Mụn cóc phẳng: Cách nhận biết và điều trị tối ưu nhất

mụn cóc phẳng

 

Mụn cóc phẳng hầu như không gây khó chịu hay hậu quả nguy hiểm gì về mặt sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, do chúng thường xuất hiện trên mặt và cánh tay gây mất thẩm mỹ nên gây cho người bệnh bị mặc cảm, áp lực tâm lý tồi tệ khi gặp gỡ, giao lưu với mọi người.

 

Trong bài viết này, MK Pharma sẽ giúp bạn nhận biết triệu chứng bệnh ngay từ sớm và phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh này ở phần cuối bài viết.

 

Cùng bắt đầu nhé!

 

Mụn cóc phẳng là gì?

 

Mụn cóc phẳng là những nốt mụn thịt có bề mặt nhẵn, khá bằng phẳng so với bề mặt da với kích cỡ rất nhỏ, chỉ bằng đầu đinh ghim. Màu của chúng sẽ gần giống màu da hoặc màu vàng nâu.

 

Mụn cóc dạng phẳng thường xuất hiện chủ yếu trên mặt, chân hoặc mu bàn tay với số lượng lớn. Mụn cóc phẳng thường được gọi là mụn cóc vị thành niên bởi đối tượng nhiễm bệnh nhiều nhất là trẻ em và những người trẻ tuổi.

 

Như các loại mụn cóc khác, mụn cóc phẳng gây ra bởi virus HPV có mức độ lây lan cao. Tuy nhiên, chúng thường lành tính và không gây bất cứ đau đớn, khó chịu nào cho người bệnh.

 

Triệu chứng và dấu hiệu mụn cóc dạng phẳng

 

triệu chứng và dấu hiệu mụn cóc phẳng

 

Mụn cóc phẳng thường có kích cỡ nhỏ và hình dáng không giống với những loại mụn cóc khác. Chúng có bề mặt nhẵn và khá bằng phẳng với bề mặt da.

 

Mụn cóc dạng phẳng có hình tròn hoặc hình bầu dục, với kích cỡ đường kính khoảng 1-3mm. Chúng có màu nâu vàng, hơi hồng hoặc màu gần với màu da xung quanh nơi mụn cóc xuất hiện.

 

Mụn cóc phẳng thường hình thành với nhóm lớn từ 20 đến 200 mụn cóc. Hình thành ở vùng da quanh nơi có vết xước hoặc vết thương hở. Ở nam giới, những nốt mụn thường xuất hiện ở vùng da mọc râu do vết xước khi cạo râu. Ở nữ thì hay gặp ở chân vì lý do tương tự. Ở trẻ em thường xuất hiện nhiều trên mặt.

 

Nguyên nhân gây ra mụn cóc phẳng

 

nguyên nhân gây ra mụn cóc phẳng
Thói quen dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn tắm là nguyên nhân chủ yếu gây mụn cóc phẳng.

 

Như bao loại sùi mào gà khác, mụn cóc phẳng do virus HPV gây ra. Theo nghiên cứu, loại virus gây mụn cóc dạng phẳng là HPV tuýp 3, 10, 28 và 49 gây ra.

 

Nhìn chung, những chủng virus này lành tính, không gây bất cứ biến chứng nguy hiểm nào. Chúng chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh và dễ lây lan cho người khác.

 

Thông thường, mụn cóc phẳng sẽ gây ra do sự lây lan của HPV từ người này qua người khác qua khăn tắm, khăn mặt hoặc vật dụng vệ sinh cá nhân khác có dính dịch cơ thể của người bệnh. Ngoài ra, chúng có thể lan rộng từ bộ phận này đến bộ phận khác của cơ thể.

 

Đối tượng có nguy cơ cao bị mụn cóc

 

Đối tượng có nguy cơ cao bị mụn cóc phẳng
Trẻ vị thành niên 12-16 tuổi và người phải hóa xạ trị là đối tượng có nguy cơ cao mắc HPV gây mụn cóc phẳng.

 

Có khoảng 7 đến 10% những người mắc mụn cóc (sùi mào gà) không phải ở bộ phận sinh dục. Hầu hết các trường hợp mụn cóc xảy ra ở trẻ vị thành niên độ tuổi từ 12-16. Đây được coi là một trong 3 bệnh da liễu phổ biến, nguy cơ mắc bệnh ở nam và nữ là như nhau:

 

  • Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc mụn cóc dạng phẳng bởi hệ miễn dịch còn yếu. Bên cạnh đó, trên cơ thể trẻ thường có những vết xước, vết thương hở do nghịch ngợm, chơi đùa và tiếp xúc da gần gũi với trẻ khác nên HPV có cơ hội xâm nhập qua những vết thương đó để gây bệnh.
  • Những bạn thường xuyên cạo râu hay cạo lông chân cũng có nguy cơ mắc mụn cóc phẳng khi vô tình cắt phải da gây vết thương hở.
  • Trẻ dậy thì và thanh niên có nhiều mụn trứng cá hoặc viêm lỗ chân lông thường có xu hướng gãi vào vết thương gây trầy xước, chảy máu. Đây cũng là điều kiện để HPV dễ dàng xâm nhập hơn.
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch bởi các bệnh mãn tính hoặc có thể dễ mắc HPV hơn.
  • Vệ sinh thân thể kém cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mụn cóc dạng phẳng.

