Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em cấp độ 1 theo phác đồ Bộ y tế

79 / 100

Chân tay miệng ở trẻ được chia làm 4 cấp độ, trong đó cấp độ 1 là cấp độ bệnh nhẹ nhất, có thể điều trị tại nhà. Vậy bệnh tay chân miệng ở trẻ em cấp độ 1 có đặc điểm gì và điều trị ra sao?

Chân Tay Miệng Ở Trẻ Được Chia Làm 4 Cấp Độ, Trong Đó Cấp Độ 1 Là Cấp Độ Bệnh Nhẹ Nhất
Chân tay miệng ở trẻ được chia làm 4 cấp độ, trong đó cấp độ 1 là cấp độ bệnh nhẹ nhất

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cấp độ 1

1.1. Dấu hiệu nhận biết

Trẻ bị chân tay miệng độ 1 có các dấu hiệu như sốt nhẹ, mệt mỏi, các bóng nước mọc ở miệng, mông, tay, chân nhưng mật độ ít và thưa. Các vết bóng nước này có thể vỡ ra, tạo thành các vết loét và gây đau cho trẻ.

Thông thường, các bóng nước này sẽ mất sau 1 – 2 tuần. Ngoài các dấu hiệu kể trên, trẻ chân tay miệng cấp độ 1 còn có các dấu hiệu khác như:

  • Đau nhức cơ bắp, cứng cổ, đau đầu.
  • Người bồn chồn.
  • Ngủ hay bị giật mình, ngủ không ngon giấc hoặc trẻ cũng có thể ngủ nhiều hơn.
  • Hay chảy nước miếng vì trẻ đau họng không nuốt được.
  • Quấy khóc.
Trẻ Bị Chân Tay Miệng Độ 1 Có Các Dấu Hiệu Như Sốt Nhẹ, Mệt Mỏi
Trẻ bị chân tay miệng độ 1 có các dấu hiệu như sốt nhẹ, mệt mỏi

1.2. Điều trị

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh chân tay miệng, chỉ điều trị triệu chứng. Nguyên tắc điều trị là:

  • Không sử dụng kháng sinh nếu không có bội nhiễm.
  • Theo dõi sát sức khỏe của trẻ và phát hiện sớm các biến chứng chân tay miệng.
  • Đảm bảo dinh dưỡng khoa học, đầy đủ, nâng cao thể trạng, sức đề kháng cho trẻ.

Với bệnh chân tay miệng cấp độ 1, trẻ có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại cơ sở y tế. Cha mẹ cần chú ý:

  • Hạ sốt cho trẻ khi sốt cao, liều dùng là 10mg/kg mỗi 6 giờ.
  • Bôi thuốc bôi ngoài da vào các nốt mụn để tránh lan rộng cũng như nhiễm trùng.
  • Tái khám mỗi 1 – 2 ngày trong 10 ngày đầu của bệnh.
  • Tuân thủ tuyệt đối yêu cầu của bác sĩ khi điều trị chân tay miệng độ 1. Nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng hơn thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Thuốc bôi được khuyến cáo hiện nay trong chỉ định điều trị bệnh tay chân miệng là Larifan. Larifan chứa thành phần dsRNA có nguồn gốc thiên nhiên giúp tăng cường sự đề kháng tại chỗ của cơ thể trước những yếu tố gây hại của môi trường, bao gồm việc bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus. 

Đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ do Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 gây ra, Larifan tác động làm loại bỏ các triệu chứng và tiêu diệt virus gây bệnh. Sử dụng an toàn cho trẻ.

Thuốc Bôi Được Khuyến Cáo Hiện Nay Trong Chỉ Định Điều Trị Bệnh Tay Chân Miệng Là Larifan
Thuốc bôi được khuyến cáo hiện nay trong chỉ định điều trị bệnh tay chân miệng là Larifan

Hướng dẫn sử dụng: vệ sinh sạch sẽ vùng da có tổn thương, thấm nhẹ cho khô. Bôi thuốc Larifan 3 lần mỗi ngày đến khi vùng da bị tổn thương lành hoàn toàn.

1.3. Chăm sóc

Khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng, cha mẹ cần lưu ý:

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ.
  • Trẻ cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
  • Cho bé uống nhiều nước.
  • Tránh ăn thức ăn cay, mặn, nóng.
  • Tránh ăn các thức ăn họ cam, quýt bởi các loại quả này có nguy cơ kích ứng mụn nước cũng như làm vết loét đau hơn do thường có vị chua.
  • Có thể cho bé ăn một chút kem mềm, không lạnh quá để giảm cảm giác đau rát của vết loét.

Khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ

2. Các cấp độ khác của bệnh chân tay miệng

Ngoài cấp độ 1, chân tay miệng còn có cấp độ 2, 3, 4. Mỗi cấp độ có đặc điểm nhận biết khác nhau. Cụ thể

2.1. Cấp độ 2

Ở cấp độ này, bệnh chân tay miệng bắt đầu có biến chứng tim mạch và biến chứng thần kinh nhưng ở mức độ nhẹ. Độ 2 được chia thành 2 phân độ nhỏ hơn là 2a và 2b.

Độ 2a: Trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau:

  • Giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám bệnh.
  • Sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C và kèm theo triệu chứng nôn mửa, lừ đừ, quấy khóc.

Độ 2b – được phân thành nhóm 1 hoặc nhóm 2:

Nhóm 1: trẻ giật mình ghi nhận lúc khám hoặc bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút hoặc bệnh sử có giật mình (ít < 2 lần/30 phút) kèm theo 1 dấu hiệu sau:

  • Ngủ gà.
  • Nhịp tim nhanh > 150 lần/phút (tính khi trẻ nằm yên, không sốt)
  • Trẻ sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt

Nhóm 2: trẻ có một trong các biểu hiện sau:

  • Triệu chứng thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
  • Có rung giật nhãn cầu, lác mắt.
  • Yếu chi (tay, chân) hoặc liệt chi.
  • Liệt thần kinh sọ: biểu hiện nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
Bệnh Chân Tay Miệng Cấp Độ 2 Bắt Đầu Có Biến Chứng Tim Mạch Và Biến Chứng Thần Kinh Nhưng Ở Mức Độ Nhẹ
Bệnh chân tay miệng cấp độ 2 bắt đầu có biến chứng tim mạch và biến chứng thần kinh nhưng ở mức độ nhẹ

2.2. Cấp độ 3

Ở cấp độ 3, các biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp ở trẻ đã ở mức độ nặng.

  • Mạch nhanh: > 170 lần/phút (khi khi trẻ nằm yên, không sốt). Một số trường hợp bệnh tay chân miệng trẻ có thể mạch chậm (đây là dấu hiệu rất nặng).
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
  • Huyết áp tăng.
  • Nhịp thở nhanh, thở bất thường: có cơn ngừng thở, trẻ thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
  • Rối loạn tri giác.
  • Tăng trương lực cơ.

2.4. Cấp độ 4

Trẻ có xuất hiện triệu chứng sốc:

  • Trẻ có biểu hiện sốc (mạch = 0, huyết áp = 0,…).
  • Phù phổi cấp, tím tái, SpO2 < 92%.
  • Ngưng thở, thở nấc.

3. Trẻ bị chân tay miệng nên ăn gì?

Bên cạnh việc dùng thuốc bôi để điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để chống lại virus gây bệnh. Một số nhóm chất cần tăng cường trong khẩu phần ăn là:

3.1. Protein

Đa phần các kháng thể trong cơ thể sản sinh ra có bản chất là protein. Vì thế, bổ sung protein vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp cơ thể tăng sản sinh kháng thể. Nguồn protein tự nhiên có nhiều trong thịt nạc, lòng trắng trứng, sữa…

Nên Bổ Sung Thực Phẩm Giàu Protein Vào Khẩu Phần Ăn Hàng Ngày Của Trẻ
Nên bổ sung thực phẩm giàu protein vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ

3.2. Chất béo

Chất béo tham gia và tất cả các cấu tạo, cấu trúc của cơ thể cũng như quá trình trao đổi chất, quá trình tổng hợp ra các kháng thể tự nhiên. Tuy nhiên, cha mẹ nên bổ sung lượng nhỏ thông qua một số loại thịt, cá, dầu thực vật. Tránh bổ sung lượng nhiều khiến da bé đổ dầu, làm tình trạng nổi mụn nước trầm trọng hơn cũng như gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

3.3. Vitamin

Vitamin có vai trò quan trọng đối với các hoạt động trao đổi chất của cơ thể, trong đó có hoạt động sản xuất kháng thể. Vitamin là những chất cơ thể không thể tự sinh ra mà phải bổ sung từ bên ngoài qua thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Các loại vitamin quan trọng cần bổ sung cho trẻ bị chân tay miệng là vitamin A, C, E, D,…

Nhìn chung, bệnh tay chân miệng ở trẻ em cấp độ 1 không quá nguy hiểm. Cha mẹ cần lưu ý để chăm sóc trẻ đúng cách, tránh để bệnh trở nặng, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Đánh giá bài viết post

Author

  • Z3529061016669 208C62947D444277D330F03Bbb2170Dc

    Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Giai Đoạn Đầu

Cách nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

332

Nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là rất quan trọng để có khả năng phát hiện sớm bệnh và tăng cơ hội chữa khỏi. Do đó, mỗi người nên nắm được các dấu hiệu này và theo dõi sức khỏe của mình và những...
10 Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung

10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung bạn nên biết để phát hiện sớm và phòng ngừa

342

Nhận biết các dấu hiệu ung thư cổ tử cung là điều quan trọng để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung cần chú ý, kèm theo thông tin về lợi ích của việc...
Nguyên Nhân Ung Thư Cổ Tử Cung

Tổng hợp các nguyên nhân ung thư cổ tử cung và cách phòng tránh

344

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý rất nguy hiểm có tỷ lệ cao ở phụ nữ. Tuy nhiên, khi nắm rõ các nguyên nhân ung thư cổ tử cung và các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này. Cùng...