Thuốc bôi sùi mào gà ở hậu môn: Điều trị và hướng dẫn dùng thuốc
Nội dung bài viết
- 1 Ngoài bộ phận sinh dục, hậu môn cũng là một trong các vị trí yêu thích của virus sùi mào gà. Tùy vào mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau với sùi mào gà ở hậu môn như thuốc bôi, đốt điện, đốt lạnh,… Vậy thuốc bôi sùi mào gà ở hậu môn là thuốc gì và cách dùng như thế nào?
- 2 1. Nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà ở hậu môn
- 3 2. Bác sĩ hướng dẫn sử dụng một số thuốc bôi sùi mào gà ở hậu môn
- 4 3. Các phương pháp khác điều trị sùi mào gà hậu môn
- 5 Author
Ngoài bộ phận sinh dục, hậu môn cũng là một trong các vị trí yêu thích của virus sùi mào gà. Tùy vào mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau với sùi mào gà ở hậu môn như thuốc bôi, đốt điện, đốt lạnh,… Vậy thuốc bôi sùi mào gà ở hậu môn là thuốc gì và cách dùng như thế nào?

1. Nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà ở hậu môn
Tác nhân gây bệnh sùi mào nói chung là do virus HPV. Hiện virus này có hơn 120 chủng khác nhau, trong đó chủng phổ biến nhất gây sùi mào gà là HPV-6 và HPV-11. Các nốt sùi thường mọc ở vùng kín, hậu môn,… của cả nam và nữ.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nốt sùi mọc ở hậu môn là do thói quen sinh hoạt tình dục bằng hậu môn, khiến virus lây lan và gây bệnh ở bộ phận này. Đối tượng có nguy cơ cao mắc sùi mào gà hậu môn là những người quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, đặc biệt là đối với quan hệ đồng tính nam, người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường,…
Khi có dấu hiệu mắc bệnh, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

2. Bác sĩ hướng dẫn sử dụng một số thuốc bôi sùi mào gà ở hậu môn
Một trong những phương pháp điều trị sùi mào gà hậu môn phổ biến và hiệu quả nhất là sử dụng thuốc dạng bôi ngoài da. Phương pháp điều trị này thường được chỉ định cho những bệnh nhân ở giai đoạn đầu, khi nốt sùi còn nhỏ và tổn thương chưa lan rộng. Ngoài ra, các bác sĩ cũng thường chỉ định dùng thêm thuốc bôi sau đốt sùi để ngăn ngừa tái phát.
Một trong những loại thuốc được bác sĩ và bệnh nhân đánh giá rất cao là Larifan Ungo, Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 50 – 80%.
1.1. Larifan Ungo
Thuốc giúp kích thích sản xuất interferon đồng thời ly giải virus tại vị trí nốt sùi.
Liều dùng:
- 3 – 4 lần/ngày.
- Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
- Thời gian sử dụng: 2 tháng

1.2. Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 50 – 80%
- Chấm lên nốt sùi 1 lần/ngày. Có thể dùng vaseline để bôi vùng da lành xung quanh để tránh tổn thương.
- Rửa lại với xà phòng sau 1 tiếng.
- Ngưng khi nốt sùi chuyển sang màu trắng.
Chú ý, thuốc Trichloroacetic (TCA) không dùng cho trường hợp sùi mào gà ở miệng. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, bôi đúng cách, đúng liều lượng. Thời gian bôi thuốc trị sùi mào gà khá dài nên đòi hỏi người bệnh cần thật sự kiên trì.
Để đẩy nhanh quá trình điều trị và đạt được hiệu quả tối đa dự phòng nguy cơ tái phát lại, người bệnh nên kết hợp sử dụng Trichloroacetic (TCA) và Larifan. Trường hợp sử dụng kết hợp với Acid Trichloroacetic (TCA): sử dụng TCA 1 lần/ ngày. Sau 1 giờ rửa sạch. Bôi Larifan ngày 3 lần và không cần rửa lại đến lần bôi tiếp theo. Ngưng sử dụng TCA khi nốt sùi chuyển trắng và có dấu hiệu rụng, tiếp tục sử dụng Larifan cho đủ 2 tháng để ngăn ngừa tái phát.
3. Các phương pháp khác điều trị sùi mào gà hậu môn
Ngoài sử dụng thuốc bôi, điều trị ngoại khoa cũng là một trong những phương pháp hiệu quả được áp dụng phổ biến hiện nay. Các phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến là đốt điện, đốt lạnh, đốt laser. Các biện pháp này phù hợp với trường hợp bệnh nhân sùi mào gà nặng, các nốt sùi lớn, trên diện rộng và muốn loại bỏ nốt sùi nhanh.
3.1. Đốt điện
Điều trị sùi mào gà bằng đốt điện là kỹ thuật sử dụng thiết bị điện cao tần nhằm loại bỏ tổ chức sùi mào gà bằng hiệu ứng nhiệt, bốc bay tổ chức. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể bị sưng, đau, chảy máu sau đốt và phương pháp này chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Người bệnh không đồng ý hoặc không hợp tác điều trị.
- Vùng da điều trị đang nhiễm trùng cấp tính, lan toả.
- Bệnh toàn thể nặng: bệnh hệ thống, suy tim, suy hô hấp,…
- Người bệnh đang đặt máy tạo nhịp tim.

3.2. Đốt lạnh
Đốt lạnh là phương pháp sử dụng nitơ lỏng ở nhiệt độ cực thấp bay hơi dẫn qua dụng cụ chuyên biệt áp sát vào nốt sùi. Với độ lạnh lên đến -50 độ C, các nốt sùi sẽ bị áp lạnh đông cứng lại và tiêu diệt. Thời gian áp lạnh thường từ 1 – 2 phút và chỉ tác động tại vị trí có tổn thương.
3.3. Đốt laser
Đây là một trong những phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất trong điều trị sùi mào gà. Phương pháp này có thể thực hiện được ở tất cả các vùng da kể cả những vùng chật hẹp để loại bỏ được các nốt sùi mà không làm tổn thương đến cấu trúc da cũng như vùng da xung quanh.
Có một số rủi ro khi điều trị sùi mào gà bằng ngoại khoa bệnh nhân cần chú ý:
- Khả năng bị nhiễm trùng tổn thương khi đốt nên có thể được chỉ định sử dụng thêm kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Chảy máu nghiêm trọng do tổn thương tĩnh mạch hoặc động mạch.
- Sùi mào gà có thể tái phát do virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể.
- Để lại sẹo.

Do đó, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn thuốc bôi sùi mào gà ở hậu môn cũng như các phương pháp điều trị phù hợp khác, hạn chế biến chứng đáng tiếc xảy ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần thay đổi lối sống như có chế độ dinh dưỡng khoa học, chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn,… để nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng tự đào thải virus ra khỏi cơ thể.