Sùi mào gà giai đoạn đầu: 30+ hình ảnh, có tự khỏi không?

89 / 100

Sùi Mào Gà Giai Đoạn Đầu

 

Sùi mào gà giai đoạn đầu thường không có nhiều biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Điều này khiến bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn…

Trong bài viết này, MK Pharma gửi đến bạn các triệu chứng điển hình, 24+ hình ảnh trực quan về sùi mào gà để bạn có thể tự nhận biết và đối chiếu với tình trạng bản thân. Phần cuối bài viết sẽ là phương pháp điều trị chuẩn cho giai đoạn bệnh này. Hãy đọc hết bài viết nhé!

 

Cùng tìm hiểu nhé!

 

Sùi mào gà giai đoạn đầu là gì?

 

Sùi mào gà biểu hiện các nốt mụn u nhú do nhiễm virus. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi HPV gây ra.

 

Thông thường, trên 90% chủng HPV gây ra bệnh này là HPV tuýp 6, 11. Một số trường hợp, người bệnh mắc HPV tuýp 16, 18 gây biến chứng loạn sản cổ tử cung và ung thư gây nguy hiểm trầm trọng đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.

 

Sau thời gian ủ bệnh kéo dài vài tuần, vài tháng, thậm chí là cả năm, bệnh sùi mào gà bắt đều đến thời kỳ phát bệnh với các triệu chứng ban đầu là nốt u nhú sang thương nhỏ, có màu nhạt, nằm rải rác trên da với số lượng ít…

 

Triệu chứng sùi mào gà giai đoạn đầu

 

Sùi mào gà lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu, bao gồm cả các giao hợp khác như quan hệ bằng miệng, quan hệ thông qua hậu môn. Khi HPV mới xâm nhập vào cơ thể, chúng chưa gây ra các triệu chứng u nhú trong khoảng vài tuần cho đến cả năm. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh.

 

Sau thời gian ủ bệnh, cơ thể bắt đầu phát ra các triệu chứng với các nốt u nhú rất nhỏ, cỡ 1-2mm và không phải ai cũng đủ chú ý để nhận ra. Chúng có màu trắng, trắng hồng, màu hồng hoặc tiệp với màu da và tuyệt đối không gây đau và tạo ra bất cứ khó chịu nào. Đây là những triệu chứng điển hình của thời kỳ được gọi là sùi mào gà giai đoạn đầu.

 

Bạn nên đọc chi tiết hơn tại bài viết: Dấu hiệu sùi mào gà ở các bộ phận để biết rõ hơn tình trạng mà bản thân đang gặp phải.

 

Hình ảnh bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu

Dưới đây là 30+ hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu. Nếu bạn muốn xem những hình ảnh sùi mào gà ở từng bộ phận riêng, hãy vào click các bài viết sau:

 

Nguyên nhân mắc sùi mào gà

 

Thủ phạm gây nên sùi mào gà là HPV. Theo viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 90% các ca sùi mào gà là do vi rút HPV tuýp 6 và 11 gây ra.

 

Dưới đây là những nguyên nhân gây lây lan HPV, mầm bệnh của sùi mào gà:

 

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc sùi mào gà
  • Tiếp xúc da kề da thông qua âu yếm, thân mật.
  • Hôn nhau mở miệng, hành vi này rất dễ gây ra sùi mào gà ở môi miệng, lưỡi, họng.
  • Dùng chung đồ, đặc biệt là đồ vệ sinh cá nhân dính dịch cơ thể người bệnh cũng là yếu tố gây bệnh dù nguy cơ thấp.

 

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh:

  • Mắc bệnh xã hội khác.
  • Có nhiều bạn tình cùng lúc, có thói quen tình một đêm, fwb.
  • Cơ địa miễn dịch yếu, sử dụng thuốc chống thải ghép hoặc mắc bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như HIV/AIDS.
  • Người trẻ có độ tuổi dưới 30.
  • Người hút thuốc lá thường xuyên.
  • Trẻ sơ sinh có mẹ mắc sùi mào gà.

 

Sùi mào gà giai đoạn đầu có tự khỏi không?

 

“Sùi mào gà giai đoạn đầu có tự khỏi không?” là câu hỏi của nhiều bạn khi mới chớm bệnh sùi mào gà. Câu trả lời sẽ là Không.

 

Trên thực tế, sùi mào gà dù ở giai đoạn nào, sớm hay muộn thì không thể tự khỏi được. Bạn phải điều trị bệnh bằng các phương pháp Y tế, thực hiện kiêng cữ, phòng tránh các hành vi dẫn đến bệnh thì mới nhanh khỏi và tránh lây lan bệnh cho người khác.

 

Đọc thêm: Điều trị sùi mào gà mất bao lâu – thắc mắc thầm kín của nhiều người

 

Sùi mào gà giai đoạn đầu có gây ngứa không?

 

Sùi mào gà trong giai đoạn đầu hầu như không gây bất cứ khó chịu nào. Bạn sẽ không bị đau hay ngứa.

 

Tuy nhiên, một số trường hợp như cơ địa đề kháng yếu, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, khiến bệnh chuyển sang các giai đoạn sau sớm hơn. Lúc này, nốt sùi to, mọc dày gây các triệu chứng vô cùng nghiêm trọng như ngứa ngáy, đau đớn và khó chịu.

 

Sùi mào gà giai đoạn đầu có nguy hiểm không?

 

Có. Do khó nhận biết và không gây đau đớn nên thông thường sùi mào gà trong giai đoạn đầu rất dễ bị bỏ qua. Điều này khiến người bệnh bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm, khiến bệnh trở nặng hơn. Đồng thời, nhiễm bệnh trong giai đoạn này dù chưa có dấu hiệu gì nhiều nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể lây bệnh cho người khác.

 

Nếu bệnh để lâu không chữa, nốt sùi ngày càng to lên và mọc dày hơn. Bên cạnh đó, chúng cũng rất mỏng manh, dễ vỡ gây lở loét, tạo cơ hội cho viêm nhiễm. Nếu bạn mắc sùi mào gà do HPV 16, HPV 18 thì còn có khả năng gây biến chứng ung thư rất nguy hiểm

 

Do đó, hãy đi khám và điều trị ngay nếu thấy nghi ngờ mắc sùi mào gà nhé!

 

Phương pháp điều trị sùi mào gà giai đoạn đầu

 

Larifan Ungo Trị Sùi Mào Gà

 

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng sùi mào gà còn nhẹ. Do đó, việc điều trị thông thường chỉ là dùng thuốc. Thuốc có cơ chế kháng virus HPV bên trong cơ thể, từ đó nốt sùi dần dần tự loại bỏ về mặt triệu chứng. Một số loại thuốc được áp dụng phổ biến trong trị sùi mào gà giai đoạn đầu là:

 

  • Imiquimod (Aldara)
  • Axit trichloroacetic
  • Interferon
  • 5-fluorouracin
  • Larifan Ungo

 

Mình khuyên bạn nên sử dụng Larifan Ungo bởi đây là phương pháp đầu tiên và duy nhất được cấp phép tại Việt Nam hiện nay có thể trị tận gốc sùi mào gà giai đoạn đầu ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Nếu bạn có nốt sùi nhỏ, Larifan Ungo sẽ giúp bạn khỏi bệnh mà không cần đi phẫu thuật.

 

Một số lưu ý cho bệnh nhân mắc sùi mào gà giai đoạn đầu

 

Khi được chẩn đoán bị sùi mào gà, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tùy vào tình hình bệnh. Mục đích của việc điều trị là phá hủy các u nhú, làm lành tổn thương, ngăn ngừa lây lân và tăng cường miễn dịch tại chỗ cũng như toàn thân để tiêu diệt virus HPV. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

 

Kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

 

Điều trị sùi mào gà là một quá trình lâu dài, cần sự quyết tâm, kiên trì của bệnh nhân. Một liệu trình thuốc bôi thường kéo dài từ 2 – 3 tháng.

 

Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thực hiện bôi thuốc đúng chỉ định để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

 

Rất nhiều bệnh nhân vì không quyết tâm, kiên trì nên khi thấy bệnh có dấu hiệu đỡ là bỏ dở quá trình điều trị. Việc này khiến sùi mào gà có thể tái đi tái lại nhiều lần, trở thành mạn tính với những triệu chứng ngày càng tăng nặng. Thi thoảng sẽ gây ra một số đợt bội nhiễm, làm lét nốt sùi, gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh.

 

Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh

 

Chế Độ Dinh Dưỡng Sinh Hoạt Lành Mạnh

 

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt khoa học sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, sức đề kháng để chống chọi lại với bệnh tật. Theo WHO, chế độ ăn lành mạnh với người trưởng thành bao gồm:

 

  • Ăn quả chín, rau xanh, đậu đỗ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Ít nhất 400gr rau quả mỗi ngày.
  • Đường tự do chỉ được chiếm dưới 10% năng lượng nạp vào hàng ngày, lý tưởng nhất là 5%.
  • Chất béo chiếm dưới 30% nâng lực của khẩu phần ăn. Trong đó chất béo chưa bão hòa tốt hơn chất béo bão hòa.
  • Ăn dưới 5gr muối mỗi ngày và nên sử dụng muối ăn i-ốt.
  • Hạn chế các chất kích thích, đồ ăn sẵn, đồ ăn lên men.

 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện lối sống lành mạnh:

 

  • Ăn ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
  • Không thức khuya quá 11h đêm.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng stress kéo dài.
  • Hãy theo đuổi sở thích của bản thân.
  • Giữ thái độ tích cực để đối diện với các vấn đề trong cuộc sống.
  • Giữ thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày, mỗi ngày ít nhất 30 phút.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

 

Đọc thêm: Top 3 nhóm thực phẩm tốt cho người sùi mào gà

 

Kiêng quan hệ tình dục

 

Kiêng Quan Hệ Tình Dục

 

Trong quá trình điều trị sùi mào gà, bệnh nhân không nên quan hệ tình dục bởi virus HPV có khả năng lây rất nhanh, kể cả khi sử dụng bao cao su bởi bao cao su không thể phủ kín hết được toàn bộ vùng da trong lúc giao hợp. Do đó, bệnh có nguy cơ cao lây nhiễm cho bạn tình hoặc các vùng da lân cận.

 

Mặt khác, khi bị cọ sát mạnh, các nốt sùi rất dễ bị vỡ, gây cảm giác đau đớn, khiến việc quan hệ gặp nhiều khó khăn cũng như giảm hưng phấn tình dục.

 

Tổng kết lại, nếu bạn nghi ngờ mắc sùi mào gà giai đoạn đầu, hãy đi khám để chữa trị sớm để khỏi bệnh sớm, đồng thời tránh được hệ lụy khi bệnh trở nặng. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức giúp ích cho quá trình trị bệnh của bản thân.

 

Nếu bạn đang bị bệnh và đang bối rối không biết làm sao, hãy hỏi ý kiến chuyên gia Y tế để có phương hướng đúng nhất, thông qua:

 

5/5 - (1 bình chọn)

Author

  • Z3529061016669 208C62947D444277D330F03Bbb2170Dc

    Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Giai Đoạn Đầu

Cách nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

332

Nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là rất quan trọng để có khả năng phát hiện sớm bệnh và tăng cơ hội chữa khỏi. Do đó, mỗi người nên nắm được các dấu hiệu này và theo dõi sức khỏe của mình và những...
10 Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung

10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung bạn nên biết để phát hiện sớm và phòng ngừa

342

Nhận biết các dấu hiệu ung thư cổ tử cung là điều quan trọng để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung cần chú ý, kèm theo thông tin về lợi ích của việc...
Nguyên Nhân Ung Thư Cổ Tử Cung

Tổng hợp các nguyên nhân ung thư cổ tử cung và cách phòng tránh

344

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý rất nguy hiểm có tỷ lệ cao ở phụ nữ. Tuy nhiên, khi nắm rõ các nguyên nhân ung thư cổ tử cung và các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này. Cùng...