Vì sao cần sử dụng thuốc bôi sau khi đốt sùi mào gà?
Nội dung bài viết
- 1 Đốt sùi mào gà là phương pháp giúp loại bỏ nốt sùi nhanh, phù hợp với các trường hợp nốt sùi lớn và khó điều trị. Thông thường, sau khi đốt sùi, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kết hợp bôi các thuốc khác như Imiquimod, Larifan Ungo. Vậy tại sao phải sử dụng thuốc bôi sau khi đốt sùi mào gà?
- 2 1. Tại sao cần sử dụng thuốc bôi sau khi đốt sùi mào gà?
- 3 2. Các loại thuốc bôi sau khi đốt sùi bác sĩ khuyên dùng
- 4 3. Các lưu ý khác sau khi đốt sùi mào gà
- 5 Author
Đốt sùi mào gà là phương pháp giúp loại bỏ nốt sùi nhanh, phù hợp với các trường hợp nốt sùi lớn và khó điều trị. Thông thường, sau khi đốt sùi, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kết hợp bôi các thuốc khác như Imiquimod, Larifan Ungo. Vậy tại sao phải sử dụng thuốc bôi sau khi đốt sùi mào gà?

1. Tại sao cần sử dụng thuốc bôi sau khi đốt sùi mào gà?
Trong điều trị sùi mào gà, có hai phương pháp phổ biến nhất là dùng thuốc và đốt sùi. Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, có thể phải kết hợp cả nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quả điều trị.
Đốt sùi thường được áp dụng với các trường hợp sau:
- Muốn loại bỏ nốt sùi nhanh.
- Bệnh nhân nặng, nốt sùi to và rộng.
- Không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Ưu điểm của đốt sùi là giúp loại bỏ nốt sùi nhanh, tuy nhiên có thể gây sưng, đau tại vị trí đốt. Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ giúp loại bỏ nốt sùi chứ không tiêu diệt được tận gốc virus nên tỷ lệ tái phát lại rất cao.
Do đó, sau khi đốt sùi, bác sỹ thường chỉ định thêm các loại thuốc bôi để nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.
2. Các loại thuốc bôi sau khi đốt sùi bác sĩ khuyên dùng
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi sau khi đốt sùi:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng để tránh các tác dụng phụ đáng tiếc.
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu trong quá trình sử dụng thuốc có các triệu chứng bất thường.
- Bôi đúng số lần, thời gian cũng như lượng thuốc.
Dưới đây là một số loại thuốc bôi sau khi đốt sùi được bệnh nhân và bác sĩ tin tưởng lựa chọn:
Kem Imiquimod
Thuốc giúp kích thích phân phối interferon và các cytokin.
Liều dùng:
- Bôi 3 lần/tuần. Bôi trong vòng 16 tuần.
- Sau khi bôi khoảng 10 tiếng cần rửa lại bằng xà phòng.
Thuốc bôi Larifan Ungo
Thuốc giúp kích thích sản xuất interferon đồng thời ly giải virus tại vị trí nốt sùi.

Liều dùng:
- 3 – 4 lần/ngày.
- Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
- Thời gian sử dụng: 2 tháng
3. Các lưu ý khác sau khi đốt sùi mào gà
Khi đốt sùi, bệnh có khá nhiều thắc mắc cần giải đáp. Cụ thể:
3.1. Đốt sùi mào gà bao nhiêu tiền?
Chi phí đốt sùi mào gà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tình trạng bệnh.
- Phương pháp điều trị bệnh.
- Cơ sở y tế thực hiện.
Thông qua thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất. Tốt nhất, bạn hãy chọn các cơ sở y tế uy tín, công khai giá thăm khám chữa bệnh để tránh tình trạng bị “chặt chém”.
3.2. Cách chăm sóc vết thương sau đốt sùi như thế nào?
Sau khi đốt sùi, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc vết thương đúng cách để vết thương nhanh hồi phục, tránh nhiễm trùng để lại sẹo như sau:
- Sau khi đốt sùi 24 tiếng mới nên vệ sinh vết thương.
- Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh do bác sĩ chỉ định.
- Vệ sinh nhẹ nhàng và lau khô bằng khăn mềm, không để vết thương ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Nếu đốt sùi tại bộ phận sinh dục, khi đi vệ sinh cần rửa lại sạch sẽ, tránh để bị nhiễm khuẩn.

3.3. Sau đốt sùi có được quan hệ tình dục không?
Sau khi đốt sùi, thường các vết thương cần khoảng 3 – 4 tuần để phục hồi. Do đó, trong khoảng thời gian này các bác sĩ khuyên người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục. Nếu quan hệ tình dục quá sớm sau khi đốt có thể dẫn đến một số nguy cơ:
- Vết thương bị cọ xát dẫn tới chảy máu, từ đó lâu lành hơn, thậm chí là nhiễm khuẩn.
- Có khả năng lây lan bệnh cho bạn tình.
- Ảnh hưởng đến chức năng tình dục sau này.
Ngoài ra, sau khi đốt sùi cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tái khám thường xuyên để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, tốc độ hồi phục của vết thương.
- Chăm sóc, vệ sinh vết thương cẩn thận, thông báo cho bác sĩ ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

- Có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao thể trạng, hệ miễn dịch cho cơ thể, tăng khả năng tự đào thải virus.
- Khám sức khỏe 6 tháng/lần để phát hiện các vấn đề sức khỏe kịp thời.
Đây đều là những việc đơn giản, hiệu quả, ai cũng có thể thực hiện được ngoài thuốc bôi sau khi đốt sùi mào gà để ngăn ngừa bệnh tái phát.