Bị sùi mào gà khi mang thai ảnh hưởng gì không? 6 điều chú ý
“Bị sùi mào gà khi mang thai ảnh hưởng gì không?” là câu hỏi của các mẹ bầu khi phát hiện mình bị mắc sùi mào gà. Họ lo lắng không biết điều này có ảnh hưởng đến thai kỳ hay bé sinh ra sau này có bình thường không?
Dưới đây là 6 điều về bệnh sùi mào gà ở mẹ bầu mà bạn cần chú ý:
Nội dung bài viết
Mẹ bầu bị sùi mào gà khi mang thai ảnh hưởng gì không?
Theo các nghiên cứu, bị sùi mào gà khi mang thai ở các mẹ bầu không có sự liên quan đến sảy thai, sinh thiếu tháng hay các biến chứng khác trong thai kỳ.
Dù vậy, trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể gặp một số vấn đề cần được chú ý trong thai kỳ. Cụ thể như sau:
- Khi mang thai, các mô trong tử cung có sự tăng lên rất lớn. Do đó, nếu mẹ bầu mắc sùi mào gà ở vùng kín sẽ khiến các nốt sùi phát triển mạnh hơn bình thường làm tắc đường sinh nở.
- Mẹ bầu mắc sùi mào gà có nguy cơ chảy máu khó cầm khi sinh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
- Sùi mào gà mọc trên thành âm đạo khiến chúng khó mở rộng khi sinh. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ phải chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
- Việc điều trị sùi mào gà ở mẹ bầu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn bởi nếu tác động ở bộ phận này có thể dẫn đến chuyển dạ sớm.
- Phụ nữ mang thai thường khó khăn khi đi tiểu. Khi mắc sùi mào gà, triệu chứng này còn có thể trầm trọng hơn do các nốt sùi lớn chèn ép.
- Dù có tỷ lệ thấp, nhưng có khả năng lây cho trẻ sơ sinh bị sùi mào gà khi sinh ra.
Thông thường, thai phụ mắc sùi mào gà sẽ được bác sĩ đánh giá tình trạng nốt sùi đã lớn hay chưa, chúng có phát triển mạnh hay không để có chỉ định phù hợp nhất.
Nếu mẹ bầu phát hiện mắc tuýp HPV liên quan đến bệnh bệnh ung thư cổ tử cung, các chị em phải thăm khám thường xuyên để đánh giá tình trạng trong suốt thai kỳ để có phương án xử trí kịp thời nếu xuất hiện bất cứ bất thường nào.
Bị sùi mào gà có con được không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều người mắc sùi mào gà ở nữ đang muốn có con thắc mắc. Trên thực tế, không có chuyên gia Y tế nào chống chỉ định các chị em bị sùi mào gà hay nhiễm HPV nói chung có con cả.
Tuy nhiên, để mọi thứ được tốt nhất cho cả bản thân và con sau này, các chị em nên điều trị bệnh dứt điểm, giúp tránh được các hệ lụy đã đề cập ở phần trên.
Dấu hiệu sùi mào gà khi mang thai
Thông thường, thai phụ bị sùi mào gà khi mang thai sẽ phát ra triệu chứng từ 1-3 tháng sau khi virus HPV tấn công cơ thể. Bên cạnh đó, đặc điểm cơ thể chị em khi mang bầu có nhiều biến đổi về nội tiết tố khiến các nốt sùi phát triển mạnh hơn bình thường. Bạn cũng nên đọc: Dấu hiệu sùi mào gà ở các bộ phận để biết chi tiết hơn tình trạng mà bản thân gặp phải.
Sau đây là một số dấu hiệu chính của sùi mào gà ở mẹ bầu:
- Dấu hiệu ban đầu là những vết sưng nhỏ màu đó như mụn, sau một thời gian thì mọc quây thành đám như súp lơ.
- Không gây đau, tuy nhiên có thể có cẩm giác đau khi chạm vào
- Bắt đầu những vết sưng nhỏ màu đỏ có thể phát triển lớn dần. Có thể xuất hiện bất kỳ ở khu vực ẩm ướt của cơ thể bao gồm cả vùng kín âm đạo, âm hộ hay hậu môn.
- Thường không đau, nhưng nếu mụn có bị tổn thương, chúng có thể gây đau khi chạm vào.
- Gây ra tiết dịch bất thường từ âm đạo có mùi và gây ngứa.
Một số vị trí thường gặp của sùi mào gà của các mẹ bầu:
- Âm đạo, vùng môi lớn, môi nhỏ hoặc quanh lỗ tiểu
- Cổ tử cung
- Xung quanh hoặc bên trong hậu môn
- Môi, khoang miệng, lưỡi, cổ họng.
- Tay, chân.
Chẩn đoán mụn cóc sinh dục vùng kín phụ nữ mang thai
Sùi mào gà ở mẹ bầu nếu đã phát ra các nốt mụn cóc thì có thể được chẩn đoán bằng phương pháp lâm sàng qua triệu chứng.
Tuy nhiên, một số trường hợp tổn thương không rõ ràng thì bác sĩ sẽ chỉ định chị em làm một số xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể như sau:
- Xét nghiệm Pap: Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện những bất thường có thể xảy ra ở âm đạo và cổ tử cung từ sớm. KTV xét nghiệm sẽ lấy mẫu tế bào từ tổn thương và mang đi phân tích bằng kính hiển vi.
- Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm này ngoài việc chẩn đoán được sùi mào gà còn xác định được tuýp HPV của bệnh nhân là gì, có liên quan đến ung thư không. Từ đó, chúng là cơ sở để bác sĩ đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp. Phương pháp này chỉ dành cho các chị em trên 30 tuổi.
Điều trị cho phụ nữ bị sùi mào gà khi mang thai
Tùy vào tình trạng bị sùi mào gà khi mang thai của các chị em, bác sĩ sẽ có phương án chữa trị phù hợp nhất.
Trong trường hợp nốt sùi nằm ở vùng sinh dục, cổ tử cung có kích cỡ không lớn, phát triển với tốc độ không nhanh, cộng với đó, nếu can thiệp sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi thì bác sĩ sẽ đình chỉ việc điều trị cho đến khi mẹ bầu sinh em bé. Sau đó, tùy tình trạng sẽ có phương án chữa trị phù hợp.
Nếu chị em bị sùi mào gà khi mang thai ở khu vực khác như miệng, lưỡi, tay, chân,… với triệu chứng nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng thuốc. Tuy nhiên, bạn phải lựa chọn những loại thuốc mà phụ nữ có thai sử dụng được như là Larifan Ungo chẳng hạn.
Nếu nốt sùi đã to, nếu ảnh hưởng trực đến việc sinh đẻ của mẹ bầu thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt sùi bằng các thủ thuật/phẫu thuật để loại bỏ các tổn thương nhanh chóng. Sau đó, tùy theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu có thể sẽ được dùng thuốc để tiêu diệt HPV từ bên trong, giúp bệnh không tái phát nữa.
Trên đây là câu trả lười cho câu hỏi “Bị sùi mào gà khi mang thai ảnh hưởng gì không?” và các lưu ý của MK Pharma dành cho các mẹ bầu. Giai đoạn mang thai là quá trình cơ thể rất nhạy cảm với các loại bệnh tật. Do đó, khi bạn cảm thấy lo lắng cho tình trạng sùi mào gà của mình hãy liên hệ ngay với chuyên gia Y tế của MK Pharma qua hotline: 0901 234 244 hoặc chat Zalo để có tư vấn về bệnh chuẩn xác nhất.