Sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không? 6 cách trị phổ biến nhất
Sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không? Câu trả lời là: Có. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau giúp bạn có nhiều lựa chọn trong trị sùi mào gà ở lưỡi.
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ tới bạn:
- Các dấu hiệu bệnh giúp bạn có thể biết được thực sự bản thân có bị sùi mào gà ở lưỡi hay không.
- Các nguyên nhân bệnh để có hướng xử trí phù hợp nhất
- Review 6 cách trị bệnh sùi mào gà ở lưỡi phổ biến nhất
Cùng MK Pharma review ngay nhé!
Nội dung bài viết
Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà là tác nhân gây ra những nốt sần sùi ở bề mặt và cuống lưỡi. Thông thường, trong giai đoạn đầu, dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi rất khó để nhận ra.
Những nốt sùi mào gà lưỡi thường có màu trắng hoặc trắng hồng, có những nốt nhỏ li ti bên trong, khá gồ ghề và lồi lõm. Nốt sùi có thể mọc lẻ tẻ hoặc đi theo từng mảng. Chúng có hình dạng giống cái mào gà hoặc hoa súp lơ. Khi ấn vào giữa vào sẽ có mủ tiết ra.
Trên thực tế, người bệnh khi mang nốt sùi ở lưỡi thường thấy khó chịu, ngứa ngáy và vướng víu ở vùng bị tổn thương. Điều này gây cản trở việc ăn uống khiến người bệnh không còn ăn ngon miệng, đau rát khi ăn và nuốt. Thậm chí việc uống nước cũng khó khăn.
Nếu để lâu không điều trị, nốt sùi mào gà sẽ càng to lên và lan rộng, gây mất thẩm mỹ, các triệu chứng trên trở nên càng nghiêm trọng hơn, tệ nhất là dẫn đến ung thư. Điều này gây ra ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi là do virus HPV gây nên tạo những vết tổn thương sần sùi. Chúng có thời gian ủ bệnh rất lâu (lên từ 2 – 9 tháng), đến khi phát bệnh lây lan rất nhanh. Nếu không chữa trị đúng và kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh sùi mào gà ở lưỡi là do quan hệ tình dục đường miệng không an toàn, hoặc hôn nhau bằng miệng với người lạ.
Bên cạnh đó, việc sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân như: bàn chải đánh răng, cốc, khăn mặt với người khác cũng là nguyên nhân lớn khiến lây nhiễm chéo bệnh sùi mào gà ở lưỡi nhưng chiếm tỉ lệ thấp.
Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc HPV hơn so với người bình thường, theo nghiên cứu đã được chứng minh.
Sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không? 6 phương pháp trị phổ biến nhất hiện nay
Sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không? Câu trả lời là “Có”. Hiên nay có tổng cộng 6 cách giúp bạn trị bệnh sùi mào gà ở lưỡi. Trong đó có 5 phương pháp sử dụng thủ thuật ngoại khoa và phương pháp sử dụng thuốc để trị căn nguyên bệnh từ bên trong:
Phương pháp trị sùi mào gà ở lưỡi bằng thủ thuật ngoại khoa
Đây là các phương pháp áp dụng trong trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Khi đó, các nốt sùi đã to và lan rộng, phải xử lý nhanh chóng.
Lưu ý: Do là phương pháp ngoại khoa, tức là cắt bỏ các nốt sùi, virus HPV vẫn còn đó trong cơ thể. Người bệnh sau khi thực hiện thủ thuật vẫn phải kết hợp dùng thuốc để loại bỏ virus trong cơ thể, tránh tái phát các nốt sùi.
Các thủ thuật thường được sử dụng để trị sùi mào gà ở lưỡi như sau:
- Đốt điện: Dùng dòng điện cắt bỏ phần bị tổn thương. Tuy nhiên, đây là phương pháp có nhiều biến chứng nên hiếm khi được sử dụng.
- Đốt laser: Dùng tia laser để cắt nốt sùi ở lưỡi. Bệnh nhân kết hợp dùng thuốc để tránh tái phát.
- Áp lạnh: Dùng liệu pháp Nito lỏng để tách vết sùi ra khỏi lưỡi. Đây là cách chữa sùi mào gà ở lưỡi bằng “dao kéo” khả quan nhất với 60-90% bệnh nhân đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, do phương pháp này không tác động tới virus nên có thể bị tái phát lại.
- Phác đồ PDT: Dùng tia ánh sáng tách bỏ vết tổn thương do sùi mào gà ở lưỡi. Bên cạnh đó, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc để tránh tái phát.
- Phẫu thuật: Áp dụng trong trường hợp tổn thương đã quá lớn và lan rộng, cần được loại bỏ kịp thời khỏi cơ thể.
Trị sùi mào gà lưỡi bằng thuốc
Phương pháp bền vững và chắc chắn nhất trong trị sùi mào gà ở lưỡi cũng như bệnh sùi mào gà nói chung là dùng thuốc đặc trị virus HPV.
Các loại thuốc trị sùi mào gà ở lưỡi có đặc tính giúp tiêu diệt, ức chế virus gây bệnh từ bên trong cơ thể. Trị từ bên trong tức là chữa đúng vào tác nhân của bệnh, giúp ngăn chặn các nguy cơ tái phát.
Một số loại thuốc thường thấy trong trị sùi mào gà ở lưỡi như: Interferon alpha – 2b, Inosine pranobex, Cidofovir, Larifan Ungo…
Trong số các loại thuốc trên, mình khuyên bạn nên sử dụng Larifan Ungo bởi đây là cách chữa sùi mào gà ở lưỡi tại nhà đầu tiên và duy nhất có thể trị tận gốc mà không cần phải đi phẫu thuật.
Trên đây là câu trả lời của MK Pharma cho câu hỏi Sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không? Hy vong bạn đã được giải đáp đầy đủ. Nếu còn thắc mắc gì thêm và cần hỗ trợ trong dùng thuốc trị sùi mào gà ở lưỡi, liên hệ ngay với chuyên gia qua: