Mụn cóc Plantar: 7 triệu chứng điển hình, cách chữa trị chuẩn

90 / 100

Mụn Cóc Plantar

 

Mụn cóc Plantar là loại mụn cóc ở lòng bàn chân với đặc trưng là nốt mụn dày và chai cứng. Tuy không quá nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng nhưng khi mụn cóc phát triển gây không ít khó chịu cho bệnh nhân khi đứng, vận động hằng ngày.

 

Bài viết này MK Pharma giúp bạn biết được 7 dấu hiệu sớm của Plantar và phương pháp điều trị tối ưu cho từng trường hợp bệnh nhân ở cuối bài viết.

 

Cùng bắt đầu nhé!

 

Mụn cóc Plantar là gì?

 

Mụn Cóc Plantar Là Gì

 

Mụn cóc Plantar (hay còn được gọi là mụn cóc ở chân) là những nốt mụn nhỏ có bề mặt thô ráp xuất hiện nhiều ở lòng bàn chân, đặc biệt là khu vực chịu nhiều áp lực như gót chân.

 

Theo một nghiên cứu từ năm 2020, Plantar gây ra bởi virus HPV, cụ thể là các tuýp HPV 1, 4, 57, 60, 63, 65 và 66. Các loại virus HPV này gây ra sừng hóa biểu mô da, dẫn đến sinh ra các nốt mụn cóc.

 

HPV có xu hướng phát triển mạnh ở những nơi thường xuyên bị ẩm ướt như xung quanh bể bơi. Chúng có khả năng xâm nhập trực tiếp qua da, nguy cơ sẽ trở nên cao hơn khi mà bạn đi chân đất và có vết xước, vết thương hở ở da.

 

Triệu chứng của mụn cóc dưới lòng bàn chân

 

Các triệu chứng thường gặp của mụn cóc Plantar dưới lòng bàn chân bao gồm:

 

  • Xuất hiện một khối nhỏ và gồ ghề ở dưới bàn chân. Mụn thường ở phần chịu áp lực nhiều nhất ở lòng bàn chân như gót chân chẳng hạn.
  • Nốt mụn cóc có màu trắng hoặc màu trùng với da lòng bàn chân xung quanh.
  • Khu vực mụn cóc khi sờ vào cảm giác khá dày và cứng. Ở giữa nốt sùi có chấm màu đen, bản chất là vệt máu đông.
  • Bàn chân giác gồ lền như giẫm phải hòn đá cuội nhỏ khi đứng.
  • Thay đổi bất thường trong dáng đi.
  • Gây đau hoặc nhức khi vận động hoặc đứng.
  • Đôi khi, Plantar mọc ngược bên dưới bề mặt da, dễ nhầm lẫn như vết chai chân.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh mụn cóc ở lòng bàn chân

 

Vết Thương Hở, Vết Trầy Ở Bàn Chân Là Yếu Tố Làm Tăng Nguy Cơ Mắc Mụn Cóc Lòng Bàn Chân
Vết thương hở, vết trầy ở bàn chân là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mụn cóc lòng bàn chân.

 

Mụn cóc Plantar do virus HPV gây ra. Cụ thể là các tuýp HPV 1, 4, 57, 60, 63, 65 và 66 gây sừng hóa biểu mô vùng da. Hình thành nên các nốt mụn cóc dưới bàn chân.

 

Mụn cóc bàn chân thường gây ra bởi virút HPV qua vết trầy xước hoặc vết thương hở trên da. Nếu người nào có cơ địa miễn dịch kém, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn.

 

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn hãy đi khám nếu bạn đang ở trong trường hợp sau:

 

  • Nốt mụn cóc chảy máu, phát triển và lan rộng không kiểm soát.
  • Cảm giác đau ở vùng mụn cóc gây cản trở khi đứng, vận động.
  • Bị bệnh nền tiểu đường, các bệnh về hệ miễn dịch như HIV/AIDS hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Nghi ngờ tổn thương có phải mụn cóc Plantar hay là một bệnh khác.

