Bệnh tay chân miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi và các vấn đề liên quan

77 / 100

Bệnh tay chân miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi là vấn đề được nhiều phụ huynh băn khoăn khi chẳng may con em mắc căn bệnh này. Chân tay miệng là bệnh có nguy cơ lây truyền cao và hiện chưa có thuốc đặc trị, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Chân Tay Miệng Là Bệnh Có Nguy Cơ Lây Truyền Cao Và Hiện Chưa Có Thuốc Đặc Trị
Chân tay miệng là bệnh có nguy cơ lây truyền cao và hiện chưa có thuốc đặc trị

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ ủ bệnh khoảng 3 – 7 ngày trước khi phát bệnh. Bệnh tay chân miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, hệ miễn dịch của từng trẻ, chế độ chăm sóc. Nếu hệ mức độ bệnh nhẹ, hệ miễn dịch của trẻ tốt và chế độ chăm sóc đúng cách thì trẻ sẽ nhanh khỏi hơn.

Thông thường, thời gian hồi phục của bệnh theo các cấp độ của bệnh như sau:

  • Chân tay miệng cấp độ 1: khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày.
  • Chân tay miệng cấp độ 2: khỏi bệnh sau 10 – 14 ngày.
  • Chân tay miệng cấp độ 3 – 4: thời gian hồi phục sẽ lâu hơn và nguy hiểm hơn. Ở mức độ này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm não, viêm tim, thậm chí dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, điều cha mẹ cần lưu ý là dù trẻ đã khỏi bệnh thì virus chân tay miệng vẫn tồn tại trong cơ thể khoảng 1 – 3 tuần mới mất hoàn toàn. Do đó, thời gian này bệnh vẫn có thể lây nhiễm sang người lành, cha mẹ không được chủ quan.

Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Bao Lâu Thì Khỏi Còn Phụ Thuộc Vào Nhiều Yếu Tố Như Mức Độ Bệnh, Hệ Miễn Dịch Của Từng Trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, hệ miễn dịch của từng trẻ

2. Giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến chân tay miệng ở trẻ

Khi trẻ mắc chân tay miệng, cha mẹ cần chú ý các vấn đề sau:

2.1. Chế độ dinh dưỡng của trẻ như thế nào?

Hiện nay chân tay miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. Do đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, giúp sức đề kháng của trẻ tốt hơn, rút ngắn thời gian bị bệnh.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Khi trẻ bị chân tay miệng, cha mẹ cần bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày của trẻ:

Thức ăn dạng lỏng, mềm

Miệng của trẻ xuất hiện các loét, gây đau nên việc ăn các thực phẩm dạng lỏng, mềm như cháo, soup sẽ dễ dàng hơn cũng như giảm tải hoạt động cho hệ tiêu hóa.

Thực phẩm thanh mát

Trong thời gian nhiễm bệnh, trẻ sẽ bị sốt, cơ thể mất nước. Vì thế, bổ sung các thực phẩm thanh mát, giàu vitamin giúp làm dịu mát cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị chân tay miệng hiệu quả. Một số thực phẩm thanh mát có thể kể đến là cam, quýt, đu đủ,…

Uống nhiều nước

Cần đảm bảo trẻ được uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Ngoài nước lọc có thể bổ sung nước ép hoa quả, nước điện giải, nước dừa,… Ngoài ra, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu  mất nước như khô môi, mắt trũng cần đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Cần Đảm Bảo Trẻ Được Uống Đủ Lượng Nước Cần Thiết
Cần đảm bảo trẻ được uống đủ lượng nước cần thiết

Bệnh chân tay miệng kiêng ăn gì?

Để trẻ nhanh khỏi bệnh hơn, cha mẹ cần chú ý cho trẻ kiêng các thực phẩm sau

Thực phẩm giàu arginine

Arginine là một loại axit amin có thể làm virus sản sinh nhiều hơn. Do đó, bổ sung các thực phẩm này có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm giàu arginine là socola, đậu phộng, nho khô, các loại hạt.

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Các thực phẩm giàu chất béo bão hòa như phô mai, bơ khoenes da tiết nhiều dầu hơn, từ đó tình trạng nổi mụn cũng trầm trọng hơn.

Các thực phẩm cứng, cay nóng

Các thực phẩm cứng, cay nóng khiến các vết loét trong miệng bị đau và ngày càng nặng hơn do bị kích ứng.

Ngoài ra, khi bị bệnh chân tay miệng, cha mẹ cần chú ý cho trẻ kiêng một số vấn đề sau:

  • Kiêng đến những nơi đông người để tránh lây lan bệnh.
  • Kiêng gãi hoặc cào các nốt mụn.
  • Không nên sử dụng các loại thìa, dĩa sắc nhọn.
  • Không được tắm nước lạnh.
Các Thực Phẩm Cứng, Cay Nóng Khiến Các Vết Loét Trong Miệng Bị Đau Và Ngày Càng Nặng
Các thực phẩm cứng, cay nóng khiến các vết loét trong miệng bị đau và ngày càng nặng

2.2. Chân tay miệng ở trẻ bôi thuốc gì?

Do tác nhân gây bệnh là virus nên các thuốc bôi có tính sát trùng như cồn, kháng sinh không có tác dụng. Vì thế, cha mẹ không được lạm dụng kháng sinh, dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần theo chỉ định của bác sĩ.

Với trẻ bị rát họng nhiều, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Với các vết loét ngoài ra, có thể bôi một số dung dịch sát khuẩn như thuốc tím, xanh methylen. Tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá và kê đơn thuốc sử dụng tùy theo tình trạng cụ thể của từng bé.

Thuốc bôi được khuyến cáo hiện nay trong chỉ định điều trị bệnh tay chân miệng là Larifan. Larifan chứa thành phần dsRNA có nguồn gốc thiên nhiên giúp tăng cường sự đề kháng tại chỗ của cơ thể trước những yếu tố gây hại của môi trường, bao gồm việc bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus. 

Đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ do Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 gây ra, Larifan tác động làm loại bỏ các triệu chứng và tiêu diệt virus gây bệnh. Sử dụng an toàn cho trẻ.

Hướng dẫn sử dụng: vệ sinh sạch sẽ vùng da có tổn thương, thấm nhẹ cho khô. Bôi thuốc Larifan 3 lần mỗi ngày đến khi vùng da bị tổn thương lành hoàn toàn.

2.3. Chân tay miệng ở trẻ có lây không?

Chân tay miệng là bệnh lý rất dễ lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp, cụ thể:

  • Dịch tiết mũi hoặc họng (nước bọt, nước mũi, đờm…).
  • Chất lỏng bên trong mụn nước.
  • Các giọt hô hấp bắn vào không khí sau khi ho hay hắt hơi.
  • Chất thải từ cơ thể người bệnh (chẳng hạn như phân).
  • Tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus từ người bệnh như đồ chơi rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Do lây truyền nhanh nên bệnh rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Khi có trẻ mắc bệnh, nếu không được điều trị và có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm kịp thời, những trẻ xung quanh sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.

Chân Tay Miệng Là Bệnh Lý Rất Dễ Lây Lan Qua Đường Tiêu Hóa Và Hô Hấp
Chân tay miệng là bệnh lý rất dễ lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp

2.4. Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ

Để phòng ngừa chân tay miệng ở trẻ, cha mẹ chú ý thực hiện các biện pháp đơn giản sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân: cả trẻ nhỏ và người lớn cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: trường học, hộ gia đình cần thường xuyên vệ sinh các vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, sàn nhà, dụng cụ học tập để loại bỏ virus.
  • Giữ vệ sinh ăn uống: cho trẻ ăn chín, uống sôi, không ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi để tránh lây bệnh từ trẻ khác.
  • Theo dõi và phát hiện sớm bệnh: theo dõi thường xuyên sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và điều trị các trường hợp bệnh tay chân miệng, tránh lây nhiễm cho những trẻ khác.

Nắm được bệnh tay chân miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi cũng như các vấn đề khác sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn. Khi trẻ bị mắc bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và tư vấn cụ thể.

Đánh giá bài viết post

Author

  • Z3529061016669 208C62947D444277D330F03Bbb2170Dc

    Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Cách Dùng Rtro-V

Cách dùng RTRO-V Film Forming Emulsion trong điều trị loại bỏ HPV âm đạo

77

Cách dùng RTRO-V loại bỏ HPV âm đạo đúng cách và mang lại hiệu quả cao nhất. Góp phần phòng ngừa những thương tổn và nguy cơ biến chuyển thành ung thư. Cùng tìm hiểu cách dùng qua bài viết sau để nắm được cách sử dụng RTRO-V đúng cách....
Xét Nghiệm Pap Và Hpv

Tầm quan trọng xét nghiệm Pap và HPV đối với phụ nữ sau 30 tuổi

102

Xét nghiệm Pap và HPV là hai phương pháp quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là khi họ đạt độ tuổi 30. Việc thực hiện xét nghiệm định kỳ giúp phát hiện sớm virus HPV và phòng ngừa...
Rtro-V Là Gì

Rtro-V là gì? Sử dụng Rtro-V có an toàn không?

104

Rtro-V là gì? Sử dụng có an toàn không là câu hỏi mà rất nhiều độc giả thắc mắc. Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc về tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm đào thải HPV. Giúp độc giả có thể hiểu sâu hơn...