Nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ cha mẹ cần lưu ý
Nội dung bài viết
- 1 Sốt cao, quấy khóc, hay giật mình là những triệu chứng cảnh báo sớm bệnh chân tay miệng ở trẻ. Tuy khá lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim,… Vậy nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ là gì?
- 2 1. Nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ
- 3 2. Bệnh chân tay miệng ở trẻ lây qua đường nào?
- 4 3. Cách điều trị chân tay miệng ở trẻ
- 5 Author
Sốt cao, quấy khóc, hay giật mình là những triệu chứng cảnh báo sớm bệnh chân tay miệng ở trẻ. Tuy khá lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim,… Vậy nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ là gì?

1. Nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ
Thủ phạm chính gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ là nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71). Trong đó:
- Virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất nhưng triệu chứng nhẹ, ít biến chứng.
- Virus Enterovirus 71 là loại ít gặp hơn nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong ở trẻ.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus chân tay miệng chủ yếu trú ngụ ở niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột, sau đó di chuyển đến các hạch bạch huyết xung quanh rồi xâm nhập vào máu. Điểm dừng cuối cùng của virus là niêm mạc miệng và da.
Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc chân tay miệng nhất do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, chưa hoàn thiện. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp hơn. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa hè và đầu mùa thu.

2. Bệnh chân tay miệng ở trẻ lây qua đường nào?
Bệnh chân tay miệng ở trẻ lây truyền nhanh và rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Các con đường lây truyền của bệnh là:
- Dịch tiết mũi hoặc họng (nước bọt, nước mũi, đờm,…).
- Chất lỏng bên trong mụn nước.
- Các giọt hô hấp bắn vào không khí sau khi ho hay hắt hơi.
- Chất thải từ cơ thể người bệnh (chẳng hạn như phân).
- Tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus từ người bệnh như đồ chơi, tay nắm cửa rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
Ở tuần đầu khi nhiễm bệnh, người bệnh có khả năng lây truyền virus mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, virus vẫn có thể tồn tại trong cơ thể nhiều tuần, ngay cả khi các triệu chứng của bệnh không còn. Điều này có nghĩa bệnh vẫn có khả năng lây truyền ngay cả khi đã khỏi bệnh.

3. Cách điều trị chân tay miệng ở trẻ
Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, tốt nhất nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.
3.1. Cách điều trị
Hiện nay bệnh chân tay miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Mục tiêu điều trị chủ yếu là:
- Điều trị triệu chứng như sốt, ho.
- Điều trị tích cực để duy trì chức năng sống với các trường hợp nặng.
Các thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc bôi gây tê tại chỗ giúp giảm đau khi bị loét ở trong miệng.
- Thuốc hạ sốt trong trường hợp sốt cao trên 38.5 độ C.
- Thuốc bôi ngoài da như Larifan Ungo để hạn chế các nốt mụn lan rộng.
Larifan là thuốc bôi điều trị tay chân miệng mới, an toàn cho trẻ nhỏ. Larifan với cơ chế điều hòa miễn dịch tự nhiên giúp tăng cường chống lại sự xâm nhập và tăng sinh của virus, trực tiếp ức chế sự phát triển của virus. Từ đó, giúp điều trị sang thương và tiêu diệt virus tay chân miệng.
Đối với trường hợp phòng ngừa kích hoạt hoặc điều trị nhiễm virus tay chân miệng, Larifan được sử dụng 2 -3 lần/ ngày. Bôi liên tục cho đến khi khỏi bệnh. Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 7 – 21 ngày điều trị.
Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng như sốt cao không hạ, thở mệt, co giật, hôn mê,… cần đưa đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

3.2. Một số sai lầm trong điều trị, chăm sóc trẻ bị chân tay miệng
Trong điều trị và chăm sóc trẻ bị chân tay miệng, cha mẹ vẫn thường mắc một số sai lầm cơ bản khiến bệnh lâu hồi phục hơn. Cụ thể:
Dùng thuốc bừa bãi
Nhiều cha mẹ tự ý dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ. Trong khi đó, bệnh là do virus gây ra, kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Đây là sai lầm rất thường gặp của phụ huynh. Nguyên tắc điều trị là không dùng kháng sinh khi chưa có bội nhiễm.
Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng sai cách
Khi trẻ bị chân tay miệng, trong miệng trẻ thường xuất hiện các vết loét nên việc vệ sinh là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, nếu vệ sinh không đúng cách có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Nhiều cha mẹ có thói quen dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối để rơ lưỡi, miệng cho trẻ nhưng việc này có thể tăng nguy cơ làm vỡ các vết loét, khiến bệnh trở nặng.
Khi trẻ bị chân tay miệng, tốt nhất chỉ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
Lạm dụng truyền nước
Nhiều phụ huynh ngộ nhận rằng truyền nước sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên truyền nước khi trẻ có các dấu hiệu mất nước nặng như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy và phả truyền theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bé bị nhẹ, cha mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ bằng cách uống nước lọc, nước trái cây, nhất là các trái cây giàu vitamin C như cam, quýt để tăng cường sức đề kháng.
Kiêng tắm cho trẻ
Khi trẻ mắc bệnh, nhiều cha mẹ kiêng tắm vì sợ trẻ lạnh. Tuy nhiên, quan niệm này hết sức sai lầm. Trẻ kiêng tắm khiến cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ, là điều kiện để virus và vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh mẽ, khiến bệnh trở nặng hơn. Tốt nhất, cha mẹ hãy tắm cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm và tắm nhanh để cơ thể bé được sạch sẽ, hạn chế sự phát triển của các mầm bệnh.

Nắm được nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ cũng như cách điều trị sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn khi chăm sóc trẻ. Tốt nhất khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị cụ thể.