Xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào? 3 cách cần chú ý
Sùi mào gà ở lưỡi không chỉ làm biến dạng về mặt thẩm mỹ, gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt mà còn gây ra nhiều biến chứng rất hệ lụy nếu để lâu. Do đó, trong thời gian gần đây MK Pharma nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc về: “Xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào?” để có thể chẩn đoán được bệnh sớm.
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ tới bạn các phương pháp xét nghiệm cùng các cách chẩn đoán sùi mào gà ở các bệnh viện thường làm hiện nay.
Cùng bắt đầu nhé!
Nội dung bài viết
Sùi mào gà ở lưỡi là do đâu?
Biết rõ được nguồn gốc bệnh sùi mào gà ở lưỡi là phương pháp đầu tiên giúp bạn biết được bệnh của mình là do đâu, bên cạnh đó loại trừ các sai sót do tự chẩn đoán mà ra.
Sùi mào gà ở lưỡi được biết đến với tác nhân gây bệnh là virus HPV. Đặc trưng nhất của bệnh là những nốt u nhú, các nốt sần sùi xuất hiện ở cuống và dưới lưỡi.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi phổ biến nhất là do:
Quan hệ bằng miệng (Oral Sex)
Cuộc sống hiện đại, tư tưởng tình dục của nhiều người trở nên thoáng hơn, đặc biệt là các bạn trẻ. Tình trạng Fwb (Bạn tình), Ons (Tình một đêm) càng ngày càng nhiều, thậm chí, một người có thể có nhiều bạn tình khác nhau.
Do đó, bệnh xã hội, trong đó có sùi mào gà ở lưỡi cũng tăng lên rất mạnh mẽ. Theo nhiều nghiên cứu, khi quan hệ tình dục với nhiều người, nguy cơ mắc HPV qua đường miệng được tăng tới 20%.
Hút thuốc
Tưởng chừng không liên quan nhưng khi người bệnh khi hút thuốc, virus HPV sẽ theo khói lây nhiễm sang những người khỏe mạnh. Đây cũng là một nguyên do gây bện sùi mào gà ở lưỡi.
Theo nghiên cứu, người hút thuốc có nguy cơ mắc HPV tuýp 16 (loại virus có thể gây biến chứng ung thư) cao hơn người bình thường.
Hôn nhau
Hôn nhau với người bị mắc sùi mào gà, đặc biệt là sùi mào gà ở lưỡi, miệng, họng là tạo nguy cơ khiến HPV lây truyền từ người ngày sang người khác..
Dùng chung vật dụng cá nhân
Dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người khác như bàn chải, khăn mặt, cốc,… cũng một nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà ở lưỡi.
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở lưỡi khá lâu, từ 2 – 9 tháng. Bên cạnh đó, ở giai đoạn đầu, triệu chứng của chúng khá giống với bệnh nhiệt hay các bệnh thông thường khác. Do vậy, để tránh điều trị nhầm, nhiều bạn có nhu cầu muốn biết đến xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào?
Chẩn đoán dựa trên xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào?
Trước hết, để có một cuống chẩn đoán thành công, bạn cần phải đến những cơ sở uy tín. Những cơ sở y tế uy tín mà bạn có thể tin tưởng đã được MK Pharma tổng hợp trong bài viết: Khám sùi mào gà lưỡi ở đâu? TOP 7 địa chỉ uy tín và tốt nhất tại VN.
Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm được tách ra ở nốt sần trên lưỡi hoặc xét nghiệm nước bọt là cơ sở giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có mắc sùi mào gà hay không.
Để xác định nguyên căn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm HPV. HPV genotype là xét nghiệm được áp dụng phổ biến hiện nay trong chẩn đoán bệnh nhân có bị sùi mào gà ở lưỡi hay không.
Phương pháp này thực hiện bằng kỹ thuật PCR hoặc lai màng giúp xác định chủng HPV cụ thể của bệnh nhân. Hiện nay, có tới khoảng 200 chủng HPV được khám phá. Bệnh sùi mào gà 90% do HPV chủng 6 và 11 gây ra.
