Sùi mào gà ở miệng: 10+ hình ảnh điển hình, triệu chứng và cách trị
Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, có tới 7% dân số tại Mỹ bị nhiễm HPV qua đường miệng, tác nhân chính gây sùi mào gà tại khu vực này.
Do đó, không thể bàn cãi sùi mào gà ở miệng là một căn bệnh phổ biến. Dù phổ biến như vậy nhưng tiếc rằng rất ít người có kiến thức về nó, dẫn đến việc bệnh đã nặng, nhiều biến chứng mới điều trị gây rất nhiều khó khăn, tốn nhiều tiền bạc và công sức…
Đọc xong bài viết này, các bạn sẽ có được các thông tin về:
- 10+ hình ảnh điển hình về sùi mào gà ở miệng từ nhẹ đến nặng.
- Các kiến thức liên quan đến dấu hiệu và nhận biết bệnh.
- Các con đường lây nhiễm.
- Lời khuyên chữa trị và phòng tránh từ MK Pharma.
- Và hơn thế nữa…
Cùng bắt đầu nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Sùi mào gà ở miệng là gì?
- 2 Dấu hiệu sùi mào gà ở miệng
- 3 Hình ảnh sùi mào gà ở miệng điển hình
- 4 Phân biệt sùi mào gà ở miệng với các bệnh thông thường khác
- 5 Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng
- 6 Các hệ lụy, biến chứng của sùi mào gà ở miệng
- 7 Các phương pháp điều trị
- 8 Phòng ngừa sùi mào gà ở miệng sau khi điều trị thành công
- 9 Author
Sùi mào gà ở miệng là gì?
Sùi mào ở miệng là tổn thương ở dạng u nhú gây ra bởi HPV có hình dáng giống hình bông súp lơ hoặc cái mào gà tồn tại ở khoang miệng. Chủ yếu bệnh gây ra bởi con đường quan hệ tình dục bằng miệng, hoặc hôn nhau mở miệng. Thông qua hành vi đó, virus HPV từ người bệnh theo dịch cơ thể tấn công vào khoang miệng người lành gây nên các nốt u nhú rất khó chịu.
Trên thực tế, có hàng trăm chủng HPV khác nhau, trong đó có 40 chủng có khả năng lây truyền qua đường tình dục và ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, miệng, lưỡi và họng của bạn.
Trong giai đoạn đầu, bệnh rất dễ nhầm với các bệnh lý thông thường khác, đặc biệt là nhiệt miệng. Điều này gây ra điều trị nhầm, khiến bệnh cứ thế phát triển mạnh, gây nhiều hệ lụy khó lường và gây nhiều khó khăn trong điều trị.
Dấu hiệu sùi mào gà ở miệng
Bệnh sùi mào gà ở miệng khá tương tự với sùi mào gà ở các bộ phận khác ở thời gian ủ bệnh, đều kéo dài trong thời gian rất lâu khoảng từ 2-9 tháng. Trong khoảng thời gian này, bệnh thường không phát ra triệu chứng.
Do đó, bệnh nhân chỉ phát hiện ra dấu hiệu sùi mào gà ở miệng khi đến giai đoạn phát bệnh. Vì vậy, dấu hiệu của sùi mào gà ở miệng thường được chia ra rõ ràng nhất ở 2 giai đoạn: “Giai đoạn sớm” và “Giai đoạn toàn phát”
“Giai đoạn sớm”, hay còn được gọi là giai đoạn đầu chỉ thời điểm khởi phát bệnh sau 2-9 tháng thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng. Khi đó, bắt đầu xuất hiện những nốt u nhú nhỏ cỡ 1-2mm. Do chúng còn nhỏ nên thường bị nhầm với bệnh thông thường khác, đặc biệt là nhiệt miệng.
“Giai đoạn toàn phát” là khi nốt sùi to lên và rõ ràng đặc trưng của sùi mào gà về hình dáng (giống súp lơ hoặc cái mào gà) và lan rộng mạnh mẽ. Chúng gây lở loét, gây đau đớn và khó chịu không ít cho người bệnh. Giai đoạn này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng, nặng nhất là ung thư ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.
Hình ảnh sùi mào gà ở miệng điển hình
Xem thêm: 10+ hình ảnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu điển hình
Phân biệt sùi mào gà ở miệng với các bệnh thông thường khác

Sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu và nhiệt miệng khá dễ nhầm với nhau với những triệu chứng khá tương đồng. Do vậy, để giúp bạn chữa trị đúng và kịp thời, dưới đây là một số khác biệt cơ bản của hai bệnh này:
Tổn thương do nhiệt miệng thường có bờ đỏ xung quanh, đau khi chạm vào. Tuy nhiên, chỉ sau 7-10 ngày thì sẽ tự khỏi. Nếu người bệnh chăm ăn rau xanh, bổ sung vitamin C thì thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn.
Bệnh sùi mào gà thì các nốt u nhú sẽ có màu trắng hoặc trắng hồng, có các chấm liti bên trong. Nếu nốt sùi mày vỡ ra thì chảy dịch gây sưng tê. Nếu nhầm với nhiệt miệng thì khi điều trị sẽ không khỏi, nốt sùi sẽ càng ngày càng lớn hơn.