 

Biện pháp chẩn đoán bệnh

 

Khám, chẩn đoán mụn cóc phẳng

 

Khi đi khám, bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng của tổn thương để chẩn đoán. Nếu chưa chắc chắn 100%, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm sinh thiết nốt mụn để có chẩn đoán chuẩn xác nhất.

 

Nếu bạn thấy nốt mụn cóc dạng phẳng trên da phát triển ngày càng lớn hơn, thay đổi màu hoặc chảy máu, hãy đi khám ngay với bác sĩ da liễu để có hướng xử trí tốt nhất.

 

Phương pháp điều trị mụn cóc phẳng

 

Mụn cóc phẳng thông thường sẽ tự biến mất. Theo nghiên cứu, 23% mụn cóc biến mất trong 2 tháng, 30% trong 3 tháng và 78% mụn cóc sẽ biến mất trong 2 năm. Thời gian khỏi nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa đề kháng, tình trạng mụn cóc nhiều hay ít,…

 

Tuy nhiên, do vấn đề thẩm mỹ cũng như phòng tránh lây lan, bạn nên điều trị để khỏi bệnh.

 

Larifan Ungo trị sùi mào gà

 

Do mụn cóc dạng phẳng thường xuất hiện trên mặt hoặc tay. Do đó, phương pháp điều trị sẽ tránh thủ thuật/phẫu thuật vì để lại sẹo mà thay vào đó là dùng thuốc bôi. Những loại thuốc này tác động lên nốt mụn cóc khiến chúng bị bong tróc và rụng ra khỏi cơ thể.

 

Một số loại thuốc bôi mụn cóc phẳng bao gồm:

 

  • Retinoic acid 0.05% hay tretinoin (AVITA, Refissa, Retin-A, Tretin-X)
  • Imiquimod 5% (Aldara, Zyclara)
  • 5-fluorouracil (Carac, Efudex, Fluoroplex, Tolak) nồng độ 1% hoặc 5%
  • Larifan Ungo

 

Mình khuyên bạn nên sử dụng Larifan Ungo bởi đây là phương pháp đầu tiên và duy nhất được cấp phép tại Việt Nam hiện nay có thể trị tận gốc mụn cóc dạng phẳng cũng như các loại sùi mào gà ở các bộ phận trên cơ thể.

 

Ngăn ngừa mụn cóc dạng phẳng lây lan

 

Khi mắc bệnh và đang điều trị mụn cóc phẳng, để nhanh chóng khỏi bệnh và ngăn chặn lây lan, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

 

  • Không gãi, cậy nốt mụn cóc.
  • Khi vô tình chạm vào nốt mụn cóc, cần rửa tay ngay để loại bỏ virus có thể bám trên tay.
  • Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, khăn tắm,… với người khác.
  • Vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ, đặc biệt là vùng bị mụn cóc.
  • Không đi chân đất ở mặt sàn những nơi công cộng như hồ bơi, WC công cộng,…
  • Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, luyện tập hợp lý để giúp cơ thể có đề kháng tốt hơn.

 

Bài viết trên MK Parma đã giải đáp cho bạn những thông tin cần biết nếu bạn nghi ngờ mình mắc mụn cóc phẳng và biện pháp điều trị tối ưu nhất cho chúng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn ít nhiều trong quá trình trị bệnh. Nếu bạn cần sự tư vấn của chuyên gia Y tế về bệnh này, bạn hãy liên hệ qua:

 

Đánh giá bài viết post

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Đốt sùi mào gà: Có khỏi triệt để bệnh không và thông tin cần biết

1328

  Đốt sùi mào gà là thủ thuật thường được sử dụng trong y khoa để loại bỏ các nốt sùi nhanh chóng. Vậy đốt sùi mào gà có hiệu quả mức nào? Có chữa được tận gốc bệnh không? Xem ngay review dưới đây nhé!   Đốt sùi mào...
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng là bao lâu? 6 hệ lụy cần biết

1070

  Sùi mào gà ở miệng là bệnh có tính lây lan rất nhanh khi người lành có một số tiếp xúc thân mật với người bệnh.   Do đó, một số người sau khi vô tình tiếp xúc với bệnh nhân sùi mào gà thường có những thắc mắc...
Sùi mào gà khiến người bệnh tự ti, mặc cảm

Sùi mào gà ở mắt giai đoạn đầu: hình ảnh và điều trị hiệu quả

1675

Sùi mào gà là một trong các bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Các nốt sùi xuất hiện phổ biến nhất là ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ. Ngoài ra, nốt sùi còn có thể xuất hiện ở các cơ quan khác như miệng, lưỡi,...