6 dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi nghiêm trọng cần đặc biệt chú ý

Dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi

 

Tra cứu dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi để xem bản thân mình có bị mắc bệnh này hay không là nhu cầu rất nhiều người để biết phương hướng để điều trị. Bởi nếu bệnh sùi mào gà để lâu sẽ có nhiều biến chứng khôn lường như nhiễm trùng, hoại tử, thậm chí là ung thư gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Trong bài viết sau đây, bạn sẽ biết được các thông tin:

  • Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà.
  • 6 Dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi điển hình.
  • Phân biệt nhiệt miệng với sùi mào gà ở lưỡi.
  • Hệ lụy nguy hiểm của sùi mào gà ở lưỡi khi kéo dài.

Sùi mào gà ở lưỡi là gì?

Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm do virus HPV gây ra. Không chỉ bộ phận sinh dục, căn bệnh này còn tấn công ở một số bộ phận khác trong cơ thể như miệng, môi, trán, mắt… Một trong số đó là sùi mào gà ở lưỡi.

HPV là virus rất nguy hiểm, nếu để bệnh diễn tiến lâu dài, chúng sẽ làm cho các nốt sùi lan rộng và to hơn, gây lở loét, thậm chí dẫn đến ung thư.

Do đó, nhận biết dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi để trị ngay từ sớm là cách rất tốt để nhanh chóng khỏi bệnh và tránh được biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây sùi mào gà ở lưỡi

Trước khi tra cứu dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi, bạn cũng nên xem qua các nguyên nhân chính gây bệnh . Bởi, nếu bạn không thuộc trường hợp nào MK Pharma sắp kể dưới đây, khả năng cao bạn mắc các bệnh khác.

 

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi

 

Dưới đây là nguyên nhân chủ yếu gây sùi mào gà ở lưỡi mà bạn cần biết:

 

  • Quan hệ tình dục bằng miệng (Oral Sex): Do virus HPV tập trung khá nhiều trong bộ phận sinh dục của người bệnh, cho nên quan hệ bằng đường miệng sẽ là “cầu nối” đưa chất nhờn sinh dục mang theo virus tấn công vào đường miệng gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi.
  • Hôn người mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi: Hôn môi, đặc biệt là hôn kiểu Pháp với người mắc bệnh khiến cho các nốt sùi chứa virus gây bệnh có cơ hôi tấn công vào bề mặt lưỡi gây ra sùi mào gà.
  • Chung đụng đồ dùng cá nhân: Dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh như bàn chải đánh răng, thìa, đũa, cốc,… cũng là nguyên nhân lây truyền sùi mào gà ở lưỡi nhưng chiếm tỉ lệ thấp.
  • Hút thuốc: Hút thuốc cũng có nguy cơ mắc sùi mào gà. Theo nhiều nghiên cứu, đối tượng này có tỷ lệ mắc HPV tuýp 16 (loại virus có thể gây biến chứng ung thư) cao hơn người bình thường.

 

Bạn có trong trường hợp nào ở đây không? Nếu có, hay sang phần tiếp theo để check xem các dấu hiệu mà bản thân mình gặp phải có  đúng là sùi mào gà ở lưỡi không nhé!

 

6 dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi điển hình bạn cần chú ý

Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà ở lưỡi có thời gian khá dài, lên tới 2 – 9 tháng. Tùy theo cơ địa của từng người mà bệnh sẽ phát ra sớm hay muộn. Một số dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi điển hình như sau:

 

Infographic 6 dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi cần chú ý

 

  • Xuất hiện các u nhú, mụn cóc cỡ đường kính 1-2mm trên vùng lưỡi khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Đau rát khi ăn uống, một số biểu hiện khác đã được báo cáo như: tê vùng lưỡi, sưng đau xương hàm.
  • Triệu chứng như phát ban trong khoang miệng kèm ho ra máu.
  • Sờ thấy có khối u trong má hoặc dưới cổ họng làm người bệnh có hiện tượng chán ăn.
  • Các nốt sùi trên lưỡi có màu trắng hoặc trắng hồng, bề mặt sần sùi. Ban đầu chúng mọc đơn lẻ, sau một thời gian thì thành chùm giống như cái mào gà hoặc súp lơ. Khi tác động nhẹ vào chúng là có mủ rỉ ra.
  • Khi bệnh chuyển nặng, các nốt sùi mào gà trên lưỡi sẽ lan mạnh ra khắp khoang miệng, xuống cổ họng và amidan.

 

Thông thường, khi dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Còn khi ở giai đoạn sớm, bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Điều này khiến mọi người thường dễ bỏ lỡ cơ hội được điều trị sớm…

Trong phần tiếp theo, mình sẽ chỉ bạn cách phân biệt 2 loại bệnh nhìn tưởng tương tự nhưng hóa ra lại rất khác nhau này nhé!

 

Cách phân biệt sùi mào gà ở lưỡi với nhiệt miệng

 

Nếu bị nhiệt miệng, vùng da bị tổn thương sẽ sưng đau và đỏ, khi ăn nếu chạm vào sẽ cảm thấy đau, còn sùi mào gà ở lưỡi trong giai đoạn đầu thì không….

 

phân biệt sùi mào gà ở lưỡi với nhiệt miệng
Sự khác nhau giữa nhiệt miệng (trái) và sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu (phải).

 

Một đặc điểm khác biệt của nhiệt miệng so với các dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi đó chính là vết thương sẽ có bờ đỏ xung quanh. Còn sùi mào gà là vết sùi sẽ có màu trắng hoặc trắng hồng, trên đó sẽ có các nốt nhỏ li ti. Khi tác động nhẹ là đã có dịch rỉ ra, khiến người bệnh đau đớn khi nuốt và sưng tê vùng lưỡi.

Bên cạnh đó, nhiệt miệng cùng lắm chỉ xảy ra khoảng 7-10 ngày rồi sẽ khỏi. Nếu thường xuyên hấp thụ Vitamin C hoặc bổ sung rau xanh thì thời gian hồi phục nhanh hơn. Đối với sùi mào gà ở lưỡi, nếu bị nhầm lẫn thì có uống thuốc, bổ sung Vitamin C nhiều đến mấy cũng sẽ không khỏi.

Hệ lụy nguy hiểm của sùi mào gà ở lưỡi khi để bệnh kéo dài

 

Như đã đề cập ở trên, các dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi nếu để lâu sẽ có nhiều biến chứng khôn lường như nhiễm trùng, hoại tử, thậm chí là ung thư gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Vết sùi để lâu ngày càng to ra sẽ khiến vùng lưỡi bị dị dạng, mất thẩm mỹ. Đồng thời khiến vùng miệng bị hôi khiến người bệnh tự ti, áp lực khi tiếp xúc với mọi người.

Sùi mào gà ở lưỡi lâu ngày sẽ có hiện tượng chảy mủ, gây đau đớn. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng khi nhai nuốt khiến sức khỏe tổng thể suy giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, người bệnh mắc phải sùi mào gà do virus HPV tuýp 16,18 gây ra sẽ tăng 20% nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.

Các hệ lụy của sùi mào gà ở lưỡi gây ra không hề nhỏ, đặc biệt khi để bệnh diễn tiến quá lâu. Do đó, để tăng cơ hội khỏi bệnh nhanh, hãy chữa trị ngay khi còn sớm nhé!

Nếu đã mắc bệnh sùi mào gà, mình khuyên bạn nên sử dụng Larifan Ungo bởi đây là cách chữa sùi mào gà ở lưỡi tại nhà đầu tiên và duy nhất hiện nay được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có thể trị tận gốc mà không cần phải đi phẫu thuật.

 

Trên đây là các dấu hiệu của sùi mào gà ở lưỡi  mà bạn cần phải đặc biệt lưu tâm. Nếu bạn thấy mình đang có các dấu hiệu kể trên và cần được giúp đỡ, hãy liên hệ ngay tới MK Pharma qua:

 

5/5 - (1 bình chọn)

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

22

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

28

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Cách nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

545

Nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là rất quan trọng để có khả năng phát hiện sớm bệnh và tăng cơ hội chữa khỏi. Do đó, mỗi người nên nắm được các dấu hiệu này và theo dõi sức khỏe của mình và những...