Nếu sùi mào gà ở lưỡi do virus HPV tuýp 16, 18 thì có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng. Còn các chủng HPV cao như HPV tuýp 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68 là tác nhân gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Các phương pháp chẩn đoán sùi mào gà ở lưỡi hiện nay
Như đã đề cập ở trên, sùi mào gà ở lưỡi ủ bệnh trong thời gian rất lâu. Trong khi đó, sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu rất giống với nhiệt hoặc các bệnh thông thường khác.
Do đó, chúng gây nhiều khó khăn trong nhận biết và điều trị. Một số phương pháp được sử dụng để nhận biết sùi mào gà ở lưỡi thường được áp dụng trong bệnh viện như sau:
Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng
Dựa trên các dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi gặp phải, bác sĩ có thể xác định bệnh nhân có thực sự mắc bệnh này hay không. Các triệu chứng điển hình của sùi mào gà như sau:
Nếu trước đây đã nhầm lẫn với nhiệt miệng, nốt sùi khi bôi thuốc chữa nhiệt miệng không những không khỏi mà còn lớn hơn.
Nốt sần do sùi mào gà ở lưỡi có màu trắng hồng và có những nốt li ti. Khi chạm vào nốt sần có dịch rỉ, khiến người bệnh bị đau khi nuốt và tê vùng lưỡi miệng.
Chẩn đoán sùi mào gà ở lưỡi bằng xét nghiệm
Dựa theo kết quả xét nghiệm bệnh phẩm, xét nghiệm HPV mà MK Pharma đã đề cập ở trên, bác sĩ sẽ xác định được nốt sần đó có phải là sùi mào gà hay không.
Bên cạnh đó, trong xét nghiệm HPV genotype, bác sĩ còn biết HPV gây bệnh cho thuộc tuýp nào, có nguy hiểm không để có phương hướng điều trị tốt nhất.
Chẩn đoán phân biệt
Một kỹ thuật khác được áp dụng trong chẩn đoán sùi mào gà ở lưỡi đó là chẩn đoán phân biệt.
Lý do là bởi, bệnh sùi mào gà ở lưỡi, đặc biệt trong giai đoạn đầu rất dễ nhầm với các bệnh khác. Ví dụ như:
- Giang mai
- U mềm lây
- Ung thư tế bào gai, tiền ung thư Bowen
- Liken phẳng…
Phương pháp điều trị sùi mào gà ở lưỡi như thế nào?
Bệnh sùi mào gà ở lưỡi phải được xét nghiệm và chẩn đoán sớm để có phương án điều trị kịp thời. Nếu để lâu, bệnh diễn tiến nặng, gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bạn sẽ được tư vấn trị virus bằng thuốc bằng kem bôi hoặc đường uống. Nếu nốt sùi đã to và diễn tiến mạnh, phương pháp phẫu thuật ngoại khoa được áp dụng, sau đó bệnh nhân tiếp tục trị nguyên căn bệnh bằng thuốc.
Mình khuyên bạn nên sử dụng Larifan Ungo bởi đây là phương pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay được phép lưu hành tại Việt Nam có thể trị tận gốc bệnh sùi mào gà ở lưỡi và các bộ phận khác trên cơ thể.
Sau điều trị, người bệnh nên cần chú ý các biện pháp phòng tránh như: Quan hệ tình dục an toàn chỉ 1 bạn tình, tránh hoặc hạn chế quan hệ bằng miệng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ,… để tránh tái phát bệnh.
Trên đây mình đã trả lời cho các bạn câu hỏi: Xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào và chia sẻ tới bạn các phương pháp chẩn đoán mà các bệnh viện thường thực hiện cho bệnh nhân sùi mào gà ở lưỡi. Hy vọng các bạn đã có những thông tin cần thiết giúp ích cho quá trình khám và điều trị của mình.