Cách phát hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Nội dung bài viết
- 1 Tác nhân gây bệnh tay chân miệng gây là do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Bệnh có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp và dễ bùng phát thành dịch lớn. Nắm được cách phát hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ nhận biết tình trạng bệnh của trẻ sớm, từ đó điều trị kịp thời.
- 2 1. Cách phát hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em
- 3 2. Trẻ bị chân tay miệng có nguy hiểm không?
- 4 Author
Tác nhân gây bệnh tay chân miệng gây là do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Bệnh có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp và dễ bùng phát thành dịch lớn. Nắm được cách phát hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ nhận biết tình trạng bệnh của trẻ sớm, từ đó điều trị kịp thời.

1. Cách phát hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Về lâm sàng, dấu hiệu điển hình của bệnh ở từng giai đoạn là:
- Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3 – 7 ngày, trẻ chưa có các dấu hiệu cụ thể.
- Giai đoạn khởi phát: từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn, mệt mỏi, tiêu chảy.
- Giai đoạn toàn phát: kéo dài 3 – 10 ngày, với các triệu chứng điển hình như: phát ban dạng phỏng nước (các nốt ban đường kính vài milimet, nổi trên bề mặt da lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và trở thành bóng nước), loét miệng (vết loét đỏ, mọc ở niêm mạc miệng, lưỡi lợi), trẻ sốt nhẹ và có thể nôn.
- Giai đoạn lui bệnh: thường từ 3 – 5 ngày sau, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không xuất hiện biến chứng.
Ngoài dấu hiệu điển hình là các nốt ban, trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc,… Một số trẻ xuất hiện các biến chứng về thần kinh như giật mình, co giật, hôn mê hoặc các biến chứng về hô hấp như suy hô hấp, tím tái,… cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị.

2. Trẻ bị chân tay miệng có nguy hiểm không?
Tay chân miệng thường tự khỏi và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nhất là với trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt.
Các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là:
2.1. Biến chứng thần kinh
Các biến chứng thần kinh do bệnh tay chân miệng gây ra là viêm não, viêm màng não, viêm não tủy với các biểu hiện:
- Rung giật cơ: Co giật từng cơn ngắn 1 – 2 giây, xuất hiện chủ yếu ở tay và chân khi trẻ bắt đầu vào giấc hoặc khi nằm ngửa.
- Bứt rứt, ngủ gà, chới với.
- Rung giật nhãn cầu.
- Tăng trương lực cơ.
- Yếu, liệt chi.
- Liệt dây thần kinh sọ não.
- Hôn mê là biến chứng nặng, thường kèm theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.

2.2. Biến chứng tim mạch, hô hấp
Các biến chứng tim mạch, hô hấp do bệnh chân tay miệng gây ra là phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch. Dấu hiệu nhận biết điển hình là:
- Mạch nhanh (trên 150 lần/phút).
- Thời gian làm đầy mao mạch chậm (trên 2 giây).
- Biểu hiện rối loạn vận mạch, da nổi vân tím, đổ mồ hôi, tứ chi lạnh.
- Bệnh nhi thở nhanh, nông, khò khè, ngực rút lõm, hơi thở rít thanh quản, không đều.
- Trẻ sùi bọt hồng, khó thở, da tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có lẫn máu hay bọt hồng.
Khi trẻ có các dấu hiệu trên, cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
3. Người lớn có thể lây tay chân miệng ở trẻ không?
Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, trong đó phổ biến nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, người lớn vẫn hoàn toàn có thể mắc chân tay miệng nếu hệ miễn dịch cơ thể yếu hoặc chưa từng bị bệnh trước đây.

Bệnh chân tay miệng ở người lớn thường sẽ tự khỏi sau 1 tuần nếu điều trị đúng cách. Dấu hiệu nhận biết chân tay miệng ở người lớn cũng giống như ở trẻ nhỏ, cụ thể:
- Ho.
- Sốt.
- Sổ mũi.
- Buồn nôn.
- Mệt mỏi.
- Nôn.
- Đau nhức cơ.
- Đau họng.
- Cảm giác không ngon miệng.
- Các nốt ban đỏ xuất hiện trong lòng bàn tay, bàn chân nhưng không gây ngứa.
- Mụn nước xuất hiện trong miệng, họng và gây đau.
- Giật mình.
- Co giật.
- Khó thở.
- Bí tiểu.
Người bệnh sẽ bị sốt cao, nôn nhiêu, co giật nếu bệnh trở nặng. Với phụ nữ mang thai, bệnh có thể gây ra nhiều rủi ro như thai lưu, sảy thai hoặc nhiễm trùng khi mang thai.

Khi mắc bệnh, người bệnh cần lưu ý thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, uống thật nhiều nước, ăn các thức ăn dạng lỏng, mềm; vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau khi ăn; điều trị các triệu chứng như hạ sốt, giảm đau. Nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng, cần đến bệnh viện để được xử lý và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng.