Sùi mào gà có chữa được không? 6 cách điều trị tối ưu nhất

Sùi mào gà có chữa được không

 

“Sùi mào gà có chữa được không?” là câu hỏi của nhiều bệnh nhân khi mới biết mình mắc bệnh. Sùi mào gà được coi là bệnh khó nói, lây truyền chú yếu bằng đường “xã hội” nên làm người bệnh e ngại, tự ti.

Trong bài viết này, MK Pharma sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này từ A-Z. Đặc biệt, ở cuối bài viết là phương pháp điều trị tối ưu cho các trường hợp sùi mào gà cụ thể. Nhớ đọc đến cuối nhé!

Giờ thì bắt đầu thôi!

 

Bệnh sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay với khoảng 400.000 người Mỹ mắc mụn cóc sinh dục mỗi năm. Chủng HPV thường gặp nhất là HPV tuýp 6 và HPV tuýp 11, chiếm 90% tỷ lệ các ca sùi mào gà sinh dục.

Sùi mào gà hoàn toàn có thể mọc ở bất cứ vùng da trên cơ thể. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, các sang thương chủ yếu ở những vị trí ẩm ướt trên cơ thể như:

  • Ở nữ: Bộ phận sinh dục, âm hộ, âm đạo, đáy chậu và cổ tử cung.
  • Ở nam: Vùng quy đầu, thân dương vật, da bìu và hậu môn.

Nếu bị sùi mào gà do HPV tuýp cao như HPV 16 hay HPV 18 gây ra, bệnh có thể biến chứng thành ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư vòm họng,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.

 

Biểu hiện của bệnh sùi mào gà

 

Biểu hiện của bệnh sùi mào gà

 

Bệnh sùi mào gà có thể xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể. Tuy nhiên, chúng thường gặp nhất ở cơ quan sinh dục, miệng – lưỡi – họng.

Trong giai đoạn nhẹ, các nốt mụn nhỏ, số lượng ít, mọc lẻ tẻ và không hề khó chịu. Giai đoạn này thường gây khó khăn trong việc nhận biết và chữa bệnh sớm.

Nếu để bệnh sang giai đoạn tiến triển, các nốt nhú to ra, mọc dày hơn và lan rộng. Bề mặt nốt nhú sần sùi, thô ráp. Riêng với sùi mào gà sinh dục, các nốt nhú mềm và dễ vỡ khi tác động nhẹ.

 

Đọc thêm: Dấu hiệu sùi mào gà ở các bộ phận, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

 

Sùi mào gà có chữa được không?

 

Sùi mào gà có chữa được không

 

Sùi mào gà có chữa được không? Chữa trị sùi mào gà hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, sau khi chữa khỏi bệnh, không thể chắc chắn 100% bệnh nhân sẽ không bị tái phát. Lý do là bởi, HPV là loại virus phổ biến trong cộng đồng, phát triển và lây lan rất nhanh.

 

Do đó, bệnh nhân sùi mào gà dù chữa khỏi cũng hoàn toàn có thể bị tái phát nếu không dùng thuốc đủ liều hoặc không kiêng cữ đúng mức các hành vi dẫn đến bệnh (xem thêm bài viết: các nguyên nhân dẫn đến bệnh sùi mào gà để phòng tránh).

Bên cạnh đó, tỷ lệ thành công trong trị bệnh sùi mào gà còn ảnh hưởng bởi tình trạng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân được điều trị sớm, nốt sùi còn nhỏ và số lượng ít thì hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn, tỷ lệ tái phát được khống chế ở mức thấp nhất có thể.

Đối với bệnh nhân sùi mào gà nặng, việc trị sùi mào gà phức tạp và tốn công sức hơn. Bên cạnh đó, việc hạn chế tái phát ở đối tượng bệnh nhân này cũng khó khăn hơn.

Dù bệnh nặng hay nhẹ, nếu đã phát hiện mắc sùi mào gà, bạn nên đi khám và có phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Vì nếu để lâu không chữa, sẽ phải đối mặt với những hậu quả tới sức khỏe của bản thân. Không chỉ có vậy, bạn còn có thể lây lan tới những người xung quanh bạn nữa. Khi đó, cái giá phải trả sẽ rất đắt.

 

Tìm hiểu thêm: Điều trị sùi mào gà mất bao lâu? thắc mắc thầm kín của nhiều người

 

Phương pháp điều trị sùi mào gà

 

Có 2 phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến nhất hiện nay, đó là: điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa:

 

Điều trị nội khoa

 

Larifan Ungo trị sùi mào gà, mụn cóc

 

Điều trị nội khoa được sử dụng trong các trường hợp sùi mào gà nhẹ hoặc giai đoạn đầu, tổn thương nhỏ và chưa lan rộng hoặc điều trị sau cắt đốt nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát. Các thuốc thường được chỉ định trong điều trị sùi mào gà là:

 

Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 50 – 80%

  • Chấm lên nốt sùi 1 lần/ngày. Có thể dùng vaseline để bôi vùng da lành xung quanh để tránh tổn thương.
  • Rửa lại với xà phòng sau 1 tiếng.
  • Ngưng khi nốt sùi chuyển sang màu trắng.
  • Lưu ý, thuốc này không dùng cho sùi mào gà ở miệng. Bạn cần bôi đúng cách, đúng liều lượng để đạt hiệu quả cao nhất.

Larifan Ungo

  • Liều dùng: 3 – 4 lần/ngày.
  • Sau khi vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh. Không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng

Bệnh sùi mào gà không thể điều trị bằng các loại thuốc trị mụn cóc thông thường. Do đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc dùng mà cần theo chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ theo phác đồ nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc cũng như tình trạng nhờn thuốc.

Mình khuyên bạn nên sử dụng Larifan Ungo bởi đây là phương pháp đầu tiên và duy nhất được cấp phép tại Việt Nam hiện nay có thể trị tận gốc sùi mào gà ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Nếu bạn có nốt sùi nhỏ, Larifan Ungo sẽ giúp bạn khỏi bệnh mà không cần đi phẫu thuật.

Điều trị ngoại khoa

 

trị sùi mào gà bằng phẫu thuật

 

Nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị nội khoa hoặc đã đến giai đoạn cuối với nốt u nhú lớn, quy mô rộng và cần loại bỏ nốt sùi nhanh thì điều trị ngoại khoa là phương pháp hiệu quả. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc điều trị nội khoa. Dùng thuốc giúp loại bỏ mầm bệnh ra khỏi cơ thể, chống tái phát.

 

Người bệnh cần thực hiện một số thủ thuật để loại bỏ nốt sùi là:

 

  • Đốt sùi mào gà: bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ dùng sóng cao tần hoặc tia laser chiếu vào nốt sùi để tiêu diệt virus HPV, cũng như loại bỏ tổn các nốt sùi trên cơ thể
  • Đốt lạnh: sử dụng nitơ ở nhiệt độ cực lạnh áp lên các nốt sùi, nhằm tiêt diệt virus HPV cũng như phá hủy tế nào. Phương pháp này cũng cần thực hiện nhiều lần đến khi da lành và không xuất hiện tổn thương mới.
  • Phẫu thuật cắt bỏ nốt sùi: nếu vùng tổn thương của rộng, đường kính > 5cm và đáp ứng các điều kiện như người bệnh không tăng huyết áp, không bị suy giảm miễn dịch, không mang thai,… thì có thể áp dụng biện pháp điều trị này. Tuy nhiên, phương pháp này khá đau và cần được theo dõi trong 30 phút nếu gây tê tại vị trí tiểu phẫu hoặc theo dõi 6 tiếng nếu gây mê toàn thân.

 

Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp này, bạn cần chuẩn bị tốt tâm lý để bước vào điều trị. Bạn sẽ được chỉ định loại bỏ nốt sùi bằng các thủ thuật/phẫu thuật như đốt điện, đốt laser, áp lạnh…nhiều lần để tránh gây vết thương hở quá lớn. Sau mỗi lần làm thủ thuật, bạn cần tuân thủ điều trị mỗi ngày 3-4 lần với thuốc bôi. Tuân thủ đúng liệu trình giúp loại bỏ hết virus và khỏi hẳn sau khi điều trị.

 

Phòng ngừa lây nhiễm, tái phát bệnh sùi mào gà

Người bị sùi mào gà khi điều trị muốn chống lây nhiễm với những người thân xung quanh hoặc đã khỏi bệnh và không muốn bệnh tái phát cần thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

Một số vấn đề người bệnh cần chú ý là:

 

  • Dùng thuốc theo chỉ định, không được bỏ ngang hoặc dùng quá liều
  • Vệ sinh vùng bị tổn thương sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh hoặc nước muối ấm.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong suốt thời gian điều trị. Khi đã khỏi bệnh và kết thúc điều trị, nên sử dụng các biện pháp bảo vệ khi “lâm trận” với bạn tình.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng cân bằng. Tập thể dục thường xuyên để cơ thể tăng cường miễn dịch chống chọi bệnh tật.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá cũng như các thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

 

Trên đây mình đã giải đáp tới các bạn về câu hỏi “Sùi mào gà có chữa được không?”. Hy vọng bạn đã có câu trả lời thỏa đáng trong bài viết này. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy liên hệ để nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia Y tế của MK Pharma tại:

 

Đánh giá bài viết post

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Để tử cung khoẻ mạnh thì nữ giới nên hạn chế ăn đồ cay

Phụ nữ nên kiêng ăn gì để tử cung khoẻ mạnh?

8576

Để có một tử cung khoẻ mạnh, phụ nữ cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, Canxi, các chất chống oxy hoá và acid béo omega-3. Ngoài chế độ ăn lý tưởng, phụ nữ nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để tử...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

8589

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

8557

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...