Tổng hợp các nguyên nhân ung thư cổ tử cung và cách phòng tránh
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý rất nguy hiểm có tỷ lệ cao ở phụ nữ. Tuy nhiên, khi nắm rõ các nguyên nhân ung thư cổ tử cung và các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung để nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Tại sao cần nắm được các nguyên nhân ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư phát triển từ các tế bào của cổ tử cung – một phần của cơ quan sinh sản nữ. Đây là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới, sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung thường phát triển chậm. Căn bệnh này khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm cho người mắc bệnh. Việc nắm rõ các nguyên nhân ung thư cổ tử cung sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh. Đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tăng cơ hội phát hiện bệnh sớm.
Các nguyên nhân ung thư cổ tử cung
Nhiễm virus HPV
HPV (Human Papillomavirus) là một loại virus lây truyền qua đường tình dục. HPV có liên quan đến hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Đây là nguyên nhân chính, chủ yếu nhất dẫn đến căn bệnh này.
Có nhiều chủng HPV khác nhau. Một số chủng gây ra bệnh sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ. HPV chủ yếu lây qua dịch và niêm mạc. Thông thường sẽ lây qua quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng, bằng hậu môn…
Các chủng HPV gây ung thư chủ yếu là các type 16 và 18. Bên cạnh đó, một số type khác ít gặp hơn là 51, 39 và 58. Ngoài nguyên nhân từ virus HPV, dưới đây là một số yếu tố nguy cơ khác cũng góp phần là nguyên nhân ung thư cổ tử cung.

Tiền sử tình dục và số lượng đối tác tình dục
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có nhiều đối tác tình dục và bắt đầu sinh hoạt tình dục từ độ tuổi trẻ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn. Do người có nhiều bạn tình, sinh hoạt tình dục sớm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV từ đối tác.
Tiền sử bệnh lý cổ tử cung
Các bệnh lý khác trên cổ tử cung như viêm nhiễm, polyp, khối u hay sẹo cổ tử cung có thể là tác nhân gây ung thư. Tuy đây không phải nguyên nhân chủ yếu nhưng cũng là một yếu tố nên được lưu ý.
Lối sống không phù hợp
Chất gây ung thư trong thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Một số nguyên nhân ung thư cổ tử cung khác có thể kể đến như dùng thuốc tránh thai thời gian dài, béo phì, quan hệ tình dục bừa bãi…
Tuổi tác và vấn đề con cái
Tỷ lệ ung thư cổ tử cung tăng khi tuổi tăng lên, đặc biệt là sau 40 tuổi. Đồng thời, phụ nữ sinh nhiều hơn 3 con có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn. Một số nghiên cứu cho rằng, việc sinh con sớm trước 17 tuổi cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tiền sử gia đình
Có tiền sử gia đình mắc bệnh cũng tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này, khả năng mắc ung thư cổ tử cung sẽ cao hơn so với những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Tiêm vắc-xin phòng HPV
Như đã phân tích ở trên, HPV là nguyên nhân ung thư cổ tử cung phổ biến nhất. Do đó, tiêm vắc-xin phòng HPV giúp ngăn chặn nhiễm virus HPV, giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Vắc xin HPV được chỉ định cho phụ nữ từ 9 tới 26 tuổi. Tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất là khi người phụ nữ còn chưa từng quan hệ tình dục. Điều này sẽ giúp tăng khả năng phòng ngừa của vắc xin. Nhờ đó, góp phần làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung khi đã lớn tuổi hơn.
Xét nghiệm Pap và HPV định kỳ:
Xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV định kỳ giúp phát hiện sớm các tế bào bất thường trên cổ tử cung và sự hiện diện của HPV. Điều này cho phép chẩn đoán và điều trị kịp thời HPV và các tổn thương liên quan. Từ đó làm giảm nguy cơ phát triển thành ung thư cổ tử cung.
Sử dụng các phương pháp điều trị khi đã mắc HPV
Xét nghiệm HPV dương tính là nỗi lo sợ của nhiều chị em. Vì đây là nguyên nhân phổ biến gây ung thư cổ tử cung. Ngoài ra HPV còn có nguy cơ gây ung thư hậu môn, ung thư âm hộ. Do đó, cần chữa trị kịp thời đúng theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
Đồng thời, có thể kết hợp sử dụng một số sản phẩm điều trị HPV. Benostan Rtro-V Forming Emulsion là một sản phẩm hữu hiệu trong việc điều trị HPV. Rtro-V là sản phẩm được nhiều khách hàng tin tưởng và các chuyên gia khuyên dùng. Sản phẩm giúp đào thải HPV – nguyên nhân ung thư cổ tử cung ra khỏi cơ thể.
Thay đổi lối sống lành mạnh
Để giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và tăng cường sức khỏe, mỗi người nên lựa chọn sống lành mạnh. Nên ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, hạn chế stress, và duy trì trọng lượng cơ thể trong giới hạn bình thường.

Hạn chế tiếp xúc với chất gây ung thư
Hút thuốc lá và tiếp xúc với các chất gây ung thư khác như hóa chất độc hại trong môi trường là các yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Vì vậy, bạn cần hạn chế tiếp xúc với những chất này. Nhờ đó giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản nói riêng và giữ cơ thể khoẻ mạnh nói chung.
Việc nắm rõ các nguyên nhân ung thư cổ tử cung và áp dụng các biện pháp phòng ngừa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng khả năng phát hiện sớm. Tiêm vắc-xin phòng HPV, xét nghiệm định kỳ, thay đổi lối sống lành mạnh và hạn chế tiếp xúc với chất gây ung thư là những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Nếu phát hiện nhiễm HPV, bạn nên điều trị kịp thời để tránh phát triển thành ung thư. Cân nhắc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ đào thải HPV như Rtro-V giúp bảo vệ sức khỏe cho chính mình.