Kem bôi trị tay chân miệng: 4 lưu ý khi sử dụng

79 / 100

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi do sức đề kháng của trẻ còn non nớt. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chân tay miệng, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng như dùng thuốc hạ sốt, kem bôi trị tay chân miệng tránh nhiễm trùng các nốt phỏng.

Kem-Boi-Tri-Tay-Chan-Mieng
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi

4 lưu ý gì khi sử dụng kem bôi trị tay chân miệng?

Khi sử dụng kem bôi trị tay chân miệng, cần chú ý các vấn đề sau:

1. Đúng bệnh

Có nhiều bệnh nhân có thói quen bắt thuốc theo đơn thuốc của bệnh nhân khác. Điều này rất nguy hiểm bởi tình trạng bệnh lý ở mỗi bệnh nhân là khác nhau nên liều lượng, thời gian điều trị cũng khác nhau.

2. Đúng lúc

Thời điểm sử dụng thuốc là rất quan trọng. Có thuốc sử dụng sáng, có thuốc sử dụng trưa. Khi đi khám bệnh, bác sĩ thường căn dặn bệnh nhân điều này. Người bệnh cần tuân thủ để đạt được hiệu quả tối đa.

3. Đúng liều

Với hầu hết các loại thuốc, kể cả thuốc uống và thuốc bôi, dùng đúng liều là thuốc chữa bệnh, dùng quá liều thì có thể lại là độc chất. Đúng liều là dùng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định. Muốn thay đổi liều lượng phải hỏi ý kiến của bác sĩ. 

4. Đúng cách

Với mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có cách sử dụng khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo sử dụng thuốc đúng cách, tránh nhầm lẫn dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Kem-Boi-Tri-Tay-Chan-Mieng
Cần sử dụng thuốc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ

2. Các loại kem bôi trị chân tay miệng hiệu quả

Khi bị chân tay miệng, sử dụng thuốc bôi để sát khuẩn các tổn thương trên da là rất cần thiết. Việc này giúp ức chế quá trình phát triển của virus, ngăn ngừa lây lan sang các vùng da lành và tránh bội nhiễm. Các loại thuốc bôi phổ biến hiện nay là:

2.1. Xanh methylen

Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách dùng: Thấm vào bông, bôi lên vết loét, bọng nước trên chân, tay, mông, gối cho bé.

Ưu điểm

  • Rẻ tiền.
  • Tương đối an toàn cho trẻ nếu dùng ngắn ngày.
  • Phổ biến, dễ mua.

Nhược điểm

  • Không bôi được được lên các vết loét trong khoang miệng.
  • Khả năng kháng khuẩn kém.
  • Mụn nước chậm khô.
  • Bám màu, làm bẩn quần áo, chân tay.
  • Màu xanh khi bôi lên phỏng nước có thể gây khó khăn cho việc theo dõi tiến triển của tổn thương da.

2.2. Betadin 10%

Đối tượng sử dụng: Trẻ em trên 2 tuổi.

Kem-Boi-Tri-Tay-Chan-Mieng-3
Betadin 10% được dùng cho trẻ em trên 2 tuổi

Cách dùng

  • Thấm lên đầu tăm bông và chấm vào các vết loét, phỏng nước trên chân tay bé.
  • Dùng để bôi lên các vết phỏng nước, vết loét trên chân tay.

Ưu điểm

  • Tác dụng mạnh trên vi khuẩn và nấm.
  • Phổ biến, được sử dụng rộng rãi.

Nhược điểm

  • Dễ gây kích ứng.
  • Gây khô, rát cho trẻ khi bôi vào vết loét.
  • Bám màu, làm bẩn quần áo, tay chân.
  • Nếu hấp thu được vào máu có thể gây tác dụng phụ.

2.3. Dung dịch Glycerin borat

Thành phần: Natri tetraborat 3%.

Công dụng: Sát khuẩn vết loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi.

Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách dùng:

  • Cho bé ngồi thẳng, há to miệng.
  • Thấm thuốc vào bông rồi bôi nhẹ lên vết loét, mụn nước.
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày.

Ưu điểm

  • Tương đối an toàn.
  • Chuyên dùng để vệ sinh răng miệng trẻ em.

Nhược điểm

  • Tác dụng kìm khuẩn yếu.
  • Ít hiệu quả khi sử dụng để sát khuẩn vết loét, phỏng nước trên da.