Do đó, nếu thấy miệng có tổn thương gì trên 7-10 ngày, không cần biết lý do từ đâu, hãy cứ đi khám để có được xét nghiệm, chẩn đoán và chữa trị chính xác nhất nhé!
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng
Một số nguyên nhân lây nhiễm chéo phổ biến nhất hiện nay:
- Quan hệ tình dục bằng miệng: Nếu bạn tình của bạn nhiễm HPV vùng sinh dục, khi quan hệ bằng miệng, virus sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công khoang miệng của bạn gây sùi mào gà.
- Tiền sử quan hệ phức tạp với nhiều người: Sex với nhiều người, sex với người lạ là một nguyên nhân lớn gây sùi mào gà trở nên phổ biến hơn.
- Hôn mở miệng: Đây cũng là một yếu tố nguy cơ. Nếu một trong hai người có sùi mào gà hay đang ủ virus HPV, hôn mở miệng sẽ khiến mầm bệnh theo nước bọt truyền sang người kia.
- Dùng chung vật dụng cá nhân: Bàn chải, bát, đũa,… dính dịch cơ thể người sùi mào gà nếu dùng chung cũng là một nguy cơ lây bệnh, dù chúng có tỷ lệ thấp.
- Hút thuốc: Hút thuốc theo nhiều nghiên cứu chứng minh làm tăng nguy cơ mắc HPV cao hơn so với người không hút. Bên cạnh đó, hơi nóng của khói thuốc sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, tạo cơ hội cho bệnh tật phát triển.
- Cơ địa miễn dịch yếu: Miễn dịch yếu là môi trường cực kỳ lý tưởng để virus HPV có thể xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể. Nếu nhiễm bệnh, triệu chứng người có miễn dịch yếu sẽ nặng hơn thông thường.
Các hệ lụy, biến chứng của sùi mào gà ở miệng
Nếu bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh sớm, sùi mào gà sẽ phát triển mạnh không kiểm soát, gây nên nhiều biến chứng, hệ lụy sau này:
- Rủi ro lây nhiễm chéo cho người thân và (các) bạn tình.
- Nốt sùi lớn, lây lan gây biến dạng khoang miệng, làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
- Nốt sùi vỡ ra, chảy dịch gây hôi miệng gây mặc cảm cho người bệnh, khó chịu cho người xung quanh.
- Nốt sùi vỡ ra còn gây lở loét, tạo cơ hội cho viêm nhiễm. Lâu dần còn biến chứng hoại tử, ung thư cực kỳ khó chữa.
- Dễ mắc các bệnh xã hội nguy hiểm khác như: giang mai, lậu,…
Các phương pháp điều trị
Như đã đề cập ở trên, sùi mào gà nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối diện với các biến chứng hoại tử, thậm chí là ung thư gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Xem thêm bài viết: Xét nghiệm sùi mào gà ở miệng và những điều cần chú ý
Việc chữa trị sớm có rất nhiều ý nghĩa khiến bệnh nhân mau chóng lành bệnh, giảm chi phí chữa trị xuống mức tối thiểu. Có 2 phương pháp chính giúp trị sùi mào gà ở miệng hiện này, bao gồm:
Điều trị ngoại khoa (thủ thuật/phẫu thuật)
Dành cho đối tượng có nốt sùi to và phát triển mạnh, cần cắt bỏ nhanh chóng tổn thương để tránh lây lan sang các bộ phận lành khác. Hiện nay có các loại thủ thuật sau: đốt điện, đốt laser, áp lạnh, ALA-PDT,…
Sau khi cắt sùi, bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc để tiêu diệt HPV còn trú ngụ trong cơ thể.
Sử dụng thuốc
Đây là cách chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà áp dụng cho bệnh nhân sùi mào gà nhẹ hoặc đã phẫu thuật sùi mào gà ngoại khoa. Cách này giúp loại bỏ gốc rễ bệnh, virus HPV. Từ đó giúp bệnh nhân khỏi triệt để bệnh, tránh tái phát.
Phòng ngừa sùi mào gà ở miệng sau khi điều trị thành công
Sau khi khỏi bệnh, bạn cần làm theo các biện pháp kiêng cữ sau để tránh tái phát bệnh nhé!
- Tốt nhất là tránh quan hệ tình dục bằng miệng, đặc biệt là với người lạ, cùng với đó phải áp dụng các biện pháp an toàn trước khi “lâm trận”.
- Tránh “mối quan hệ phức tạp”, nhiều bạn tình một lúc, mua dâm hay quan hệ với người không rõ lai lịch.
- Không dùng chung đồ, đặc biệt là đồ vệ sinh cá nhân với người khác.
- Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, thường xuyên theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đồng thời nên súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để khoang miệng luôn sạch sẽ.
- Ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ đúng giờ, tập luyện khoa học để tăng sức khỏe và tăng đề kháng trước bệnh tật.
- Tránh thói quen hút thuốc, sử dụng các chất kích thích để giảm nguy cơ tái phát bệnh.
- Tái khám định kỳ để nhận biết và điều trị sớm nếu bệnh quay trở lại.
Trên đây, MK Pharma đã chia sẻ tới bạn những thông tin căn bản nhất liên quan đến sùi mào gà ở miệng. Nếu bạn đang trong trường hợp này, hoặc muốn hiểu thêm về bệnh, hãy liên hệ với các chuyên gia Y tế dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi qua: