Sau khi đốt sùi mào gà nên bôi thuốc gì?

Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là virus HPV với hơn 120 chủng khác nhau. Trong đó chủng HPV 6 và HPV 11 là 2 tác nhân gây sùi mào gà chủ yếu. Với các nốt sùi to, đốt là phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Đồng thời sau khi đốt cần kết hợp bôi thuốc để ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy cụ thể sau khi đốt sùi mào gà nên bôi thuốc gì để bệnh nhanh khỏi hơn?

Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là virus HPV với hơn 120 chủng khác nhau
Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là virus HPV với hơn 120 chủng khác nhau

1. Phương pháp đốt sùi mào gà là gì?

Đốt sùi mào gà là phương pháp điều trị ngoại khoa, dùng các thiết bị y tế để can thiệp, phá hủy các nốt sùi. Hiện nay có nhiều phương pháp đốt sùi đang được áp dụng như đốt điện, đốt lạnh, đốt laser,… Mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng, các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định với từng trường hợp cụ thể.

Thông thường, các trường hợp sau được chỉ định đốt sùi mào gà:

  • Các u nhú đã phát triển với kích thước lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
  • Các u nhú vỡ gây chảy mủ, dẫn đến viêm nhiễm, khiến người bệnh khó chịu và đau đớn.

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp sau khi đốt sùi là:

Chảy máu: sau khi đốt, vết thương chưa lành hoặc vận động mạnh thì có thể gây chảy máu. Vấn đề sức khỏe này không quá nghiêm trọng, người bệnh chỉ cần chú ý vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi để vết thương nhanh lành.

Sau khi đốt sùi, vết thương chưa lành hoặc vận động mạnh thì có thể gây chảy máu
Sau khi đốt sùi, vết thương chưa lành hoặc vận động mạnh thì có thể gây chảy máu

Sẹo: nếu trong quá trình đốt sùi, vết thương không được khử trùng tốt thì rất có thể các tổn thương sẽ bị nhiễm trùng, dẫn đến lâu lành, vùng tổn thương lan rộng và có thể để lại sẹo.

Để giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi điều trị sùi mào gà, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín với đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, cơ sở vật chất hiện đại để thực hiện.

3. Sau khi đốt sùi mào gà nên bôi thuốc gì?

Thông thường, sau khi đốt sùi mào gà, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc bôi ngoài ra để nâng cao hiệu quả điều trị.

3.1. Vì sao sau khi đốt sùi mào gà nên bôi thuốc?

Đốt điện, đốt laser, đốt lạnh,… là các phương pháp điều trị triệu chứng, có tác dụng loại bỏ nốt sùi nhanh chứ không tiêu diệt tận gốc virus nên tỷ lệ tái phát là rất cao. Vì thế, sau khi đốt sùi, bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân bôi thuốc để tổn thương nhanh lành cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

3.2. Các thuốc cần bôi sau khi đốt sùi mào gà

Sau khi đốt sùi mào gà nên bôi thuốc gì? Việc dùng thuốc trị sùi mào gà nào và dùng như thế nào cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, có các loại thuốc điều trị sùi mào gà phổ biến sau:

Imiquimod

  • Đây là thuốc dạng kem, có thể là Imiquimod 5% hoặc Imiquimod 3.5%.
  • Dùng cho bệnh nhân trên 12 tuổi.
  • Thời gian sử dụng 16 tuần.
  • Có thể gây kích ứng tại chỗ.

Larifan Ungo

  • Liều dùng: 3 – 4 lần/ngày
  • Cách dùng: Sau khi rửa sạch TCA nốt sùi, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng
Larifan Ungo là một trong các loại thuốc điều trị sùi mào gà phổ biến
Larifan Ungo là một trong các loại thuốc điều trị sùi mào gà phổ biến

4. Lưu ý sau khi đốt sùi mào gà

Sau khi đốt sùi mào gà, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề để tổn thương nhanh khỏi. Cụ thể:

4.1. Cách vệ sinh sau khi đốt sùi

Sau khi đốt sùi, khâu vệ sinh vết thương rất quan trọng giúp vết thương không bị nhiễm khuẩn, nhanh lành và hạn chế tái phát. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để hạn chế các rủi ro đáng tiếc. 

Trong đó, bắt buộc người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • 24 tiếng sau đốt sùi mới vệ sinh vết thương.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc nước muối pha loãng để vệ sinh nốt sùi, giúp hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Khi vệ sinh xong, cần lau khô bằng khăn mềm, tránh để vết thương ẩm ướt tạo điều kiện cho virus phát triển.
  • Nếu nốt sùi ở vùng kín, khi đi vệ sinh cần chú ý rửa sạch sẽ, tránh để nhiễm trùng.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để giảm thiểu vết thương bị nhiễm trùng
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để giảm thiểu vết thương bị nhiễm trùng

4.2. Thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh

Ngoài vệ sinh nốt sùi, để tổn thương nhanh hồi phục người bệnh cần chú ý:

  • Tránh quan hệ tình dục ngay khi vừa đốt sùi xong bởi việc này có thể làm tổn thương chảy máu và lâu lành hơn.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Không bơi lội ở bể bơi, sông hồ bởi vi khuẩn dễ xâm nhập vào nốt sùi gây viêm nhiễm.
  • Tránh căng thẳng, stress cũng như vận động mạnh.
  • Ăn ngủ đúng giờ và thường xuyên tập thể dục thể thao.
  • Không dùng chung đồ cá nhân với người khác.

4.3. Có chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Người bị sùi mào gà cần có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ăn thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước.
  • Không nên ăn đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ cũng như thực phẩm chế biến sẵn.
  • Kiêng sử dụng bia rượu và chất kích thích.
Người bị sùi mào gà cần có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Người bị sùi mào gà cần có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội phổ biến, dễ dàng lây lan và hiện gần như chưa có phương pháp điều trị đặc trị. Do đó, người bệnh cần chú ý chăm sóc vết thương, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tránh để bệnh lây lan sang người lành. Tốt nhất, để được giải đáp sau khi đốt sùi mào gà nên bôi thuốc gì, người bệnh nên tìm sự tư vấn từ các chuyên gia trong ngành để có thông tin chính xác và khoa học.

5/5 - (1 bình chọn)

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Để tử cung khoẻ mạnh thì nữ giới nên hạn chế ăn đồ cay

Phụ nữ nên kiêng ăn gì để tử cung khoẻ mạnh?

8594

Để có một tử cung khoẻ mạnh, phụ nữ cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, Canxi, các chất chống oxy hoá và acid béo omega-3. Ngoài chế độ ăn lý tưởng, phụ nữ nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để tử...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

8607

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

8575

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...