Bệnh sùi mào gà ở môi: 12+ hình ảnh triệu chứng, cách trị

Sùi mào gà ở môi

 

Sùi mào gà là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Chúng không chỉ xuất hiện ở vùng sinh dục như chúng ta thường biết mà còn ở nhiều bộ phận khác. Sùi mào gà ở môi là một ví dụ điển hình, vị trí này gây mất thẩm mỹ cho cả khuôn mặt, khiến người bệnh vô cùng mặc cảm, tự ti.

 

Bên cạnh đó, bệnh còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy và biến chứng nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời. Vậy dấu hiệu chúng như thế nào, hình ảnh của bệnh ra sao, cách trị nào là hiệu quả nhất?

 

Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây:

 

Bệnh sùi mào gà ở môi là gì?

 

Sùi mào gà ở môi là hiện tượng xuất hiện các nốt sùi, nốt u nhú tại môi do virus HPV gây ra. Đây là căn bệnh phổ biến, dễ lây nhiễm ở mọi độ tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn cho đến người già.

 

Bệnh được ghi nhận nhiều ở người đã có phát sinh quan hệ tình dục, đặc biệt là đối tượng có tiền sử tình dục phức tạp hoặc đã mắc các bệnh xã hội khác.

 

Đa phần người mắc sùi mào gà môi trong giai đoạn sớm thường dễ bị nhầm với nhiệt miệng hoặc các bệnh lý răng miệng thông thường khác. Đến khi bệnh đã phát triển, gây ra những triệu chứng rõ nét với các tổn thương giống như súp lơ hay cái mào gà thì mới phát hiện, làm bỏ lỡ “cơ hội vàng” chữa trị bệnh ngay từ sớm.

 

Ở các phần sau, MK Pharma sẽ giúp bạn phát hiện được các triệu chứng, hình ảnh đặc trưng nhất về sùi mào gà ở môi và cách phân biệt chúng với nhiệt miệng.

 

Triệu chứng thường gặp của sùi mào gà ở môi theo từng giai đoạn

 

Triệu chứng thường gặp của sùi mào gà ở môi theo từng giai đoạn

 

Sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu

 

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở môi cũng tương đối dài, từ 2 – 9 tháng, vì vậy người bệnh thường không biết rằng mình đã mắc bệnh cho đến khi triệu chứng của bệnh khởi phát.

 

Thời gian đầu sau khi phát bệnh, trên môi xuất hiện những mụn nhỏ li ti hoặc xuất hiện những mảng có màu trắng, thường không đau. Triệu chứng này thường bị bỏ qua do không để ý hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như nhiệt miệng

 

Giai đoạn phát triển

Các nốt mụn có lớn dần lên, mọc quây lai nhìn trông giống mào gà. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy viền môi và vùng da xung quanh môi, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn.

 

Giai đoạn nặng

Khi các nốt sùi lây lan và phát triển sẽ gây sưng và tê môi. Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở cả vùng xung quanh môi và miệng, kể cả xương hàm. Lúc này các nốt sùi rất dễ vỡ gây đau đớn và chảy máu, tạo cơ hội cho viêm nhiễm xâm nhập và biến chứng thành những bệnh nguy hiểm khác.

 

Đọc thêm: Dấu hiệu sùi mào gà ở các bộ phận, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

 

Hình ảnh sùi mào gà ở môi đặc trưng nhất

 

 

Nguyên nhân gây sùi mào gà môi

 

nguyên nhân gây sùi mào gà ở môi

 

Bệnh sùi mào gà ở môi là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Đây là loại virus tốc độ lây lan nhanh, và lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau:

 

  • Quan hệ tình dục bằng miệng (Oral Sex): Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sùi mào gà ở môi. Nếu “đối tác” có nốt sùi ở bộ phận sinh dục mà bạn chạm môi vào khi quan hệ, virus sẽ từ đó lây nhiễm sang bạn gây sùi mào gà.
  • Hôn với người bị sùi mào gà: Hôn, đặc biệt là hôn mở miệng kiểu Pháp với người sùi mào gà cũng là một nguyên nhân lớn gây lây truyền sùi mào gà môi từ người bệnh qua người lành. Nguy cơ còn gia tăng đáng kể nếu người nhận virus có vết thương vùng môi miệng.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân (nguy cơ thấp): Hành vi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người sùi mào gà như bàn chải đánh răng, dao cạo râu,… cũng là nguy cơ lây nhiễm bởi những đồ vật này có bám dịch cơ thể của người bệnh.
  • Từ mẹ sang con: Nếu mẹ bầu có nốt sùi mào gà ở vùng kín, cổ tử cung thì khi trẻ được sinh thường dễ có sự tiếp xúc giữa con và nốt sùi gây ra lây nhiễm.