2.4. Larifan Ungo

Thành phần: Chuỗi kép RNA (Double-stranded RNA – DsRNA), sáp ong, lanolin khan, dầu olive, natri clorid, nước tinh khiết

Larifan Ungo Giúp Ly Giải Rna Virus, Tiêu Diệt Virus Gây Bệnh
Larifan Ungo giúp ly giải RNA virus, tiêu diệt virus gây bệnh

Công dụng: Larifan với cơ chế điều hòa miễn dịch tự nhiên giúp tăng cường chống lại sự xâm nhập và tăng sinh của virus, trực tiếp ức chế sự phát triển của virus. Từ đó, giúp điều trị sang thương và tiêu diệt virus tay chân miệng.

Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, người lớn.

Cách dùng:

  • Đối với trường hợp phòng ngừa kích hoạt hoặc điều trị nhiễm virus tay chân miệng, Larifan được sử dụng 2 -3 lần/ngày. 
  • Bôi liên tục cho đến khi khỏi bệnh. 
  • Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 7 – 21 ngày điều trị.

Các loại thuốc khác sử dụng trong điều trị chân tay miệng

Trong điều trị chân tay miệng, ngoài thuốc bôi còn có các loại thuốc khác được sử dụng là:

1. Thuốc hạ sốt

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, chỉ cần chườm ấm cho trẻ. Thuốc hạ sốt chỉ dùng trong trường hợp bệnh nhân bị sốt cao trên 38,5 độ C. Thuốc hạ sốt thường sử dụng là paracetamol hay panadol với liều lượng từ 10-15mg/kg. 

Nếu bé vẫn sốt cao, có thể uống liều tiếp theo mỗi 4 – 6 giờ và không được quá 4g/ngày. Trong trường hợp bé không hợp tác uống thuốc có thể cân nhắc dùng viên đạn đặt hậu môn. 

Thuốc Hạ Sốt Chỉ Dùng Trong Trường Hợp Bệnh Nhân Bị Sốt Cao Trên 38,5 Độ C
Thuốc hạ sốt chỉ dùng trong trường hợp bệnh nhân bị sốt cao trên 38,5 độ C

2. Bù nước và điện giải

Bù nước và điện giải: với trẻ bị chân tay miệng, cung cấp đủ nước và điện giải cho bé là rất quan trọng. Ngoài nước lọc, nước ép hoa quả, nên cho trẻ uống oresol để bổ sung thêm nước và điện giải với liều lượng:

  • Trẻ 1 tháng – 1 năm tuổi: Từ 1 – 1,5 thể tích 1 lần bú bình thường.
  • Trẻ 1 – 12 tuổi: 200ml sau mỗi lần mất nước.
  • Trẻ 12 – 18 tuổi: 200 – 400ml sau mỗi lần mất nước.

3. Bổ sung vitamin C và kẽm

Vitamin và kẽm là các vi chất rất cần thiết để tăng sức đề kháng cho trẻ. Cha mẹ có thể bổ sung vitamin, nhất là vitamin C cho trẻ qua các loại hoa quả, rau củ như cam, bưởi, rau màu xanh đậm.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MK Pharma – Công ty phân phối độc quyền sản phẩm Larifan qua hotline 0901 234 244 hoặc Fanpage Larifan để được Bác sĩ và Dược sĩ hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)

Author

  • Z3529061016669 208C62947D444277D330F03Bbb2170Dc

    Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Giai Đoạn Đầu

Cách nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

332

Nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là rất quan trọng để có khả năng phát hiện sớm bệnh và tăng cơ hội chữa khỏi. Do đó, mỗi người nên nắm được các dấu hiệu này và theo dõi sức khỏe của mình và những...
10 Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung

10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung bạn nên biết để phát hiện sớm và phòng ngừa

342

Nhận biết các dấu hiệu ung thư cổ tử cung là điều quan trọng để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung cần chú ý, kèm theo thông tin về lợi ích của việc...
Nguyên Nhân Ung Thư Cổ Tử Cung

Tổng hợp các nguyên nhân ung thư cổ tử cung và cách phòng tránh

344

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý rất nguy hiểm có tỷ lệ cao ở phụ nữ. Tuy nhiên, khi nắm rõ các nguyên nhân ung thư cổ tử cung và các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này. Cùng...