 

Chẩn đoán mụn cóc Plantar

 

Chẩn Đoán Mụn Cóc Plantar

 

Nếu bạn nghi ngờ mắc mụn cóc Plantar, bạn nên gặp bác sĩ để khám. Thông qua các triệu chứng, bệnh sử của bạn, bác sĩ sẽ đánh giá được bạn có phải mắc bệnh này hay không và tình trạng như thế nào.

 

Khi đã có chẩn đoán, bác sĩ sẽ giúp bạn có phương án điều trị phù hợp nhất theo tình trạng của từng bệnh nhân.

 

Điều trị mụn cóc Plantar ở bàn chân

 

Điều Trị Mụn Cóc Plantar Ở Bàn Chân

 

Chỉ có một số ít trường hợp, mụn cóc Plantar sẽ tự biến mất. Phần lớn trường hợp phải điều trị Y tế thì mới khỏi bệnh được.

 

Dưới đây là cụ thể các phương pháp chữa trị thường được áp dụng cho Plantar:

 

  • Axit salicylic: Đây là chất khi chấm vào mụn cóc có thể “đốt cháy” nốt nhú này, loại bỏ Plantar ra khỏi cơ thể.
  • Áp lạnh: Bác sĩ sử dụng nitơ lỏng chấm vào nốt mụn cóc. Nhiệt độ thấp làm phá hủy các mô của nốt mụn, từ đó mụn cóc Plantar sẽ bị loại bỏ.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp loại bỏ ngay lập tức nốt mụn cóc về mặt triệu chứng trong trường hợp Plantar lan rộng.
  • Đốt mụn cóc: Bác sĩ dùng điện hoặc tia laser đốt cháy nốt mụn cóc, ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng về mặt triệu chứng
  • Thuốc bôi: Thuốc bôi trị mụn cóc như Larifan Ungo tiêu diệt mầm bệnh HPV, ngăn chặn tái phát. Thuốc phù hợp cho đối tượng sau khi cắt sùi hoặc điều trị tại nhà cho đối tượng mắc mụn cóc Plantar nhẹ.

 

Phòng tránh mụn cóc dưới lòng bàn chân

 

Để có thể hạn chế nguy cơ nhiễm mụn cóc dưới lòng bàn chân, hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

  • Tiêm vắc xin HPV để tạo kháng thể phòng tránh mụn cóc Plantar hiệu quả.
  • Nên đi dép khi đi vào những nơi có sàn ẩm ướt như xung quanh bể bơi.
  • Không đi chung giày dép, bít tất với người khác
  • Nếu đã mắc mụn cóc, nên che vết thương bằng băng gạc để tránh nguy cơ lây lan.

 

Vậy bạn đã đọc xong bài viết rồi! Hy vọng với các thông tin trên đã giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình phát hiện và điều trị Mụn cóc Plantar. Chúc bạn mau khỏe!

Đánh giá bài viết post

Author

  • Z3529061016669 208C62947D444277D330F03Bbb2170Dc

    Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Cách Dùng Rtro-V

Cách dùng RTRO-V Film Forming Emulsion trong điều trị loại bỏ HPV âm đạo

77

Cách dùng RTRO-V loại bỏ HPV âm đạo đúng cách và mang lại hiệu quả cao nhất. Góp phần phòng ngừa những thương tổn và nguy cơ biến chuyển thành ung thư. Cùng tìm hiểu cách dùng qua bài viết sau để nắm được cách sử dụng RTRO-V đúng cách....
Xét Nghiệm Pap Và Hpv

Tầm quan trọng xét nghiệm Pap và HPV đối với phụ nữ sau 30 tuổi

102

Xét nghiệm Pap và HPV là hai phương pháp quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là khi họ đạt độ tuổi 30. Việc thực hiện xét nghiệm định kỳ giúp phát hiện sớm virus HPV và phòng ngừa...
Rtro-V Là Gì

Rtro-V là gì? Sử dụng Rtro-V có an toàn không?

104

Rtro-V là gì? Sử dụng có an toàn không là câu hỏi mà rất nhiều độc giả thắc mắc. Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc về tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm đào thải HPV. Giúp độc giả có thể hiểu sâu hơn...