 

Phân biệt sùi mào gà ở môi với nhiệt miệng

 

Sùi mào gà ở môi thường rất dễ nhầm với nhiệt miệng. Đã có nhiều  trường hợp do nhầm lẫn mà bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm, khiến bệnh lâu khỏi hơn, tốn nhiều chi phí hơn.

 

Nhiệt miệng là triệu chứng nổi các mụn nước, bề mặt trơn, tuyệt đối không sần sùi gây ra bởi thói quen ăn uống cay nóng hoặc do thời tiết nóng bức. Các nốt mụn này có bờ đỏ xung quanh, thường gây đau khi chạm vào hoặc khi ăn uống. Bệnh này sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày nếu cải thiện chế độ ăn uống nhiều rau xanh, bổ sung nước và vitamin C.

 

Phân biệt sùi mào gà ở môi với nhiệt miệng
Sự khác biệt giữa nhiệt miệng (ảnh trái) và sùi mào gà ở môi (ảnh phải)

 

Ngược lại, sùi mào gà ở môi giai đoạn sớm thường không gây đau, sần sùi tổn thương không có bờ đỏ như nhiệt miệng. Nếu bị nhầm và điều trị với thuốc nhiệt miệng thì không khỏi, thậm chí còn to hơn theo thời gian.

 

Kể cả khi không phân biệt được, nếu bạn thấy nốt mụn ở môi sau 7 – 10 ngày không khỏi, hãy đến bệnh viện khám để có kết luận và phương hướng điều trị chuẩn nhất.

 

Sùi mào gà ở môi có nguy hiểm không? Các hệ luy, biến chứng của bệnh

 

Sùi mào gà ở môi để lâu không chữa sẽ gây ra một loạt các hệ lụy  và biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý cũng như cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Cụ thể như sau:

 

  • Vết thương lan rộng gây nhiễm trùng, tạo cơ hội cho các ổ viêm nhiễm phát triển.
  • Sùi mào gà ở môi do HPV tuýp 16 hoặc 18 có nguy cơ biến chứng bệnh thành ung thư vùng miệng đặc biệt nguy hiểm và khó chữa.
  • Sùi mào gà ở môi phát triển và lan rộng gây mất thẩm mỹ, tạo cho người bệnh tâm lý mặc cảm, tự ti nặng nề. Người xung quanh xa lánh, dị nghị bởi đây là một bệnh xã hội dễ lây.
  • Gây khó chịu khi nói, ăn uống hằng ngày.
  • Làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người xung quanh, đặc biệt là vợ con, bạn tình,…

 

Chẩn đoán sùi mào gà ở môi

 

Chẩn đoán sùi mào gà

 

Bên cạnh chẩn đoán thông qua triệu chứng bệnh, khi đi khám, bác sĩ sẽ còn có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm để có chẩn đoán được chính xác hơn. Một số kỹ thuật có thể được áp dụng như:

 

  • Xét nghiệm axit axetic
  • Xét nghiệm miễn dịch
  • Xét nghiệm hóa sinh tế bào
  • Sinh thiết mô bệnh phẩm

 

Cách điều trị sùi mào gà ở môi

 

Khi có dấu hiệu bất thường, tốt nhất bạn hãy đến các cơ sở y tế để có được chẩn đoán chuẩn nhất để có hướng điều trị đúng, tránh để lâu bệnh tiến triển nặng sẽ khó khăn trong quá trình điều trị.

 

Có 2 phương pháp chính giúp điều trị sùi mào gà ở môi, bao gồm: Điều trị bằng thuốc và điều trị kết hợp ngoại khoa với thuốc

 

Điều trị bằng thuốc

 

Larifan Ungo trị sùi mào gà

 

Đây là phương pháp áp dụng dành cho bệnh nhân có nốt sùi nhỏ, chưa lan rộng. Thuốc tác động đến trực tiếp tới mầm bệnh, tức là loại bỏ virus HPV gây sùi mào gà ra khỏi cơ thể. Khi lượng virus  trong cơ thể giảm dần, nốt sùi cũng giảm dần kích thước và biến mất hẳn.

 

Mình khuyên bạn nên sử dụng Larifan Ungo bởi đây là phương pháp đầu tiên và duy nhất được cấp phép tại Việt Nam hiện nay có thể trị tận gốc bệnh sùi mào gà ở môi và các bộ phận khác trên cơ thể. Nếu bạn có nốt sùi nhỏ, Larifan Ungo sẽ giúp bạn khỏi bệnh mà không cần đi phẫu thuật.

 

Phương pháp điều trị kết hợp giữa thủ thuật ngoại khoa và thuốc

 

trị sùi mào gà bằng phẫu thuật

 

Với trường hợp bệnh nặng, các nốt sùi lớn và cần loại bỏ nhanh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cân nhắc áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa. Phương pháp điều trị sùi mào gà ở môi bằng ngoại khoa phổ biến hiện nay là: đốt điện, đốt laser, áp lạnh,… để khắc phục nhanh chóng về mặt triệu chứng.

 

Tuy nhiên, việc cắt sùi chỉ tác động về mặt triệu chứng, HPV vẫn còn tồn tại trong cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ tái phát. Do đó, sau khi cắt sùi, bệnh nhân được khuyến cáo tiếp tục điều trị bằng thuốc để khỏi hẳn bệnh.

 

Phòng tránh sùi mào gà ở môi

 

Sùi mào gà ở môi có thể phòng tránh được nếu bạn thực hiện các biện pháp sau:

 

  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ kỹ càng khi quan hệ tình dục, đặc biệt là với người lạ. Không quan hệ tình dục bằng miệng, chỉ thực hiện tư thế này khi bạn chung thủy với 1 bạn tình và cả hai người đều khỏe mạnh và không có bệnh.
  • Không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, khăn mặt với người khác.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh răng miệng chuyên dụng.
  • Ăn uống đủ chất, sinh hoạt lành mạnh, tập luyện hằng ngày để tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch chông chọi bệnh tật.
  • Khám sức khỏe toàn thân định kỳ 6 tháng/lần phát hiện sớm bệnh (nếu có) để kịp thời chữa trị.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về hình ảnh triệu chứng, nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở môi và cách chữa trị chuẩn nhất. Nếu bạn đang nghi ngờ mình đang mắc bệnh này và đang cần sự trợ giúp, hãy liên hệ chuyên gia Y tế của MK Pharma qua Hotline: 0901 234 244 hoặc Chat Zalo để nhận tư vấn phương hướng điều trị phù hợp với trường hợp của bản thân nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Author

  • Xin chào, tôi là ThS. Dược sĩ Võ Thị Tuyết Mai. Với trên 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các loại thuốc trị bệnh, tôi hy vọng thông qua các bài viết sẽ giúp các bạn có những lời khuyên phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chia sẻ bài viết này

Tin tức liên quan

Để tử cung khoẻ mạnh thì nữ giới nên hạn chế ăn đồ cay

Phụ nữ nên kiêng ăn gì để tử cung khoẻ mạnh?

8673

Để có một tử cung khoẻ mạnh, phụ nữ cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, Canxi, các chất chống oxy hoá và acid béo omega-3. Ngoài chế độ ăn lý tưởng, phụ nữ nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để tử...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới

7 CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN NỮ GIỚI

8688

Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ là chủ động lắng nghe cơ thể mình. Và không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dù là nhỏ nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn với những lưu ý quan...
chế độ dinh dưỡng cho tử cung

TOP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP TỬ CUNG KHOẺ

8651

Tử cung khoẻ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và “thiên chức làm mẹ” của người phụ nữ. Do đó, chăm sóc và duy trì sức khỏe của tử cung là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài thăm khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng cũng góp...