Bệnh sùi mào gà ở hậu môn nam giới có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
- 1 Vùng kín, hậu môn thường là những khu vực ẩm ướt, thích hợp cho sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus HPV – tác nhân gây bệnh sùi mào gà. Bệnh sùi mào gà ở hậu môn nam giới cũng như nữ giới đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
- 2 1. Bệnh sùi mào gà ở hậu môn nam giới có nguy hiểm không?
- 3 2. Một số hình ảnh sùi mào gà hậu môn ở nam giới
- 4 3. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán sùi mào gà hậu môn
- 5 Author
Vùng kín, hậu môn thường là những khu vực ẩm ướt, thích hợp cho sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus HPV – tác nhân gây bệnh sùi mào gà. Bệnh sùi mào gà ở hậu môn nam giới cũng như nữ giới đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

1. Bệnh sùi mào gà ở hậu môn nam giới có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, sùi mào gà có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
1.1. Nhiễm trùng
Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh sùi mào gà. Do các tổn thương nằm ở vùng kín, hậu môn nên rất khó vệ sinh cũng như môi trường luôn ẩm ướt nên tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh. Bên cạnh đó, do là bệnh xã hội nên người bệnh thường tự ti, mặc cảm, giấu diếm bệnh tật. Vì thế, khi đi khám bệnh thì hầu hết bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng, tổn thương đã bị nhiễm trùng, bị lở loét hoặc hoại tử.
Nếu không xử lý đúng cách, bệnh nhân có thể bị viêm nhiễm tại nhiều vị trí khác như viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh. Về lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, nặng nề nhất là gây vô sinh, hiếm muộn.
1.2. Ung thư
Sùi mào gà có liên hệ mật thiết với ung thư, làm gia tăng ung thư cổ tử cung ở nữ và ung thư dương vật ở nam nếu không được điều trị triệt để, bệnh tái phát nhiều lần. Theo thống kê, có khoảng 4,7 – 10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung sẽ tiến triển thành ung thư cổ tử cung, 5% bị ung thư âm đạo. Ở nam giới, khoảng 15% người mắc bệnh sẽ tiến triển thành ung thư dương vật, 5% ung thư hậu môn.
Do đó, người mắc bệnh sùi mào gà cần phải tái khám định kỳ và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư.

1.3. Biến chứng ở phụ nữ có thai
Trong thời kỳ mang thai, do hệ miễn dịch suy yếu nên các u nhú sẽ phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn. Các nốt sùi có thể phá hủy các mô, dẫn tới nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh khó. Bên cạnh đó, virus sùi mào gà cũng có thể lây truyền sang trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp.
Thai phụ nên nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu của sùi mào gà trong thai kỳ.
1.4. Ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý
Khi mắc sùi mào gà, người bệnh luôn trong tâm lý lo lắng, tự tin, dằn vặt bản thân và không muốn chia sẻ. Từ đó, bệnh nhân sẽ ngại đi khám bệnh, dẫn đến bệnh chuyển biến nặng, việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn.
Hơn nữa, sùi mào gà ảnh hưởng lớn đến đời sống tình dục, các cặp vợ chồng mắc bệnh nghi ngờ lẫn nhau, gây bất hòa trong hôn nhân, thậm chí dẫn tới đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Do đó, bên cạnh điều trị triệu chứng, bệnh nhân cũng cần được tư vấn tâm lý để ổn định tinh thần và yên tâm điều trị.
2. Một số hình ảnh sùi mào gà hậu môn ở nam giới
Dưới đây là hình ảnh sùi mào gà ở hậu môn giai đoạn nhẹ đến nặng để bệnh nhân dễ dàng nhận biết tình trạng bệnh của bản thân:



3. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán sùi mào gà hậu môn
Bên cạnh thăm khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định là các xét nghiệm lâm sàng để khẳng định có mắc bệnh hay không, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các xét nghiệm sùi mào gà phổ biến là:
3.1. Chẩn đoán bằng dung dịch acid acetic
Bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch acid acetic với nồng độ thích hợp bôi vào bộ phận sinh dục, hậu môn để những nốt mụn xuất hiện rõ ràng hơn. Nếu các nốt sùi chuyển sang màu trắng thì có nghĩa bệnh nhân đã mắc sùi mào gà.
3.2. Chẩn đoán bằng mẫu sinh thiết
Sinh thiết các u nhú tại hậu môn sẽ giúp bác sĩ xác định bệnh nhân có mắc sùi mào gà không. Đồng thời, phương pháp này cũng xác định bệnh đang ở giai đoạn nào để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
3. Xét nghiệm Pap
Phương pháp xét nghiệm này thường được áp dụng với nữ giới, giúp phát hiện sớm các bất thường ở âm đạo và cổ tử cung. Từ đó có thể xử lý kịp thời nếu bị mắc sùi mào gà hoặc có dấu hiệu ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra.

Hiện nay, việc điều trị sùi mào gà vẫn tương đối khó khăn, các biện pháp điều trị chủ yếu là tiêu diệt u nhú, loại bỏ các nốt sùi, hạn chế sự lây lan của virus. Vì thế, việc phòng bệnh là hết sức cần thiết. Một số lưu ý giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus HPV đơn giản mà hiệu quả ai cũng cần nắm được là:
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình.
- Nếu chẳng may mắc bệnh, cần chia sẻ thẳng thắn với bạn tình về tình trạng của bản thân.
- Trang bị cho bản thân và bạn tình những kiến thức y khoa chính xác về con đường lây truyền của bệnh, từ đó chủ động phòng ngừa.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như như khăn tắm, đồ lót, bàn chải đánh răng.
- Khám và tầm soát các bệnh tình dục thường xuyên bao gồm cả sùi mào gà và mụn cóc.
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, hợp lý.
- Tiêm vắc xin phòng HPV là biện pháp phòng tránh an toàn và hiệu quả nhất.
Tốt nhất, nếu nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà ở hậu môn nam giới, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.