Cách chữa trị sùi mào gà tại nhà đơn giản, ai cũng làm được
Nội dung bài viết
- 1 Do tâm lý e ngại nên nhiều người không muốn đến bệnh viện thăm khám mà tự tìm hiểu và áp dụng các cách chữa trị sùi mào gà tại nhà. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia thì tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Dưới đây là các cách bệnh nhân có thể tự áp dụng tại nhà, bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ.
- 2 1. Thuốc bôi – cách chữa trị sùi mào gà tại nhà đơn giản, hiệu quả
- 3 2. Chế độ dinh dưỡng – nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể
- 4 3. Chế độ sinh hoạt khoa học
- 5 Author
Do tâm lý e ngại nên nhiều người không muốn đến bệnh viện thăm khám mà tự tìm hiểu và áp dụng các cách chữa trị sùi mào gà tại nhà. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia thì tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Dưới đây là các cách bệnh nhân có thể tự áp dụng tại nhà, bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ.

1. Thuốc bôi – cách chữa trị sùi mào gà tại nhà đơn giản, hiệu quả
Thuốc bôi trị sùi mào gà giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus cũng như hỗ trợ làm lành tổn thương nhanh hơn.
Thuốc bôi chia thành 2 nhóm:
1.1 Đơn trị
Tricloacetic acid TCA 80% – loại bỏ nốt sùi cơ học
- Chấm lên nốt sùi 1 lần/ngày. Có thể dùng vaseline để bôi vùng da lành xung quanh để tránh tổn thương.
- Rửa lại với xà phòng sau 1 tiếng.
- Ngưng khi nốt sùi chuyển sang màu trắng
Kem Imiquimod
Thuốc giúp kích thích phân phối interferon và các cytokin.
Liều dùng:
- Bôi 3 lần/tuần. Bôi trong vòng 16 tuần.
- Sau khi bôi khoảng 10 tiếng cần rửa lại bằng xà phòng.
Thuốc bôi Larifan Ungo
Thuốc giúp kích thích sản xuất interferon đồng thời ly giải virus tại vị trí nốt sùi.
Liều dùng:
- 3 – 4 lần/ngày.
- Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
- Thời gian sử dụng: 2 tháng

1.2. Phối hợp
- Tricloacetic acid TCA 80% chấm 1 lần/ngày, rửa sạch sau 1 giờ kết hợp với bôi thuốc Larifan 3-4 lần/ngày.
- Tricloacetic acid TCA 80% ngưng Sau khi nốt sùi chuyển sang màu trắng (từ 3-5 ngày tuỳ bệnh nhân), Larifan tiếp tục sử dụng đến hết 2 tháng.
- Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý bôi thuốc đúng cách cũng như tái khám định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.
2. Chế độ dinh dưỡng – nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể
Hiện nay, các phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, làm lành tổn thương, ngăn ngừa virus phát triển, lây lan chứ không tiêu diệt được tận gốc virus trong cơ thể. Virus vẫn có thể tồn tại trong máu và chỉ bị đào thải khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tốt. Do đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh, giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng loại bỏ virus HPV ra khỏi cơ thể.
Các nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sùi mào gà là:
- Ăn đúng giờ, đúng số bữa.
- Đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất.
- Đa dạng thực phẩm trong các bữa ăn.
Ngoài ra, cần lưu ý một số các vấn đề sau:
- Nên ăn nhiều thực phẩm chứa sắt, nhất là các bệnh nhân đốt sùi bởi sắt là nguyên tố vi lượng quan trọng trong quá trình tạo máu. Các bệnh nhân đốt sùi có thể mất máu trong quá trình đốt nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt càng cần thiết.

- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, như canxi, magie, kẽm, vitamin C,… giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng gói, thực phẩm lên men và các thực phẩm cay nóng.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe.
3. Chế độ sinh hoạt khoa học
Ngoài chế độ dinh dưỡng, một chế độ sinh hoạt khoa học cũng giúp bệnh nhân sùi mào gà có một cơ thể khỏe mạnh để chống chọi lại với bệnh tật, ức chế sự tấn công và phát triển của virus.
3.1. Thể dục thể thao
Không chỉ bệnh nhân sùi mào gà, ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày với cường độ và thời gian hợp lý, tốt nhất là 30 – 60 phút/ngày.
Các môn thể thao phổ biến, phù hợp với nhiều người như chạy bộ, bơi lội, cầu lông,… thậm chí là đi bộ.
Tuy nhiên cần chú ý, với các bệnh nhân vừa đốt sùi mào gà thì cần hạn chế vận động mạnh, tránh làm tổn thương vị trí đốt gây chảy máu.

3.2. Vệ sinh cá nhân
Giữ gì vệ sinh cá nhân sạch sẽ sẽ giúp hạn chế tình trạng virus lây lan gây bệnh cũng như nhiễm trùng vết thương. Cụ thể:
- Vệ sinh cơ thể, nhất là vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng xà bông, dung dịch vệ sinh an toàn cho sức khỏe.
- Thay quần áo hàng ngày, mặc đồ rộng rãi thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt.
- Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
- Vệ sinh đồ dùng cá nhân sạch sẽ như bàn chải đánh răng, chăn màn,…
3.3. Làm việc và nghỉ ngơi
Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi giúp cơ thể có thời gian phục hồi tốt nhất. Những việc đơn giản bạn có thể áp dụng như:
- Thiết lập ưu tiên để cân bằng cuộc sống. Hãy ưu tiên các việc quan trọng và tạm gác lại các việc ít quan trọng hơn.
- Khám phá một điều mới như tập một môn thể thao mới, đọc một cuốn sách mới.
- Tự thưởng cho bản thân những ngày không làm gì cả.
- Ngủ một giấc thật ngon.
- Ngưng sử dụng mạng xã hội.
Chắc chắn, thực hiện tốt các điều trên là cách chữa trị sùi mào gà tại nhà hiệu quả nhất, ai cũng có thể làm được. Bên cạnh đó, người bệnh cần thăm khám định kỳ để đánh giá hiệu quả cũng như điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.