Bệnh chân tay miệng ở trẻ lây như thế nào – góc thắc mắc
Nội dung bài viết
- 1 Chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Nắm được thông tin bệnh chân tay miệng ở trẻ lây như thế nào sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc phòng ngừa cho trẻ.
- 2 1. Bệnh chân tay miệng ở trẻ lây như thế nào?
- 3 2. Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ
- 4 3. Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng
- 5 Author
Chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Nắm được thông tin bệnh chân tay miệng ở trẻ lây như thế nào sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc phòng ngừa cho trẻ.

1. Bệnh chân tay miệng ở trẻ lây như thế nào?
Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, phần lớn do 2 loại virus gây ra là Enterovirus, Coxsackievirus. Con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng chủ yếu là qua đường hô hấp và tiêu hóa:
1.1. Lây nhiễm qua đường hô hấp
Virus gây bệnh chân tay miệng tồn tại trong dịch sổ mũi, hắt hơi, nước bọt, dịch nước trong nốt mụn trên da và niêm mạc. Việc trẻ ngậm mút đồ chơi chung, hắt hơi, ho, sổ mũi khiến bệnh lây truyền nhanh chóng.
1.2. Lây nhiễm qua đường tiêu hóa
Giống như đường hô hấp, virus gây bệnh có thể tồn tại trong dịch tiết nước bọt, bám vào thìa, bát hoặc tay của trẻ khi ăn. Việc tiếp xúc gần, sử dụng chung đồ dùng ăn uống sẽ khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao.
Ngoài ra, virus gây bệnh chân tay miệng có thể sống, tồn tại ngoài môi trường khá lâu nên có tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng. Hàng năm, có hai đợt mà bệnh chân tay miệng xuất hiện nhiều, có thể bùng thành dịch lớn là:
- Đợt dịch 1: Từ tháng 2 đến tháng 4.
- Đợt dịch 2: Từ tháng 9 đến tháng 12.

2. Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ
Để phòng ngừa chân tay miệng cho trẻ, cha mẹ cần chú ý thực hiện các việc sau:
- Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi nấu ăn và khi ăn uống, sau khi dùng nhà vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là các vật dụng dễ bị virus bám vào như bàn ghế, tay nắm cửa, đồ chơi với nước hoặc xà phòng.
- Tránh tiếp xúc gần như dùng chung đồ dùng, ôm, hôn với các trẻ khác, đặc biệt là trẻ có dấu hiệu chân tay miệng.
- Khi trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ nghỉ học ở nhà để tránh lây lan cho bạn học cũng như tránh bệnh tiến triển nặng.
- Theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ. Nếu có dấu hiệu bất thường như li bì, mất tỉnh táo,… cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
- Chú ý che miệng khi hắt hơi, ho, sau đó vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nơi vui chơi của trẻ.
3. Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng
Chân tay miệng là bệnh lý do virus, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, chăm sóc trẻ đúng cách là việc hết sức quan trọng, giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giảm nguy cơ biến chứng.
3.1. Dinh dưỡng
Nguyên tắc dinh dưỡng chung cho trẻ mắc bệnh chân tay miệng, giúp tăng cường hệ miễn dịch là:
- Đa dạng thực phẩm: cung cấp cho trẻ đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng với 15 – 20 loại thực phẩm.
- Tăng cường ăn rau, quả có màu đỏ, vàng và các loại rau có màu xanh thẫm vf chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
- Không kiêng khem quá mức để bù lại các chất dinh dưỡng mất đi (đặc biệt là năng lượng và protein) do quá trình nhiễm trùng và tiến triển bệnh.
- Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng như ớt, quế, hành, thực phẩm chứa nhiều chất béo no.

Trong đó, đặc biệt chú ý bổ sung các thực phẩm sau vào khẩu phần ăn hàng hàng của trẻ:
- Thực phẩm giàu vitamin A như các loại củ quả có màu vàng, đỏ, các loại rau màu xanh sẫm như rau ngót, rau dền, rau cải xanh, rau muống, rau đay, rau mồng tơi,…
- Thực phẩm giàu kẽm như tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành. Kẽm là vi chất đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả cũng như thúc đẩy vết thương mau lành.
- Thực phẩm giàu vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch như cam, bưởi, xoài, quýt,… Ngoài ăn trực tiếp, cha mẹ có thể ép thành nước để trẻ uống.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý về cách chế biến thực phẩm trong thời gian trẻ mắc bệnh. Cụ thể:
- Thức ăn nên được thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm, lỏng hơn so với bình thường để trẻ dễ nuốt cũng như giảm tải hoạt động cho hệ tiêu hóa.
- Chia làm nhiều bữa nhỏ để trẻ ăn ngon miệng cũng như dễ tiêu hóa hơn.
- Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ như chiên rán, xào,..
- Dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến và khi cho trẻ ăn.
3.2. Vệ sinh
Khi trẻ bị bệnh, vệ sinh đúng cách, sạch sẽ sẽ giúp trẻ nhanh khỏi hơn. Cha mẹ cần lưu ý:
- Vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
- Các nốt mụn ngoài da cần bôi thuốc như Larifan, xanh methylen,… để tránh lan rộng cũng như nhiễm khuẩn để lại sẹo.
- Quần áo, tã lót của trẻ nên được luộc nước sôi trước khi giặt.
- Các vật dụng cá nhân của trẻ như bình sữa, thìa, cốc uống nước,… nên được luộc nước sôi và không sử dụng chung.
- Tắm rửa nhanh cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm.

Ngoài ra, trẻ bị bệnh cần được nghỉ học và cách ly ở nhà để tránh lây bệnh cho trẻ khác.
3.3. Dấu hiệu cần đưa trẻ nhập viện
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế:
- Sốt cao không hạ.
- Quấy khóc, bứt rứt.
- Ngủ nhiều, ngủ li bì.
- Dễ giật mình.
- Co giật.
- Đi chơi với, không vững,…
3.4 Thuốc bôi tay chân miệng cho trẻ tại nhà
Bệnh tay chân miệng của trẻ có thể tự điều trị tại nhà bằng thuốc bôi. Một trong những loại thuốc được bác sĩ đánh giá rất cao là Larifan Ungo. Larifan là thuốc bôi điều trị tay chân miệng mới, an toàn cho trẻ nhỏ.
Larifan với cơ chế điều hòa miễn dịch tự nhiên giúp tăng cường chống lại sự xâm nhập và tăng sinh của virus, trực tiếp ức chế sự phát triển của virus. Từ đó, giúp điều trị sang thương và tiêu diệt virus tay chân miệng.
Đối với trường hợp phòng ngừa kích hoạt hoặc điều trị nhiễm virus tay chân miệng, Larifan được sử dụng 2 -3 lần/ ngày. Bôi liên tục cho đến khi khỏi bệnh. Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 7 – 21 ngày điều trị.
Như vậy, phụ huynh đã nắm được bệnh chân tay miệng ở trẻ lây như thế nào cũng như các thông tin liên quan khác. Dù là bệnh lành tính nhưng cha mẹ cần tuyệt đối không được chủ quan, theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ để tránh nguy cơ biến chứng nặng.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MK Pharma – Công ty phân phối độc quyền sản phẩm Larifan qua hotline 0901 234 244 hoặc Fanpage MK Pharma để được Bác sĩ và Dược sĩ hỗ trợ.