Sùi mào gà để lâu có sao không? 5 Hậu quả nghiêm trọng cần biết

Sùi mào gà để lâu có sao không

 

“Sùi mào gà để lâu có sao không?” trả lời luôn là Có. Nhưng chúng sẽ gây ra hậu quả và biến chứng gì, bài viết dưới đây MK Pharma sẽ giải đáp từ A-Z giúp bạn nhé!

 

Đặc điểm của bệnh sùi mào gà

 

Sùi mào gà là tên gọi biểu thị những nốt u nhú mọc trên da do virus HPV gây nên. Chủng HPV thường gây ra bệnh này nhất là HPV 6 và HPV 11, chiếm 90% tỷ lệ các ca sùi mào gà.

 

Theo nghiên cứu, có nhiều chủng virus HPV khác nhau gây mụn cóc trên cơ thể, từ đó gây ra các dạng sùi mào gà đa dạng như: Mụn cóc thông thường, mụn cóc dạng sợi, mụn cóc phẳng, mụn cóc thể khảm và sùi mào gà vùng sinh dục.

 

Các dấu hiệu đặc trưng của sùi mào gà

 

Biểu hiện của bệnh sùi mào gà

 

Dấu hiệu sùi mào gà có những đặc trưng riêng theo từng giai đoạn. Bạn thử nên đối chiếu với các dấu hiệu mà chúng tôi liệt kê sau đây để biết được tình trạng bệnh của bản thân như thế nào:

 

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh được tính từ khi HPV xâm nhập và tấn công cơ thể. Trong giai đoạn này, không có bất cứ triệu chứng nào phát ra ngoài để nhận biết được bệnh.

 

Thời gian của giai đoạn ủ bệnh có khi kéo dài chỉ 3 tuần, có khi cả năm mới phát bệnh. Người có sức đề kháng yếu thường sẽ phát bệnh nhanh hơn. Ngược lại, người có sức đề kháng tốt sẽ có thời gian ủ bệnh lâu hơn, thậm chí tự khỏi trong giai đoạn này.

 

Giai đoạn ủ bệnh dù không có triệu chứng, người bệnh vẫn hoàn toàn có thể lây nhiễm chéo virus HPV cho người khác gây sùi mào gà.  Do đó, bạn nên tập thói quen sử dụng phương pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục, không dùng chung đồ với người khác. Điều này giúp bạn phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh nếu vô tình mắc bệnh.

 

Giai đoạn phát bệnh và tiến triển

 

Kết thúc quá trình ủ bệnh, cơ thể bắt đầu xuất hiện những nốt u nhú l i ti cỡ như đinh ghim xuất hiện quanh bộ phận sinh dục hoặc bộ phận khác trên cơ thể, giai đoạn này được gọi là “Phát bệnh và tiến triển”.

 

Nếu để tình trạng này kéo dài, nốt u nhú càng to, mọc dày và lan rộng khiến người bệnh càng ngứa ngáy và vô cùng khó chịu. Điều này cực kỳ ảnh hưởng đến tâm lý nặng nề cho người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh để lâu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm nhiễm, lở loét và các biến chứng nghiêm trọng khác.

 

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu sùi mào gà ở các bộ phận, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

 

Sùi mào gà để lâu có sao không?

 

“Sùi mào gà để lâu có sao không?” là câu hỏi của nhiều anh chị em mắc bệnh quan tâm. Do đây là một bệnh xã hội, việc đi khám cũng như nói cho người khác biết về tình trạng của bản thân khiến bệnh nhân bị e ngại, tự ti và sợ bị đánh giá.

 

Hậu quả của sùi mào gà để lâu không chữa

 

Vì thế, nhiều anh chị em không chữa trị mà “nhắm mắt cho qua”, hi vọng những nốt mụn này chỉ là ngoài da và để lâu nó sẽ tự khỏi. Điều này gây ra những hệ lụy cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí là tính mạng của các bạn.

 

Sau đây là một số hệ lụy nguy hiểm nếu bạn để sùi mào gà lâu không chữa:

 

  • Lây lan cho người khác: Trước khi nói về sức khỏe của bạn, hãy nghĩ đến sức khỏe người khác. Sùi mào gà gây ra bởi HPV, một virus có tính lây lan mạnh. Việc chung đụng, tiếp xúc hằng ngày với những người thân yêu xung quanh cũng khiến bạn lây bệnh cho họ.
  • Bị áp lực tâm lý: Do sùi mào gà là một bệnh xã hội, chủ yếu lây qua tình dục không an toàn. Do đó, nếu để lâu không chữa trị, người bệnh sẽ luôn ở trong áp lực tâm lý nặng nề bởi sự mặc cảm, tự ti bởi khiếm khuyết bản thân và dị nghị xã hội.
  • Ung thư: Ngoài ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh, nếu sùi mào gà để lâu không chữa, nốt sùi sẽ to lên và vỡ ra gây lở loét, viêm nhiễm. Nếu mắc virus HPV tuýp 16 và HPV tuýp 18, bạn sẽ còn đối mặt với nguy cơ biến chứng ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư vòm họng,…
  • Vô sinh: Sùi mào gà ở bộ phận sinh dục khi bùng phát sẽ gây tổn thương nặng nề đến cơ quan sinh sản của cả nam và nữ. Điều này gây có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
  • Ảnh hưởng thai kỳ: Sùi mào gà phát triển mạnh trong âm đạo hoặc cổ tử cung giai đoạn thai kỳ có thể gây bít kín đường sinh nở. Bên cạnh đó, thai nhi cũng có nguy cơ bị lây truyền HPV khi sinh thường.

 

Do đó, để trả lời cho câu hỏi “Sùi mào gà để lâu có sao không?” thì câu trả lời là CÓ, tuyệt đối là CÓ. Bởi sùi mào gà khi phát triển gây hệ lụy không ít tới sức khỏe, tính mạng người bệnh, thậm chí ảnh hưởng tới cả người xung quanh.

 

Do đó, khi biết mình mắc bệnh, cần nhanh chóng tìm biện pháp chữa trị kịp thời, tránh để bệnh diễn ra lâu ngày gây nhiều hệ lụy và biến chứng khó lường.

 

Đọc thêm: Sùi mào gà giai đoạn cuối có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

 

Sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?

 

Sùi mào gà có chữa được không

 

Việc chữa trị dứt điểm sùi mào gà hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, không thể khẳng định bệnh nhân sau khi được chữa khỏi sẽ không bị tái phát nữa bởi HPV – virus gây bệnh sùi mào gà được đánh giá là virus có sự phát triển và lây lan rất phổ biến trong cộng đồng.

 

Do đó, để hạn chế khả năng tái phát, sau khi chữa khỏi, bệnh nhân cần tránh những hành vi trực tiếp gây ra bệnh (những hành vi gây bệnh sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết ở phần tiếp theo).

 

Tỉ lệ thành công trong chữa trị sùi mào gà còn phụ thuộc vào bạn chữa bệnh sớm hay muộn. Nếu chữa khi bệnh còn nhẹ thì sẽ dễ dàng và ít tái phát. Còn đối với bệnh đã nặng, việc chữa trị sẽ phức tạp và việc chống tái phát sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

 

Phải nhắc lại một lần nữa, dù bệnh nặng hay nhẹ, bạn vẫn phải điều trị đến khi triệt để bệnh sùi mào gà. Bởi nếu để lâu không điều trị, bạn sẽ phải trả giá rất đắt bởi những hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng bạn mà còn tác động đến cả những người xung quanh của bạn nữa!

 

Các yếu tố gây bệnh sùi mào gà

 

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

 

Những hành vi sau khiến bạn gia tăng nguy cơ mắc hoặc tái phát sùi mào gà:

 

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Giao hợp không an toàn, đặc biệt với người lạ, với người có tiền sử tình dục phức tạp hoặc gái mại dâm là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn mắc sùi mào gà
  • Hôn nhau, tiếp xúc da kề da: Tiếp xúc da thịt khi âu yếm, thâm mật với nhau tạo cơ hội cho nốt sùi người bệnh chạm vào người lành gây sùi mào gà. Nguy cơ sẽ cao hơn nếu vùng tiếp xúc có vết xước, vết thương hở.
  • Dùng chung đồ vệ sinh cá nhân: Việc dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn tắm, bàn chải, dao cạo râu,… có dính dịch cơ thể người bệnh cũng là yếu tố gây bệnh sùi mào gà dù có nguy cơ thấp hơn các con đường khác.
  • Lây từ mẹ sang con: Người mẹ mắc sùi mào gà ở cổ tử cung, âm đạo hoặc âm vật khi sinh thường thì trẻ dễ tiếp xúc các nốt sùi đó gây bệnh.

 

Nên đọc: Hiểu rõ nguyên nhân bị sùi mào gà để phòng tránh hiệu quả

 

Phương pháp điều trị sùi mào gà

 

Hiện nay, có các phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến như dùng thuốc, đốt lạnh, đốt laser,… Khi thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Có thể cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu.

 

Điều trị bằng thuốc

 

Larifan Ungo trị sùi mào gà, mụn cóc

 

Một số loại thuốc thường được sử dụng là: Imiquimod (Aldara, Zyclara), Larifan, Axit trichloroacetic (TCA). Cách sử dụng các loại thuốc này đều là bôi trực tiếp lên sang thương. Cơ chế tác dụng, hiệu quả và tính an toàn của từng loại thuốc không giống nhau.

 

Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân mắc sùi mào gà nhẹ hoặc đối tượng sau phẫu thuật/thủ thuật cắt sùi mào gà.

 

Mình khuyên bạn nên sử dụng Larifan Ungo bởi đây là phương pháp đầu tiên và duy nhất được cấp phép tại Việt Nam hiện nay có thể trị tận gốc sùi mào gà ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Nếu bạn có nốt sùi nhỏ, Larifan Ungo sẽ giúp bạn khỏi bệnh mà không cần đi phẫu thuật.

 

Can thiệp phẫu thuật

 

trị sùi mào gà bằng phẫu thuật

 

Phương pháp này áp dụng cho đối tượng mắc sùi mào gà đang trong giai đoạn phát triển mạnh với nốt sùi to, mọc dày và lan rộng cần bỏ nhanh chóng. Các bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp ngoại khoa để loại bỏ vết sùi như đốt sùi mào gà, ALA PDT, dao LEEP.

 

Cắt sùi chỉ là biện pháp điều trị ngoài da. Để ngăn ngừa tái phát, bệnh nhân cần phải dùng thuốc để tiêu diệt virus vẫn còn tồn tại ở vết sang thương.

 

Trên đây là những giải đáp của MK Pharma cho câu hỏi: “Sùi mào gà để lâu có sao không?”. Hy vọng các bạn sau khi đọc xong bài viết này nếu nghi ngờ mình mắc bệnh thì hãy chữa trị ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc nhé!

Đánh giá bài viết post

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Để tử cung khoẻ mạnh thì nữ giới nên hạn chế ăn đồ cay

Phụ nữ nên kiêng ăn gì để tử cung khoẻ mạnh?

8581

Để có một tử cung khoẻ mạnh, phụ nữ cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, Canxi, các chất chống oxy hoá và acid béo omega-3. Ngoài chế độ ăn lý tưởng, phụ nữ nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để tử...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

8595

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

8563

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...