dục bừa bãi; người có hệ miễn dịch suy yếu.

  • Với nam giới, các nốt sùi có thể xuất hiện ở thân dương vật, bao quy đầy, bìu, miệng sáo,…
  • Với nữ giới, các nốt sùi thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé, âm hộ, đến giai đoạn nặng có thể lan vào cổ tử cung,…

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như tắc ống dẫn tinh, tắc niệu đạo, vô sinh hiếm muộn và nguy hiểm nhất là ung thư cổ tử cung ở nữ và ung thư tinh hoàn, dương vật ở nam.

2.2. Hậu môn

Sùi mào gà cũng có thể xuất hiện ở ở nhóm đối tượng quan hệ đồng giới nam. Các nốt sùi thường xuất hiện xung quanh vị trí lỗ hậu môn, lan sâu vào bên trong hậu môn gây khó khăn trong quá trình đi vệ sinh. Thậm chí, nặng nề hơn, nếu bệnh tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn đến ung thư hậu môn.

Sùi mào gà ở hậu môn, triệu chứng xung quanh hậu môn, cách điều trị

2.3. Mắt, trán

Khi quan hệ tình dục sẽ có rất nhiều tư tế khác nhau, có những tư thế làm virus sùi mào gà có thể lây lan sang các vùng da ở trán, cổ, mắt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến người bệnh tự ti, e dè trong giao tiếp.

3. Sùi mào gà ở cổ họng điều trị như thế nào?

Tùy vào vị trí mắc bệnh, mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Trong đó các vấn đề quan trọng nhất mà người bệnh cần chú ý là:

3.1. Nguyên tắc, mục tiêu điều trị

Khi điều trị sùi mào gà, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi đi khám và làm xét nghiệm.
  • Xét nghiệm sùi mào gà để chẩn đoán xác định chủng virus mắc phải cũng như giai đoạn của bệnh.
  • Làm các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lây qua đường tình dục khác.
  • Đưa vợ/bạn tình đi khám cùng để tránh lây truyền cho người xung quanh.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc uống, thuốc bôi khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ đáng tiếc cũng như tình trạng nhờn thuốc.
  • Không áp dụng các biện pháp chữa sùi mào gà bằng dân gian vì chưa được khẳng định, chứng minh hiệu quả.
Nguyên tắc điều trị của sùi mào gà là loại bỏ nốt sùi
Nguyên tắc điều trị của sùi mào gà là loại bỏ nốt sùi

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho virus sùi mào gà. Điều này có nghĩa có thể người bệnh phải sống chung với virus trong thời gian dài, có thể là cả đời và bệnh sẽ tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Mục tiêu điều trị của các phương pháp hiện nay đang hướng đến là:

  • Phá hủy, tiêu diệt tổn thương.
  • Ngăn ngừa tổn thương lây lan sang các vùng da khác.
  • Tăng cường hệ miễn dịch tại chỗ cũng như toàn thân để ngăn ngừa bệnh tái phát, nâng cao khả năng tự đào thải virus ra khỏi cơ thể.

Dùng thuốc và phẫu thuật là 2 phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến hiện nay. 

3.2. Dùng thuốc

Với các bệnh nhân nhẹ, nốt sùi nhỏ, mức độ tổn thương chưa lan rộng thì bác sĩ thường chỉ định điều trị nội khoa. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, không gây đau nhưng cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc được quảng cáo là trị sùi mào gà nhưng người bệnh cần hết sức tỉnh táo để lựa chọn được loại thuốc hiệu quả bởi miệng là vùng da nhạy cảm, không phải loại thuốc nào cũng có thể sử dụng. Tốt nhất, nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Với các bệnh nhân nhẹ, nốt sùi nhỏ, mức độ tổn thương chưa lan rộng thì bác sĩ thường chỉ định điều trị nội khoa
Với các bệnh nhân nhẹ, nốt sùi nhỏ, mức độ tổn thương chưa lan rộng thì bác sĩ thường chỉ định điều trị nội khoa

Loại thuốc trị sùi mào gà ở cổ họng an toàn nhất hiện nay là Larifan. Cách sử dụng thuốc rất đơn giản:

  • Bôi 3 lần/ngày.
  • Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng.

3.3. Ngoại khoa

Thông thường, sùi mào gà ở cổ họng sẽ được các bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị ngoại khoa như đốt điện, đốt laser.

Đốt điện: Kỹ thuật viên sẽ dùng dòng điện có tần số cao nhằm phá hủy các tổn thương, tiêu diệt virus HPV. 

Đốt laser: nguyên lý hoạt động của phương pháp này là sử dụng tia laser CO2 tác động trực tiếp lên các nốt sùi, tiêu diệt virus gây bệnh và loại bỏ chúng khỏi bề mặt da. Ưu điểm của phương pháp này là điều trị nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế gây viêm nhiễm và tổn thương đến vùng da xung quanh.

4. Nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà ở cổ họng

Sùi mào gà ở cổ họng xảy ra khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể thông qua các vế tổn thương, xây xát ở miệng, vòm họng. Bệnh thường xảy ra ở những người có thói quen quan hệ tình dục bằng miệng. Trong quá trình tiếp xúc với bộ phận sinh dục, virus có thể thông qua nước bọt, dịch tiết âm đạo, chất nhầy di chuyển vào các vết thương ở miệng, cổ họng và gây bệnh.

Sùi mào gà ở cổ họng xảy ra khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể thông qua các vế tổn thương, xây xát ở miệng
Sùi mào gà ở cổ họng xảy ra khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể thông qua các vế tổn thương, xây xát ở miệng

Ngoài ra, một số đối tượng có nguy cơ cao bị mắc sùi mào gà là:

  • Hôn người bị mắc bệnh sùi mào gà ở cổ họng.
  • Dùng chung bàn chải đánh răng với người mắc bệnh.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân như chán, đũa, khăn mặt,…
  • Tiếp xúc với mầm bệnh sau đó đưa lên miệng, họng cũng có thể khiến bạn mắc sùi mào gà.

Để hạn chế nguy cơ mắc sùi mào gà, bạn cần chú ý một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Chung thủy với bạn tình, tránh quan hệ tình dục với đối tượng có nguy cơ cao như gái mại dâm.
  • Nếu miệng có tổn thương, nên tránh quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Xét nghiệm, sàng lọc các bệnh xã hội thường xuyên.
  • Trao đổi thẳng thắn với bạn tình về các vấn đề sức khỏe.
  • Tiêm phòng vắc xin HPV với phụ nữ là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa sùi mào gà.

5. Các xét nghiệm giúp phát hiện sùi mào gà ở cổ họng

Xét nghiệm sùi mào gà có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp. Một số xét nghiệm sùi mào gà phổ biến là:

5.1. Xét nghiệm máu

Đây là một trong những kỹ thuật chẩn đoán sùi mào gà phổ biến nhất hiện nay. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể tìm thấy sự hiện diện của virus HPV. Với các đối tượng nghi ngờ mắc bệnh nhưng chưa xuất hiện triệu chứng có thể làm xét nghiệm máu để chẩn đoán sớm.

Xét nghiệm máu là một trong những kỹ thuật chẩn đoán sùi mào gà phổ biến nhất hiện nay
Xét nghiệm máu là một trong những kỹ thuật chẩn đoán sùi mào gà phổ biến nhất hiện nay

5.2. Xét nghiệm bằng mẫu dịch, mẫu vật

Virus sùi mào gà tồn tại trong các nốt sùi, u nhú hoặc dịch của bộ phận sinh dục. Các mẫu vật này có thể dùng để thực hiện xét nghiệm tìm kiếm virus HPV. Nếu thấy sự xuất hiện của virus này, có nghĩa người bệnh đã mắc sùi mào gà.

5.3. Xét nghiệm bằng axit axetic

Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách bôi dung dịch axit axetic lên nốt nút trong khoảng 2 – 15 phút. Nếu nốt sùi chuyển sang màu trắng thì có nghĩ bạn đã bị bệnh,

5.4. Xét nghiệm PCR

Xét nghiệm này giúp chẩn đoán sùi mào gà và hỗ trợ tầm soát ung thư cổ tử cung. Mẫu xét nghiệm là dịch hoặc tế bào chết ở cổ tử cung hoặc niệu đạo. 

Quy trình xét nghiệm của sùi mào gà thông thường diễn ra theo trình tự sau:

  • Lấy mẫu xét nghiệm.
  • Quan sát mẫu dưới các thiết bị y khoa.
  • Yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác nếu kết quả thu được chưa đủ để chẩn đoán.
  • Kết luận và tư vấn phác đồ điều trị.

Hiện nay, người bệnh có thực hiện xét nghiệm sùi mào gà ở nhiều cơ sở y tế khác nhau. Tuy nhiên cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả chính xác cũng như danh tính được bảo mật.

Cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả xét nghiệm sùi mào gà chính xác 
Cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả xét nghiệm sùi mào gà chính xác

Một số địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm sùi mào gà có thể kể đến là:

  • Bệnh viện Da liễu Trung ương: Địa chỉ số 15A, Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: 024 322 2294.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Địa chỉ số 1, Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: 0982 873 112.
  • Bệnh viện Da liễu: Địa chỉ số 2, Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TP HCM. Số điện thoại liên hệ: 028 3930 1697.
  • Bệnh viện Nhiệt đới: Địa chỉ số 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP HCM. Số điện thoại liên hệ: 1900 7297.
  • Bệnh viện Từ Dũ: Địa chỉ số 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP HCM. Số điện thoại liên hệ: 08 5404 2829 và 08 3839 5117.

Mặc dù sùi mào gà ở cổ họng là bệnh lý khó điều trị dứt điểm nhưng nếu được chẩn đoán sớm, bạn có thể rút ngắn quá trình điều trị cũng như hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh.

Đánh giá bài viết post

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Để tử cung khoẻ mạnh thì nữ giới nên hạn chế ăn đồ cay

Phụ nữ nên kiêng ăn gì để tử cung khoẻ mạnh?

8670

Để có một tử cung khoẻ mạnh, phụ nữ cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, Canxi, các chất chống oxy hoá và acid béo omega-3. Ngoài chế độ ăn lý tưởng, phụ nữ nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để tử...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

8685

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

8648

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...