Sùi mào gà ở nữ vùng kín: dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị

Với đặc thù ẩm ướt, sùi mào gà ở nữ vùng kín thường phát triển nhanh hơn so với nam giới. Khi phát hiện thì bệnh đã thường ở giai đoạn nặng với tình trạng nốt sùi to và dầy. Vậy cụ thể dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở vùng kín của nữ như thế nào và cách điều trị ra sao?

Với đặc thù ẩm ướt, sùi mào gà ở nữ vùng kín thường phát triển nhanh hơn so với nam giới
Với đặc thù ẩm ướt, sùi mào gà ở nữ vùng kín thường phát triển nhanh hơn so với nam giới

1. Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ vùng kín

Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ giới thường khó nhận biết hơn so với nam giới do cấu tạo của bộ phận sinh dục phức tạp hơn. Trong đó, các dấu hiệu điển hình của bệnh theo từng giai đoạn là:

Giai đoạn đầu

  • Các nốt sùi nhỏ, mọc đơn độc, có màu hồng tươi hoặc trắng đục, sờ vào thấy mềm.
  • Các tổn thương này có thể mọc ở âm hộ, thành âm đạo, môi lớn, môi bé của âm hộ. 
  • Có thể lan ra các vùng xung quanh như hậu môn, ống hậu môn.
  • Người bệnh chưa xuất hiện cảm giác đau, khó chịu.
Giai đoạn đầu, các nốt sùi nhỏ, mọc đơn độc, có màu hồng tươi hoặc trắng đục, sờ vào thấy mềm
Giai đoạn đầu, các nốt sùi nhỏ, mọc đơn độc, có màu hồng tươi hoặc trắng đục, sờ vào thấy mềm

Giai đoạn sau

  • Các nốt sùi to hơn, mọc thành từng đám với hình dạng như mào gà hoặc súp lơ.
  • Trong các nốt sùi có chứa dịch mủ, có mùi hôi khó chịu, gây ngứa ngáy hoặc đau đớn ở cơ quan sinh dục.
  • Khi quan hệ tình dục hoặc vận động mạnh, các nốt sùi có thể vỡ, gây chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương.

2. Hình ảnh sùi mào gà ở vùng kín của nữ

Sùi mào gà giai đoạn đầu
Sùi mào gà giai đoạn đầu
Sùi mào gà giai đoạn nặng
Sùi mào gà giai đoạn nặng
Các nốt sùi mọc thành đám, có hình như mào gà hoặc súp lơ
Các nốt sùi mọc thành đám, có hình như mào gà hoặc súp lơ

3. Cách điều trị sùi mào gà ở nữ vùng kín

Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến nhất là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. 

3.1. Nguyên tắc điều trị

Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus HPV và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều này có nghĩa là có thể người bệnh phải sống chung với virus cả đời. Nguyên tắc trong điều trị bệnh sùi mào gà là:

  • Điều trị triệu chứng, loại bỏ nốt sùi.
  • Ngăn ngừa tái phát sau điều trị.
  • Nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

3.2. Phương pháp điều trị

Hiện nay, 2 phương pháp điều trị chính của sùi mào gà là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị phù hợp, có thể kết hợp cả 2 phương pháp để đạt hiệu quả tối ưu.

Điều trị nội khoa

Thuốc bôi sùi mào gà có tác dụng tiêu diệt, ngăn chặn virus phát triển và lây lan. Các loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ khuyên dùng là: 

Larifan Ungo

  • Liều dùng: 3 – 4 lần/ngày
  • Cách dùng: Sau khi rửa sạch nốt sùi, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng
Các loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ khuyên dùng là Larifan Ungo
Các loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ khuyên dùng là Larifan Ungo

Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 50 – 80%

  • Thuốc được bôi cho các tổn thương nhỏ, ẩm ướt.
  • Liều dùng: bôi 1 lần/ngày trong tối đa 6 tuần. 
  • Cách dùng: rửa sạch vết thương, bôi thuốc lên tổn thương, cần chú ý tránh bôi các vùng da, niêm mạc lành. 

Lưu ý: Khi sử dụng Trichloroacetic (TCA) cần kết hợp với thuốc bôi có khả năng ngăn ngừa tái phát như Larifan, vì Trichloroacetic (TCA) chỉ có tác dụng loại bỏ nốt sùi nên nốt sùi có thể tái phát lại nếu không sử dụng liệu pháp miễn dịch ngăn ngừa tái phát.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa giúp loại bỏ các nốt sùi nhanh chóng, phù hợp với các trường hợp sùi mào gà nặng, các nốt sùi phát triển to và trên diện rộng.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến hiện nay là:

  • Đốt laser: dùng tia laser chiếu lên các nốt sùi, dưới sức nóng, các nốt sùi sẽ teo và rụng đi. 
  • Đốt điện: bác sĩ dùng dòng điện cao tần để loại bỏ nốt sùi.
  • Đốt lạnh: dùng thiết bị y tế phun ni tơ lỏng vào nốt sùi. Dưới nhiệt độ – 50 độ C, các nốt sùi teo và rụng đi, lên da non và ngăn ngừa sự lây lan của virus.

4. Một số sai lầm của chị em về bệnh sùi mào gà

Ngoài do quan hệ tình dục không an toàn thì những suy nghĩ sai lầm về sùi mào gà cũng khiến căn bệnh này ngày càng có nhiều người mắc phải. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm mà nhiều người mắc phải:

4.1. Người quan hệ tình dục bừa bãi mới mắc sùi mào gà

Đây là một trong những quan niệm thường gặp nhất. Bệnh sùi mào gà ngoài lây qua đường tình dục còn có thể lây truyền qua các con đường khác như sử dụng chung đồ dùng cá nhân, lây truyền từ mẹ sang con, truyền máu không đảm bảo an toàn,… Ngoài ra, cẩn đảm bảo bạn tình của bạn cũng chung thủy, không quan hệ tình dục bừa bãi. 

Ngoài quan hệ tình dục, sùi mào gà có thể lây truyền qua nhiều đường khác như mẹ sang con, sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Ngoài quan hệ tình dục, sùi mào gà có thể lây truyền qua nhiều đường khác như mẹ sang con, sử dụng chung đồ dùng cá nhân

4.2. Người chưa từng quan hệ tình dục thì không mắc sùi mào gà

Như đã nói ở trên, con đường lây nhiễm sùi mào gà chủ yếu qua đường tình dục. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể lây truyền qua các con đường khác như truyền máu không đảm bảo an toàn, sử dụng chung đồ dùng cá nhân,… Do đó, người chưa từng quan hệ tình dục vẫn hoàn toàn có thể mắc căn bệnh này nếu gặp yếu tố nguy cơ.

4.3. Sử dụng bao cao su sẽ không bị mắc sùi mào gà

Bao cao su chỉ có tác dụng hạn chế chứ không thể đảm bảo chắc chắn bạn không bị mắc sùi mào gà hoặc các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MK Pharma – Công ty phân phối độc quyền sản phẩm Larifan qua hotline 0901 234 244 hoặc Fanpage Larifan để được Bác sĩ và Dược sĩ hỗ trợ.

Đánh giá bài viết post

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Để tử cung khoẻ mạnh thì nữ giới nên hạn chế ăn đồ cay

Phụ nữ nên kiêng ăn gì để tử cung khoẻ mạnh?

8594

Để có một tử cung khoẻ mạnh, phụ nữ cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, Canxi, các chất chống oxy hoá và acid béo omega-3. Ngoài chế độ ăn lý tưởng, phụ nữ nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để tử...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

8607

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

8575

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...